5. Cấu trúc luận văn
3.3. Thời gian và không gian nghệ thuậ t
3.3.2. Không gian nghệ thuật
Không gian nghệ thuật là không gian đã được cảm nhận và thể hiện qua lăng kính chủ quan của người nghệ sĩ. Không gian nghệ thuật không đồng nhất với không gian hiện thực khách quan. Qua không gian thực, nó phản ánh
điều ngoài nó, đó là cách nhìn, cách cảm, tâm trạng, suy nghĩ của con người, của nhân vật trữ tình.
Cũng như thời gian, đặc điểm chủ yếu của không gian nghệ thuật trong thơ lục bát Nguyễn Bính là tính ước lệ, đồng thời mang vẻ chân thực
đến cổđiển, giàu sức tượng trưng, điển hình, hàm súc, cô đọng - đó là không gian nghệ thuật của tâm tưởng, của mộng tưởng. Không gian nghệ thuật này gói gọn trong những chất liệu quen thuộc của nông thôn gia trưởng hàng nghìn năm nay: ruộng dâu, ao bèo, giếng thơi, hoa cải vàng, bươm bướm trắng, những cô thôn nữ chăn tằm dệt lụa, những mẹ già tất bật sớm khuya,… rồi mỗi năm một lần Tết đến, mấy ngày hội lễ, vài đêm hát chèo xôn xao thôn xóm - những điều đó tưởng thơ ca bao đời nay đã khai thác đến cạn kiệt. Nguyễn Bính đi vào thế giới ấy theo con đường riêng của mình, tác giả không
ham sử dụng nhiều chi tiết, thường thì với số lượng câu chữ ngắn gọn nhất, nhà thơ muốn gợi tả nhiều nhất về không gian, vì thế thơ phải có sức cô đọng, các hình ảnh phải có ý nghĩa tượng trưng, điển hình để gây được ấn tượng mạnh nhất cho người đọc. Trên con đường ấy, tác giả trở về với những ước lệ
dân gian vẫn dùng: hương sen của mùa hạ, giời cao gió cả giăng như ban ngày của mùa thu,… Những hình ảnh này lại thường rất đẹp, thơ mộng, bởi nhà thơ chỉ chọn những ấn tượng, những kỷ niệm thiêng liêng lắng đọng trong ký ức con người về một miền quê lý tưởng, mang vẻ đẹp cố hữu của nông thôn Việt Nam, gần gũi với mọi con người, mọi thời đại. Có khi một bài thơ
chỉ cần thấp thoáng vài chi tiết cũng đủ sức gợi lên bóng dáng cả gia đình thương nhớ và quê hương mến yêu:
Con đi năm ấy tháng tư
Lúa chiêm xấp xỉ giỗ từ thang ba Con đi quạnh cửa quạnh nhà Cha già đập lúa, mẹ già giũ rơm
(Thư gửi thày mẹ)
Không gian làng quê hiện lên gần gũi, đơn sơ qua hình ảnh những căn nhà nhỏ, những mái nhà gianh “Một gian nhà nhỏ đi về có nhau” (Thời trước), không gian nhỏ hẹp, giản dị nhưng lại vô cùng ấm cúng, quấn quýt yêu thương. Rồi không gian ngõ xóm, thôn làng, những đơn vị hành chính nhỏ nhất, nơi gắn kết những tình cảm đáng quý của người dân quê:
Có cô lối xóm hàng năm Trồng dâu tốt lá, chăm tằm ươm tơ (Đàn tôi) Đôi ta cùng ở một làng Cùng đi một ngõ, vội vàng chi anh (Chờ nhau)
Không gian làng quê trong thơ Nguyễn Bính còn gắn liền với hình
làng” (Chân quê), “Nhưng đây cách một đầu đình - Có xa xôi mấy mà tình xa xôi” (Tương tư). Và nói về không gian nghệ thuật trong thơ Nguyễn Bính, chúng ta không thể không nhắc đến không gian mảnh vườn. Nếu đem so sánh, sẽ thấy rõ, loại không gian này có tần số xuất hiện nhiều hơn hẳn, và đương nhiên, nó mang nhiều ý nghĩa mà thi nhân gửi gắm. Không gian mảnh vườn
được gắn với nhiều định ngữ khác nhau và tần suất xuất hiện khác nhau: vườn chè (3 lần), vườn dâu (7 lần), vườn cam (4 lần), vườn lê (2 lần),… Bên cạnh
đó là hình ảnh vườn cũ, vườn nhà, vườn chanh, vườn xuân,… Với một người mang nặng tình quê như Nguyễn Bính, việc nhắc đến và miêu tả những mảnh vườn không phải là điều đáng ngạc nhiên. Phải thấy rằng, hình ảnh những mảnh vườn được lặp đi lặp lại nhiều lần, trở thành một biểu tượng thân quen và có sức ám ảnh lớn trong thơ Nguyễn Bính. Đó là không gian chân thật, hiện hữu trong cuộc sống thực. Mảnh vườn là nơi gắn bó với đời sống sinh hoạt hàng ngày: “Nhà tôi có một vườn dâu - Có giàn đỗ ván, có ao cấy cần” (Nhà tôi), là nơi chứng kiến những hạnh phúc đơn sơ, bình dị của người dân quê, những mối tình thơ mộng: “Đêm nay mới thật là đêm - Ai đem giăng sáng giãi lên vườn chè” (Thời trước), là nơi gửi gắm ước mong gìn giữ bản sắc dân tộc: “Hoa chanh nở giữa vườn chanh - Thày u mình với chúng mình chân quê” (Chân quê).
Một trong những không gian đặc thù của làng quê - nơi lưu giữ những truyền thống tốt đẹp của văn hóa dân tộc là không gian lễ hội, đình đám, hội hè. Hàng năm, có lẽ không làng quê Việt Nam nào lại không mở hội làng, quy mô nhỏ thì một ngày, quy mô lớn thì nhiều ngày, nhất là những năm được mùa, đời sống người dân no đủ. Hội làng thường được tổ chức vào mùa xuân, mùa của đất trời giao hòa, mùa của thiên nhiên tươi tốt, mùa của lòng người hân hoan. Đây chính là dịp gặp gỡ, hội tụ của người dân quê quanh năm đầu tắt mặt tối. Có thể nói, hội làng như mạch nước ngầm xuyên thời gian, bừng chảy tràn trề trong đời sống vật chất, tinh thần và tâm linh người Việt chúng
ta từ ngàn đời nay. Và không gian văn hóa mang tính cộng đồng sâu sắc ấy hiện lên trong thơ Nguyễn Bính rất chân thực, sinh động:
Hội làng còn một đêm nay Gặp em còn một lần này nữa thôi Phường chèo đóng Nhị Độ Mai Sao em lại đứng với người đi xem Mấy lần tôi muốn gọi em
Lớp Mai Sinh tiễn Hạnh Nguyên sang Hồ
(Đêm cuối cùng)
Bên cạnh không gian hiện thực này, xuất hiện trong thơ Nguyễn Bính còn có một loại không gian khác - không gian mộng tưởng. Không gian này không phổ biến nhưng phản ánh rất chân thực tâm trạng của nhân vật trữ tình. Không gian này phần lớn được hình thành trong cảm nhận của người xa quê,
được thêu dệt bởi những kỷ niệm, những ấn tượng về làng quê. Đặc biệt là hình ảnh thôn Vân quê mẹ. Những vẻ đẹp thơ mộng của miền quê này được khắc họa đậm nét trong thơ, với tấm lòng da diết nhớ cố hương:
Thôn Vân có biếc có hồng
Hồng trong nắng sớm, biếc trong vườn chiều Đê cao có đất thả diều
Trời cao lắm lắm có nhiều chim bay
(Anh về quê cũ)
Một điều nữa cũng cần nhấn mạnh là không gian cảnh quê trong thơ
lục bát Nguyễn Bính không hề tĩnh tại mà đang thay đổi, vận động, hoặc tiềm
ẩn sự biến thiên. Khi Nguyễn Bính nói đến người con gái “Hôm qua em đi tỉnh về - Hương đồng gió nội bay đi ít nhiều” (Chân quê) thì dù hoài vọng tha thiết về quê hương xa xưa, dù dị ứng với lối sống thành thị lòe loẹt, khoa trương, nhà thơ vẫn không thể không thừa nhận nguy cơ ngoại lai đang xâm nhập vào đời sống thôn dã, làm phôi pha dần bản sắc quê hương. Tóm lại, từ
không gian thơ như sự tổng hợp của các tính chất cụ thể và điển hình, chân thực và mộng tưởng, tĩnh tại nhưng cũng bước đầu vận động - trên cái nền không gian nghệ thuật ấy, nhà thơđã khắc họa sâu sắc những cảnh đời, những tính cách, tâm hồn, cuộc sống và số phận của bao con người bình dị mà ông vô cùng mến thương.
Thơ tha hương của Nguyễn Bính lại mở ra một không gian rộng lớn với nhiều nẻo đường đất nước: đất Lạng Sơn rừng núi lau lách, một xứ Huế
sông nước đò giang, một Sài thành tiết trời nắng nóng,… Trên hành trình tha hương, khi hướng về không gian bốn mùa của năm, Nguyễn Bính đặc biệt chú ý đến mùa xuân. Mùa xuân trùng với dịp Tết Nguyên đán nên mùa xuân cũng
đồng nghĩa với sự đoàn tụ gia đình, sum vầy đón năm mới. Nhưng với Nguyễn Bính, đây là mùa xuân trên nẻo đường tha hương, nó có ý nghĩa đặc biệt trong cảnh chia ly xa xứ, do vậy không gian mùa xuân thấm đượm nỗi u buồn. Không gian mùa xuân đã thành không gian nghệ thuật mang tính ước lệ
mà chất chứa bao cảm xúc; chỉ một làn khói hương, một xác pháo trên thềm nhà đã gợi bao hoài niệm xót xa:
Lầu ai lồng lộng khói hương
Thềm ai xác pháo phô trương màu hồng Lênh đênh tóc rối cỏ bồng
Chiều ba mươi Tết ai không nhớ nhà
(Xuân về nhớ cố hương)
Nếu mùa xuân nơi làng quê là mùa của hội làng, gặp gỡ, sum họp, thì mùa xuân nơi đất khách quê người, mùa xuân trong lòng khách giang hồ chỉ
là sự chia ly, cay đắng, u buồn. Không gian mùa xuân gắn với nỗi buồn xa quê, nỗi buồn nhân tình thế thái:
Cao tay nâng chén rượu hồng Mừng em: Em sắp lấy chồng xuân nay Uống đi! Em uống cho say
Để trong mơ sống những ngày xuân qua
Nhưng sâu đậm hơn cả trong tâm hồn chàng thi sĩ lãng mạn trẻ tuổi
ấy là cảm giác về một chốn phồn hoa đô hội ngột ngạt, u uất, xa lạ với mình và lại dễđổi thay:
Xứ này biết mấy cô liêu
Nhớ thương nay sớm mai chiều mà thôi Xuân về chẳng có hoa tươi
Nắng luôn cả sáu tháng trời không mưa
(Xuân về nhớ cố hương)
Nguyễn Bính cũng chú ý tới không gian màn đêm. Với người bình thường, đêm là không gian tĩnh lặng, là sự nghỉ ngơi sau một ngày mệt mỏi; nhưng với người xa xứ, màn đêm khuấy động lên trong tâm hồn bao nỗi cô
đơn sầu buồn. Mặt đối mặt với chính mình trong đêm, người ta không thể
mượn những lý do này khác để khỏa lấp sự trống vắng, để át đi nỗi niềm thương nhớ quê nhà khôn nguôi. Những lúc ấy, nỗi khát khao hạnh phúc bình dị nơi quê nhà, nỗi ân hận, giày vò mới thật sự làm cho tâm hồn đớn đau:
Một đêm mái tóc quá quan phai màu
(Nghĩ làm gì nữa)
Nam Kỳ cũng gió cũng mưa
Đêm đêm đắp đổi cũng vừa chăn bông
(Nam Kỳ cũng gió cũng mưa)
Đã là đêm mà còn đi kèm mưa gió thì càng tăng thêm phần ảm đạm, thê lương. Nguyễn Bính đã sử dụng môtíp quen thuộc ấy để làm nền cho cảm xúc của mình: trong thơ tha hương nhiều lần tác giả nói đến mưa gió với ý nghĩa tương trưng cho những gian nan thử thách của cuộc đời, hoặc với ý nghĩa là ẩn dụ cho thân phận lưu lạc vất vưởng của người xa quê.
Đặc biệt, không gian con tàu và nhà ga đã mang lại cho thơ tha hương dáng vẻ hiện đại, mới mẻ. Những cuộc chia ly diễn ra trong tiếng còi tàu lạnh lùng, mâu thuẫn sâu sắc với tâm trạng lưu luyến, bịn rịn của kẻ ở người đi. Không gian thơ bị cắt xé, biến động như những chuyến tàu thoắt đến, thoắt đi,
còn con người hoàn toàn thụ động, bất lực trước sự chia ly khắc nghiệt: “Chuyến tàu xé lẻ, chia đôi chúng mình” (Đêm mưa nhớ bạn). Nhà ga lại là nơi chứng kiến, chứa đựng tất cả những cuộc chia ly; có điều một nhà ga “Tường vàng mái đỏ màu son” thì ai cũng biết, nhưng một “Sân ga rớm máu hoa tim rụng đầy” (Rừng mai xa cách) hay “Nhà ga lại chứa linh hồn nhà ga” (Nhà ga) thì có lẽ chỉ Nguyễn Bính mới nhìn thấy, cảm thấy. Nguyễn Bính đã cảm nhận được cái không gian tâm lý - chẳng biết tự bao giờ, người ta mặc nhiên thừa nhận nhà ga, con tàu là biểu tượng cho sự ra đi, xa cách, chia ly:
Nửa đêm nghe tiếng còi tàu Ngày mai ta lại bắt đầu ra đi
(Nửa đêm nghe tiếng còi tàu)
Không gian thơ tha hương vừa trải rộng theo bước chân tác giả vừa cô đặc trong những hình ảnh, khung ảnh giới hạn điển hình đã phác họa được không chỉ tâm trạng của cá nhân nhà thơ mà còn bao trùm được tâm trạng của sốđông những kiếp người lưu lạc.
Sau Cách mạng, chiếm dung lượng hơn hẳn trong thơ lục bát Nguyễn Bính là không gian hiện thực cụ thể, là hình ảnh quê hương Việt Nam trong thời đại mới, nó thể hiện sự quan tâm và gắn bó của nhà thơ với những bước thăng trầm, nhịp đời sôi động của dân tộc. Hiện lên trong từng lời thơ là những địa danh, những khung cảnh thân quen, chúng in bóng những sự kiện nào đó, chúng mang nặng tâm tình, thấm đẫm kỷ niệm của một đời người. Trong dòng người đi tập kết hôm ấy có một người như muốn thu hút vào trong đôi mắt của mình, như muốn khắc ghi vĩnh viễn vào tâm tưởng của mình, hình ảnh nơi mình lên đường, hình ảnh thân thương của miền cực nam Tổ quốc: “Câu hò giọng hát chen nhau - Đoàn quân tập kết Cà Mau lên
đường” (Chung một lời thề). Người sống trên đất Bắc nhưng tâm hồn ở lại quê Nam, đau nhói trong tim là những tên đất tên sông nhuốm máu đồng bào bị bọn giặc sát hại: “Khe A Chê máu đỏ lòm - Lệ rơi xuống bến Thu Bồn chứa
chan” (Gửi người vợ miền Nam). Nhà thơ viết về câu chuyện tình yêu của
đôi trai gái Nhân - Duyên ở miền đất giới tuyến: “Cửa Tùng có xóm Cầu Ngang - Đường thông xanh, bến cát vàng quanh co”, (Trông bóng cờ bay). Không gian nghệ thuật trong thơ lục bát Nguyễn Bính sau Cách mạng đã thực sự là không gian gắn với tâm trạng của con người trong thời đại mới, đó không chỉ là không địa lý mà còn là không gian tâm tưởng, không gian của hồi tưởng và kỷ niệm, không gian của bao nỗi niềm cảm xúc và suy tư. Không gian nghệ thuật trong thơ đã ẩn chứa những xung lực tư tưởng thẩm mỹ thật mạnh mẽ, sâu sắc.
KẾT LUẬN
Vượt lên trên sự thử thách khắc nghiệt của thời gian và những biến
đổi lớn lao của đời sống, của văn học qua từng thời kỳ, thơ Nguyễn Bính nói chung, thơ lục bát Nguyễn Bính nói riêng đã thực sự có được vị thế quan trọng trong sự phát triển của thơ ca dân tộc.
Thơ lục bát là thể thơ đặc biệt truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nguyễn Bính đã tiếp nối truyền thống và có những sáng tạo, cách tân để
hướng tới “hồn xưa của đất nước” và chuyển tải những tình ý mới mẻ của xã hội đương thời. Đặc điểm nội dung thơ lục bát Nguyễn Bính là biểu hiện cái tôi trữ tình đa cảm, tình yêu chân phác, đậm chất thế sự và cảm hứng quê hương, đất nước. Đặc điểm nghệ thuật thơ lục bát Nguyễn Bính biểu hiện ở
thể thơ, ngôn ngữ thơ, thời gian và không gian nghệ thuật.
Có người nói thơ lục bát là thể thơ dễ làm nhưng rất khó hay. Nó đi cheo leo trên một sợi dây vô hình giữa một bên là thi phẩm làm rung động lòng người và một bên là bài vè thô thiển.
Thơ lục bát Nguyễn Bính là thi phẩm làm rung động lòng người. “Những ai bị mất, những ai muốn hồi tưởng hồn quê, chỉ cần nhớ vài câu lục bát của ông, sẽ trở nên như có phép thần, thoắt một cái đã trở về làng, nơi mình cắt rốn chôn rau hàng thế kỷ”[87;126]. Như một sự đồng vọng diệu kỳ
của tâm hồn thi nhân qua các thời đại, thơ lục bát Nguyễn Bính là sự minh chứng cho sức sống và vẻ đẹp tinh thần của con người Việt Nam trong cuộc sống đầy gian lao vất vả và cũng giàu có nghĩa tình trên đất nước này. Bằng xúc cảm thơ ca, thi sĩ đã nói hộ chúng ta nguồn tình cảm sâu xa với cội nguồn, quê hương đất nước. Trở về một vùng thơ phác thực mà trữ tình thi vị
của thi sĩ khi viết về làng quê ta dường như bắt gặp sự hòa đồng tâm trạng với những tâm hồn thanh tân, hiền lương khi yêu đương tha thiết, khi xót xa tủi buồn trong cuộc sống. Ta dường như say đắm giữa cảnh sắc thôn quê hồn nhiên, tươi tắn và linh hồn làng mạc tiềm chứa những giá trị tinh thần nhân văn truyền thống của dân tộc. Cũng như thế ở mảng thơ viết về đời sống đô thị cùng những nẻo đường cách mạng và kháng chiến, Nguyễn Bính đã đến