5. Cấu trúc luận văn
2.3. Cảm hứng quê hương, đất nướ c
2.3.1. Cảm hứng quê hương
Sinh ra và lớn lên ở một miền quê đói nghèo nhưng cũng là một miền quê nằm trong cái nôi của nền văn minh châu thổ sông Hồng, Nguyễn Bính đã sớm đắm mình trong không gian thôn dã, hấp thu được những giá trị văn hóa dân gian, dân tộc nơi xóm làng. Quê hương đã nhuộm thắm tâm hồn thi sĩ, ấn
định bản sắc chính của một phong cách thơ “chân quê”. Nhà thơ này yêu thôn quê một cách kỳ lạ, quê hương là hình ảnh không bao giờ vắng bóng trong thơ
ông và tình yêu ấy làm cho thơ Nguyễn Bính ở những câu bình dị nhất vẫn có cái duyên riêng xao động lòng người. Nguyễn Bính có cái lối nói trong thơ
chân chất, tự nhiên như người quê kể chuyện, thi sĩ đã kể về quê mình bằng những lời giản dị mà vương vương những mến yêu, xa xót:
Quê tôi có gió bốn mùa
Có giăng giữa tháng, có chùa quanh năm Chuông hôm, gió sớm, trăng rằm Chỉ thanh đạm thế, âm thầm thế thôi
Với Nguyễn Bính, “quê hương là tất cả mà cũng là nơi in đậm dấu vết của đời mình”, cho dù Nguyễn Bính chỉ sống ở đó một quãng thời gian ngắn (13 năm) so với cả một đời người. Điều gì đã làm nên sự gắn kết, sự thiết tha của tâm hồn thi nhân với mảnh đất bình dị và đời sống của những người bình dân nơi thôn dã? Ngay cả khi đã “một đi bảy nổi ba chìm”, “tha hương” nơi kinh thành gió bụi thì sự trở về “chân quê” cả trong tiềm thức, trong khát khao, trong yêu thương và mơ mộng vẫn cứ cồn cào, đau đáu. Nguồn tình cảm nhân bản, tha thiết ấy là sự kết tinh giá trị tinh thần của đời sống người dân quê với biết bao yêu thương, trìu mến, trong thiếu thốn, khổ đau mà vẫn nồng hậu, chân thành (theo lời kể của ông Bùi Hạnh Cẩn thì Nguyễn Bính mồ
côi mẹ từ khi ba tháng tuổi, nên từ nhỏ đã sống tại quê ngoại thôn Vân)… là cái ý thức của một thiếu niên sớm cảm nhận được cái nếp nhà thanh bần của “con nhà nho cũ” - bởi:
Nhà ta coi chữ hơn vàng Coi tài hơn cả giàu sang ởđời
Thôn Vân quê ngoại và thôn Trạm quê cha là những nơi đi về đầy mến yêu trong cuộc đời thực của nhà thơ, suốt quãng ngày thơ trẻ. Nhưng nó cũng là cái cội nguồn để rồi nảy nở, sinh thành một thứ tình cảm thủy chung nồng hậu với cảnh sắc và con người làng quê.
Nguyễn Bính đã có công phát hiện vô vàn những vẻ đẹp tinh tế của thôn quê mà mắt thường không nhận ra được. Cảnh quê ở đây rất đẹp, nó
được xây dựng từ những kỷ niệm dễ gợi cảm nhất trong tâm linh con người về một miền quê thanh bình, hạnh phúc, đẹp một cách chân thực kiểu cổ điển chỉ có trong tưởng tượng. Cuộc sống thực lam lũ, khổđau không cho người ta sống như mong ước thì thơ là niềm khao khát, là ước nguyện của con người, cũng vì thế cảnh quê trong tâm tưởng tác giả đồng thời là giấc mộng ngàn đời. Phải chăng đối với nhiều người, ý niệm về quê hương, về nhà quê ngày xưa phải là một ý niệm đẹp, thú vị, đáng nhớ, một nông thôn trong cảnh điền viên
lý tưởng đáng mơ ước? Người ta tiếp nhận không phải vì nó giống thực mà vì nó giống như mơước, mơước của nhiều người qua suốt nhiều thời.
Thơ quê hương của Nguyễn Bính không hiện thực mà lãng mạn, nhà thơ ít miêu tả những số phận đắng cay, những cảnh đời cơ cực nhọc nhằn mà hình ảnh làng quê trong thơ ông thường tươi sáng, thơ mộng. Thi sĩ có những câu thơ thật đẹp về một nông thôn yên vui, no ấm, thanh bình; nhất là khi Tết
đến, cùng với những ngày hội xuân, khung cảnh làng quê hiện ra đẹp như
tranh lụa, mơ màng như giấc chiêm bao:
Tháng giêng vừa Tết đầu xuân Xanh um lá mạ, trắng ngần hoa cam Mưa xuân rắc bụi quanh làng Bà già sắm sửa hành trang đi chùa Ông già vào núi đề thơ
Trai tơđình đám, gái tơ hội hè
(Tỳ bà truyện)
Nguyễn Bính muốn thi vị hóa cuộc sống, hay ông muốn tìm đến hình
ảnh chung của làng quê Việt Nam? Có lẽ cả hai điều ấy đều đúng. Hồn Nguyễn Bính nhập với hồn quê, mà thi sĩ vốn nhiều mộng tưởng nên cảnh quê của Nguyễn Bính phần mộng thường nhiều hơn phần thực, hay đấy là cái phần mộng của hồn phổ vào cảnh thực của đời? Trong thơ ông, hình ảnh làng quê thường được xây dựng từ kỷ niệm, từ cái ngày xưa, với những gì đẹp đẽ, gợi cảm nhất còn lại trong tâm linh: thôn Đoài, thôn Đông, gian nhà nhỏ, hàng cau, vườn trầu… Những cảnh ấy có ở mọi miền quê, mọi thời, chúng tạo nên những nét riêng của làng mạc nước mình, chúng gợi tới những gì xa xưa, bền vững mà tâm hồn người Việt Nam nào cũng từng cảm nhận, từng ghi nhớ. Đặc biệt, Nguyễn Bính có tài dựng lên cái hồn của Việt Nam nông nghiệp, một chất thơđồng nội chân thực, hồn hậu:
Trưa hè một buổi nắng to Gió tây nổi cánh đồng ngô rào rào
Nhà tôi có một vườn dâu Có giàn đỗ ván, có ao cấy cần Hoa đỗ ván nở mùa xuân
Lứa dâu tháng tháng, lứa cần năm năm
(Nhà tôi)
Nông thôn Việt Nam trước Cách mạng khác xa nông thôn Việt Nam ngày nay nhưng lại rất gần gũi với nông thôn Việt Nam xa xưa: đời sống như
ngưng đọng lại trong lũy tre làng, tâm tình con người được quy định bởi nền kinh tế tiểu nông khép kín, những cô gái chăn tằm dệt vải chỉ đi từ khung cửi tới nương dâu, cô lái đò chỉ quen với một khúc sông, một cái bến… Mỗi năm một vài lần diễn ra những sinh hoạt cổ truyền, những ngày hội lễ, những đêm hát chèo, nhưng tất cả cũng chỉ xôn xao trong sự tĩnh lặng cố hữu của thôn quê. Những điều ấy ta đều gặp lại trong thơ Nguyễn Bính. Người ta chợt thấy ngạc nhiên bởi những chất liệu quá ư thân thuộc vốn có trong đời sống thôn quê hàng nghìn năm nay đi vào thơ lại có sức gợi cảm đến thế.
Đặc biệt, trong những bài thơ của mình, Nguyễn Bính đã gợi được cái thần thái của văn hóa làng quê. Đọc thơ Nguyễn Bính, người ta như sống lại những ngày hội xuân, những ngày hội làng, những đêm hát chèo, một buổi lễ
chùa, những nét tín ngưỡng tôn giáo và phong tục tập quán, lớp học thầy đồ, những trò vui dân dã, cách ăn mặc và nếp sống xa xưa, giấc mơ quan trạng… Bài thơ Chùa vắng đã gợi được một nét đặc biệt của văn hóa làng quê là tín ngưỡng tôn giáo. Hàng ngàn năm nay, hình ảnh những mái chùa cổ kính đã gắn với xóm thôn Việt Nam, đấy là nơi mơ ước nguyện cầu, nơi nương náu của những gì sâu thẳm trong cõi tâm linh người Việt. Chỉ bằng vài nét vẽ
chấm phá, Nguyễn Bính đã tả đúng cái tĩnh lặng, thanh sạch - nét “thần” của một ngôi chùa ở làng quê:
Gió chiều cầu nguyện đâu đây Nắng chiều cắt đoạn một ngày cuối thu Sư già quét lá sau chùa
Nếu ở Kinh Bắc xưa, mùa xuân là hội quan họ thì ở các làng quê Bắc Bộ, mùa xuân là ngày hội của những đêm hát chèo, cũng là mùa của các trò vui thật giản dị mà thanh thản, sảng khoái ở chốn đồng quê:
Hiu hiu gió quạt trăng đèn Với dăm trẻ nhỏ thả thuyền ta chơi Ăn gỏi cá, đánh cờ người
Thần tiên riêng một góc trời thôn Vân
(Anh về quê cũ)
Nguyễn Bính không chỉ tài hoa khi dựng cảnh những ngày hội quê mà ông còn rất am hiểu và khéo léo khi đặc tả những nét văn hóa làng quê qua cách ăn mặc, qua những nét dáng bề ngoài của người quê. Đây là hình
ảnh một chú bé mà người ta có thể bắt gặp đâu đó trên đường thôn:
Tuổi thơ tóc để gáo dừa
Tuổi thơ mẹ bắt đeo bùa cần ong
(Tiền và lá)
Đây là trang phục ngày thường rất mộc mạc mà duyên dáng, đáng yêu của cô gái quê - tất cả cùng in sâu trong tâm khảm của anh trai làng đang ghen bóng ghen gió:
Nào đâu cái yếm lụa sồi?
Cái dây lưng đũi nhuộm hồi sang xuân? Nào đâu cái áo tứ thân?
Cái khăn mỏ quạ, cái quần nái đen?
(Chân quê)
Một nét đẹp văn hóa ở làng quê Việt Nam xa xưa là ước mơ về sự
vinh hiển, là giấc mơ quan trạng. Giấc mơ ấy trởđi trở lại nhiều lần trong thơ
Nguyễn Bính:
Thế rồi vua mở khoa thi
Thế rồi quan trạng vinh quy qua làng
Chồng tôi cưỡi ngựa vinh quy Hai bên có lính hầu đi dẹp đường
(Thời trước)
Rõ ràng quan trạng đương trai Vua cho chạy ngựa ba ngày xem hoa
(Con nhà nho cũ)
Thời phong kiến xa xưa, quan trạng là một nho sinh giành được học vị cao nhất về khoa cử và được triều đình nhà vua “ân tứ’ ban cho cờ biển vinh quy, rồi được trọng dụng làm quan, hưởng cuộc đời đầy vinh hoa phú quý, bổng lộc cao sang. Có người đỗ quan trạng cũng là niềm vinh dự lớn nhất, là điều vẻ vang, đáng tự hào nhất của một làng quê. Phải chăng trong cuộc đời nhiều lam lũ, nhọc nhằn sau lũy tre làng, người ta muốn thay đổi kiếp sống thì chỉ có mỗi cách thực tế nhất và cũng cao sang nhất là đỗ đạt vinh quy như thế?
Nguyễn Bính yêu quê hương nhưng cũng là người tha hương rất nhiều năm trong đời. Sớm tiếp xúc với cuộc sống đô thị phồn hoa nhưng cũng rất lạnh lùng khắc nghiệt, rồi qua những ấm lạnh tình đời tình người nơi phương trời xa lạ, nhà thơ nhận ra bản thân mình không hòa nhập nổi với nó nên xót xa, ân hận, tiếc nhớ không nguôi về một quê hương thanh bình, tuyệt vời ân nghĩa. Trong ý nghĩa ấy, thơ tha hương của Nguyễn Bính không chỉ là những buồn thương của một con người xa xứ, nó còn là khát vọng tình yêu, hạnh phúc, yêu quê hương nồng nàn:
Con đò thì nhớ sông xa
Con người thì nhớ quê nhà bao nhiêu
(Trải bao nhiêu núi sông rồi)
Xa quê, cảm hứng chính của Nguyễn Bính là hoài niệm quê hương. Có một quê hương ở chốn xa xôi và có một quê hương trong lòng người xa quê. Tưởng như quá vãng bị một lớp bụi mờ phủ, nhưng chỉ cần hơi gió của tình quê lay động, lớp bụi ấy bay đi, là lại hiện lên nguyên vẹn chùm hoa xoan
màu tím, hoa gạo đỏ tháng ba, dậu mồng tơi xanh rờn, đêm hội làng “Giời cao gió cả giăng như ban ngày”… Ai xa quê mà chẳng nhớ thương quê cũ; nhất là khi cuộc sống hiện tại xung quanh quá u ám, bế tắc, ngột ngạt, những lời quê thấm đẫm hương đồng gió nội lại càng khiến người ta xúc động đến nao lòng. Giữa những kẻ tha hương, Nguyễn Bính đem lời quê ra kể, người ta lắng nghe không phải vì nó giống như thật mà vì đó là những kỷ niệm thiêng liêng về quê hương còn giữ lại trong tâm linh con người - quê hương là vẻ đẹp bất biến trong hoài niệm của người xa quê. Có lẽ vì thế mà thơ tha hương của Nguyễn Bính mang tính tượng trưng ước lệ rất cao:
Mưa nhè nhẹ, nắng thanh thanh Nên thơ, ôi cả xứ mình nên thơ! Hội xuân gió loạn đuôi cờ
Làng xa vào đám nhặt thưa trống chèo
(Xuân về nhớ cố hương)
Thôn Vân có biếc có hồng
Biếc trong nắng sớm, hồng trong vườn chiều Đê cao có đất thả diều
Giời cao lắm lắm có nhiều chim bay Quả lành nặng trĩu từng cây Sen đầy ao cá, cá đầy ao sen
(Anh về quê cũ)
Nhớ quê đâu chỉ là hồi tưởng về cảnh quê, mà hơn thế, nhớ thương
đau đớn đến quặn lòng là nỗi nhớ những người thân yêu. Nhà thơ xót xa khi nghĩ đến cha mẹ đã già yếu mà không có ai giúp đỡ trong công việc hàng ngày: “Cha dậm gạo, mẹ vần cơm - Có con con vắng ai làm thay cho?” - đấy
đúng là tâm trạng của một người quê khi xa nhà. Nhà thơ nghĩ đến lẽ đời dâu bể, nghĩđến bao chuyện vu vơ vô nghĩa trong cuộc sống hiện tại “Mẹ cha thì nhớ thương mình - Mình đi thương nhớ người tình xa xôi” mà càng thêm thương cha mẹ và cảm giác như mình có tội với song thân:
Nhớ thương thày mẹ khôn cùng Lạy thày lạy mẹ thấu lòng cho con
(Thư gửi thày mẹ)
Có lần nhà thơ Tố Hữu viết: “Câu thơ hay làm cho người ta không còn thấy câu thơ, chỉ còn thấy tình người”. Đúng là những vần thơ tha hương của Nguyễn Bính đâu phải chỉđể hồi tưởng cảnh quê và giãi bày nỗi niềm của người xa quê, mà điều quan trọng hơn cả là Nguyễn Bính muốn đánh thức tình cảm quê hương trong mỗi người quê xa xứ đang lênh đênh góc bể chân trời. Đấy là tiếng hát tình quê cất lên theo một khía cạnh mới mang tính thời sự của buổi giao thời, khi xã hội Việt Nam đang chuyển dần theo con đường tư bản chủ nghĩa, nhiều đô thị mới xuất hiện, kéo người ta ra khỏi tổ ấm gia
đình, quê hương, lang thang kiếm sống khắp những phương trời xa. Cũng vì phải lang thang khắp nơi, có lăn lộn nếm trải trên đường đời, Nguyễn Bính mới tự rút ra những kinh nghiệm sống cho mình, do đó chất triết lý suy tư
trong thơ tha hương đậm đặc hơn so với những mảng thơ khác, tạo cho ngòi bút Nguyễn Bính một dáng vẻ mới, sâu sắc hơn. Có những câu thơ rất cô
đọng còn đứng lại với thời gian, như những chân lý đáng dể chiêm nghiệm:
Biển tiền ôi biển bao la
Mình không bẩn được vẫn là tay không
(Anh về quê cũ)
Có thể nói, tình quê của Nguyễn Bính không nhạt dần theo những năm tháng tha hương, trái lại, càng đậm đà hơn. Chính là trong sự cọ sát với môi trường hiện đại, Nguyễn Bính đã đưa được vào thơ không chỉ tâm sự của mình mà còn của thời đại trong xã hội đương thời - một xã hội với bao kiếp người trôi dạt, bao buồn thương bế tắc, bao khát khao hạnh phúc, bao tình yêu tha thiết với xứ sở quê hương.
2.3.2. Cảm hứng đất nước
Nguyễn Bính và thơ Nguyễn Bính không thể tách khỏi thời đại của ông, thời trước Cách mạng, một thời đại được ông ý thức sâu sắc qua những
lời thơ cảm khái, lúc thì như cái nhìn của kẻ lãng du phiêu bạt, lúc thì như cái nhìn của người xa xứ chạnh nhớ quê nhà, chạnh nhớ thời xưa, từ đó càng thêm buồn sầu, chua chát vì những đổi thay không ngờ của cuộc đời:
Bây giờ thời thế biến thiên
Nhà vua không lấy trạng nguyên nữa rồi Mực tầu giấy bản là thôi
Nước non đã hết những người áo xanh Lỡ duyên búi tóc củ hành
Trường thi Nam Định biến thành trường bay
(Con nhà nho cũ)
Sau Cách mạng, tình yêu quê hương trong thơ Nguyễn Bính mở rộng thành tình yêu đất nước. Hình ảnh làng quê trong thơ lục bát Nguyễn Bính giờ đây cũng mang bóng dáng của mọi làng quê trên đất nước Việt Nam với những trầm tích văn hóa tự ngàn đời. Năm 1957, Nguyễn Bính viết Tiếng trống đêm xuân, một truyện thơ lục bát dài trên 2000 câu, trong đó những trang thơ đẹp nhất về làng quê dành tả ngày hội làng. Tết đến, xuân về, ngày hội làng là duyên cớ đoàn tụ, người ta quên đi những vất vả lo toan thường ngày và vui say mê mải với những sinh hoạt văn hóa truyền thống của quê hương: “Hội làng nô nức gái trai - Mong đêm quên sáng cho dài ngày xuân”. Nguyễn Bính thật tài hoa khi tả những đêm hát chèo ở sân đình, chỉ trong một không gian thật nhỏ hẹp mà hiển hiện bao cảnh ngộ, bao số phận, bao cuộc đời:
Cùng trong chiếc chiếu giữa đình Mà bao nhiêu cảnh nhiêu tình bày ra