5. Cấu trúc luận văn
2.1.2. Cái tôi thôn dân
Tuy gốc gác không phải là một nông dân nhưng Nguyễn Bính vẫn luôn là một thôn dân bởi lẽ ở tuổi thơ, Nguyễn Bính đã tiếp thu sâu sắc tinh
hoa của văn minh thôn dã, văn hóa xóm làng, ở tuổi hoa niên, Nguyễn Bính phiêu bạt giang hồ khắp nơi trên đất nước, sống ở chốn thị thành mà tâm hồn bao giờ cũng hướng về nơi xóm mạc thôn quê.
Với tư cách là một cái tôi thôn dân, gương mặt thơ ca của Nguyễn Bính đã được khẳng định rõ nét trong Phong trào Thơ mới. Giữa bao nhiêu cái tôi trữ tình độc đáo mới thấy thật đúng và hay là lời của Hoài Thanh “quê mùa như Nguyễn Bính”. Đúng và hay vì đấy là một xác định về phẩm chất với ý khen ngợi. Đúng là những ai đã từng yêu thơ Nguyễn Bính thì không thể
không một lần rung động khi nghe khúc nhạc của lòng ông và cũng là khúc nhạc tâm hồn của người quê bao đời. Nguyễn Bính chỉ thật là Nguyễn Bính khi cái tôi trữ tình của ông có ý nghĩa điển hình cho bao tâm tư và tình cảm, bao nghĩ suy và khát vọng của những người đã, đang và sẽ sống “trong lũy tre xanh - giới hạn làng”. Giọng thơ Nguyễn Bính vừa cất lên, người ta đã thấy ngay cái hồn của làng mạc, vườn tược, ruộng đồng:
Thôn Đoài ngồi nhớ thôn Đông
Một người chín nhớ mười mong một người Nắng mưa là bệnh của giời
Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng
(Tương tư)
Đấy là cái tôi thôn dân chân thành, tha thiết có nhu cầu phơi trải lòng mình một cách trực diện trong cái “bệnh” khó chữa, bệnh tương tư. Tâm sự
của cái tôi ấy được thể hiện bằng lời ăn tiếng nói của người quê trong cuộc sống hàng ngày, rất tự nhiên, mộc mạc, phù hợp với không khí chung của toàn bài thơ: “Hai thôn chung lại một làng - Cớ sao bên ấy chẳng sang bên này?”. Hệ thống hình ảnh trong bài thơ là sự kết nối của những gì đã thành
ước lệ trong tâm thức của mọi thôn dân: thôn Đoài, thôn Đông, con đò, bến nước, đình làng, hoa bướm, giàn giầu, hàng cau. Lối suy nghĩ của cái tôi thôn dân này cũng gắn chặt với đất trời cây cỏ quê hương, ngày, tháng, năm trôi qua được nhận biết bằng sự biến đổi của cây lá “Ngày qua ngày lại qua ngày -
Lá xanh nhuộm đã thành cây lá vàng”, được ước đếm bằng cách tính khoảng chừng “Tương tư thức mấy đêm rồi - Biết cho ai, hỏi ai người biết cho?”. Ngay khoảng cách cũng được ước định khoảng chừng “Nhưng đây cách một
đầu đình - Có xa xôi mấy mà tình xa xôi?”; và chất liệu của nỗi nhớ cũng
đậm đặc tâm lý thôn dân “Thôn Đoài thì nhớ thôn Đông - Cau thôn Đoài nhớ
giầu không thôn nào?”.
Cái tôi của Nguyễn Bính là cái tôi nội cảm nhưng cũng là cái tôi đồng vọng của bao thời đại, bao lớp người, bao cảnh ngộ. Có thể nói cái tôi trữ tình của Nguyễn Bính nhập thân rất sâu vào tâm hồn những người quê, hay nói cách khác, những yêu thương và trăn trở của dân quê là của chính tác giả. Nguyễn Bính đã dễ dàng nói được cái tâm lý dân quê trong thơ mình, cái tâm lý trân trọng cội nguồn, gắn bó thủy chung với những gì mộc mạc, giản dị mà thắm thiết tình người - qua đó nhà thơ đã khơi gợi được những tình cảm tốt
đẹp về quê hương trong lòng ban đọc:
Hoa chanh nở giữa vườn chanh Thày u mình với chúng mình chân quê
(Chân quê)
Nông thôn Việt Nam vốn quen thuộc với nếp sống cộng đồng làng xã. Con người ở đây được bao bọc trong những tình quê nguyên sơ, đậm đà, trong sáng: tình cảm gia đình, họ hàng, xóm giềng, bè bạn… Giữa một thiên nhiên vô tư khoáng đạt, giữa một nhịp điệu sống bình lặng nhẹ nhàng, những người quê có điều kiện để sống thực với bản chất của mình, yêu và ghét đều hết mình, bộc lộ chân thực niềm mong mỏi, mơước về những điều tốt đẹp và hạnh phúc. Tình quê trong thơ Nguyễn Bính nói rộng ra là tình cảm hướng về
cái đẹp và cái thiện, khao khát trở về hồn cốt thiêng liêng của đời sống dân tộc. Điều quan trọng là Nguyễn Bính đã biết cách cụ thể hóa cái gọi là hồn quê trừu tượng kia bằng những biểu hiện của tình quê chân thực, đằm thắm, cũng như những nét tâm lý điển hình gợi nên dáng dấp sinh hoạt của một thời. Một người mẹ nghèo khổ tiễn con gái về nhà chồng, một cô thôn nữ ngây thơ
và e thẹn trong đêm hát chèo, một anh trai làng lo sợ và ghen bóng ghen gió khi đón người yêu đi tỉnh về, những rạo rực say mê khi mùa xuân tới, nỗi cô
đơn của người hàng xóm, giấc mơ quan trạng huy hoàng ăn sâu vào tiềm thức từ gã thư sinh cho tới anh lái đò… và bao nỗi tâm tình chân chất, giản dị
không khỏi làm người ta xúc động đến nao lòng:
Cái ngày cô chưa có chồng Đường gần tôi cứđi vòng cho xa … Từ ngày cô đi lấy chồng
Gớm sao có một quãng đồng mà xa
(Qua nhà)
Từ trong bản chất, Nguyễn Bính đã là người rất chân quê trong số
những người quê và ông đã luôn dùng cái tôi trữ tình thôn dã của mình để kể
chuyên làng quê. Nhiều khi cái tôi ấy đã hóa thân vào các nhân vật trữ tình, những người, những vật, những bướm và hoa:
Có cô em bé chưa chồng
Bướm có bằng lòng tôi mối manh cho Kết hoa mười mấy bến đò
Kết hoa trắng cả hai bờ sông trong
(Đám cưới bướm)
Nguyễn Bính đã thổi vào các sự vật cái hồn quê của mình. Nguyễn Bính đã giữ được cái hồn cốt thôn dân khi đương thời chính nó đã mai một, phôi pha. Có lẽ Nguyễn Bính biểu đạt cái chân quê của mình để thức gợi cái chân quê, cũng là cái “hồn xưa của đất nước” ở những đồng bào xiết bao thương mến và gắn bó của thi nhân. Và phải chăng với cái tôi thôn dân, Nguyễn Bính đã chuẩn bị sẵn cho mình cái khả năng hòa lẫn trong vô số
những tác giả xưa sống giữa dân gian, tên tuổi của họ bị lãng quên, nhưng tác phẩm của họ sẽ được lưu truyền mãi mãi từ đời này sang đời khác, nhất là ở