5. Cấu trúc luận văn
2.2. Tình yêu chân phác, đậm chất thế sự
2.2.2. Chất thế sự trong thơ tình
Thơ Nguyễn Bính là thơ về người bình dân, thơ của người bình dân, mà cuộc sống thôn quê nói riêng và rộng ra cả xã hội đương thời nói chung cũng không nhiều chất lãng mạn, bay bổng, chủ yếu lại là đắng cay, chua xót,
đen tối, đau thương, do vậy thơ tình của ông rất đậm đà chất thế sự. Chuyện
lo âu khắc khoải, những éo le bất hạnh bởi sự dối lừa bội bạc của đời, của người:
Tưởng rằng bền, ngỡ rằng lâu Lửa giầu sang đốt cháy cầu tơ duyên
(Tôi còn nhớ lắm)
Đáng chú ý là trong thơ Nguyễn Bính, nếu ở những vần thơ quê hương phần mộng thường nhiều hơn phần thực thì ở những vần thơ tình phần
thực lại nhiều hơn phần mộng. Đa số những bài thơ tình của Nguyễn Bính viết về những mối tình dang dở, lỡ làng. Có vô vàn lý do chia cắt những cuộc tình, nhưng lý do thường gặp nhất là do hoàn cảnh khó khăn, địa vị kém cỏi không
đáp ứng nổi những đòi hỏi của thói đời phiền nhiễu:
Con tằm được mấy tiền tơ
Chao ôi mà ước mà mơ lấy nàng
(Nhà tôi)
Dù sao đấy là những dâu bể thường tình trong xã hội. Hình bóng “cố
nhân” rồi sẽ phai nhạt dần, đau đớn xót xa rồi cũng nguôi ngoai và người ta có thể cao thượng cười nhạt:
Cao tay nâng chén rượu hồng Mừng em, em sắp lấy chồng xuân nay
(Rượu xuân)
Nhưng cũng có lúc thật khó cười nhạt như thế mà chỉ còn cách âm thầm lặng lẽ chịu đựng những cay cực của đời. Ấy là bi kịch tình yêu trong bài Giấc mơ anh lái đò. Mởđàu là kỷ niệm thân thiết của một thời xa vắng, là một niềm ao ước nhỏ bé nhưng ngập tràn tình yêu:
Năm xưa chở chiếc thuyền này Cho cô sang bãi tước đay chiều chiều Để tôi mơ mãi mơ nhiều
Ước mơ cứ lớn mãi, bay bổng lên cao mãi để trở thành điều kỳ diệu như một phép tiên; có lẽ đấy chính là biểu hiện của một hồn thơ thấm đẫm những suy tư dân gian - những gì khó có thể thực hiện trong đời thì đều có thể
thực hiện được trong thơ: “Tưng bừng vua mở khoa thi - Tôi đỗ quan Trạng vinh quy về làng.” Anh lái đò chìm đắm trong mơ màng về cảnh tượng vinh hiển và hạnh phúc ấy, anh hình dung ngày vui không thể thiếu vắng người con gái mà anh mến thương: “Võng anh đi trước võng nàng - Cả hai chiếc võng cùng sang một đò”, anh tưởng tượng về một đám cưới to có lẽ miền quê
đó chưa thấy bao giờ… Anh mải sống với ảo ảnh mà quên đi cuộc đời thực “Buông sào cho nước sông trôi - Bãi đay thấp thoáng tôi ngồi tôi mơ.” Nhưng bởi là mơ, lại là giấc mơ quá đẹp, quá huy hoàng trong một thực tế phũ
phàng, do đó nó cũng nhanh chóng tan đi y như nó chợt đến:
Con sông nó có hai bờ
Tôi chưa đỗ Trạng, thôi cô lại nhà
Bài thơ kết thúc và để lại trong lòng ta một chút hẫng hụt, những dư
vị bâng khuâng nuối tiếc, khi từ thế giới kỳ ảo của mộng mơ lại trở về với những nhọc nhằn lam lũ của đời thường.
Còn có nhiều bi kịch khác: yêu người mà không được người yêu lại cũng khổ; yêu nhau rồi mà phụ nhau thì còn khổ hơn. Trong tình yêu sự bội bạc luôn bị lên án, hơn cả giận hờn mà là khinh bỉ, hơn cả oán trách mà là mỉa mai:
Hồn tôi giếng ngọt trong veo
Trăng thu trong vắt, biển chiều trong xanh Hồn cô cát bụi kinh thành
Đa đoan vó ngựa, chung tình bánh xe
(Tình tôi)
Trên bước đường tha hương, Nguyễn Bính đã cảm nhận, trải nghiệm và chứng kiến những mối tình nơi thị thành đầy bụi bặm, gió mưa phai. Nó khác hẳn thứ tình yêu thôn quê nhẹ nhàng mà đằm thắm, là chất keo dính tâm
hồn của những chàng trai, cô gái thôn quê. Nó đa đoan, đa sự, thực tế và lạnh lùng: Hồn tôi như vũng nước đầy Em như cữ nắng bảy ngày chưa thôi (Vũng nước) Lòng em như chiếc lá khoai
Đổ bao nhiêu nước ra ngoài bấy nhiêu
(Em với anh)
Không hề lãng mạn, đấy là tính hiện thực, là chất thế sự trong thơ tình Nguyễn Bính.
Tất cả những gì tốt đẹp nhất chỉ có thể có được khi người ta chịu trả
giá bằng nỗi đau khổ vĩ đại, bởi như Ghécxen, nhà cách mạng dân chủ, nhà văn Nga đã nói “Nhà văn là một nỗi đau khổ”. Nguyễn Bính đã trả giá bằng những yêu đương đau khổ của cuộc đời mình để có được những vần thơ tình tuyệt diệu; với Nguyễn Bính, ngôn ngữ tình yêu cất lên tiếng nói mọi nỗi niềm u uẩn sâu kín nhất của con người, đặc biệt là khi buồn bã đau thương vì dang dở. Suy đến cùng, những bi kịch tình yêu trong thơ Nguyễn Bính là sự
phản chiếu cuộc đời có quá nhiều bi kịch xót xa. Nguyễn Bính đã thực sự trở
thành nhà thơ của nhân dân khi ông thác lời cho nhiều số phận tình yêu. Gương mặt các nhân vật trữ tình trong thơ Nguyễn Bính rất đa dạng, đó là những học trò trường huyện, trai gái làng, cô lái đò, người hàng xóm, người con gái lỡ bước sang ngang, người vợ trẻ, và cả những nhân vật cổ tích… Ở đây thơ Nguyễn Bính phảng phất chất ký sự, đôi khi có cả cốt truyện với những sự kiện và tình huống cụ thể: một cuộc hẹn hò trong đêm hội chèo mùa xuân, một tình yêu xuất phát từ những kỷ niệm tuổi thơ, bến đò chứng kiến mối tình hợp - tan… Nguyễn Bính nhập vai rất tài tình và nắm bắt chính xác, nhanh nhạy những nét tình cảm điển hình của nhân vật để rồi nói lên tiếng lòng của họ rất chân thực và gợi cảm. Về những nhân vật, những thân phận
tình yêu ấy, nổi tiếng nhất, được nhiều người thuộc và lưu truyền rộng rãi là bài thơ lục bát 110 câu Lỡ bước sang ngang.
Giống như những tích chèo cổ Tống Trân - Cúc Hoa, Phạm Tải - Ngọc Hoa người Việt xưa ai mà không thuộc, Lỡ bước sang ngang được yêu thích bởi sự liên cảm về cảnh ngộ, bởi đã biểu hiện tập trung bản sắc độc đáo của hồn thơ Nguyễn Bính trước Cách mạng, một hồn thơ luôn hướng tới và cảm thông sâu xa với những cảnh đời ngang trái, những duyên phận éo le.
Đầu tiên là lời của cô gái với người em, rồi người em lại kể thêm những điều chị mình chưa nói. Và vì là giọng thơ kể lể tâm sự nên câu chuyện không đi theo lôgíc thông thường mà chạy theo dòng tình cảm ký ức, nghĩ gì nói thế, nhớ đến đâu kể đến đấy, nhớ thêm điều gì lại kể bổ sung. Dòng tình cảm xúc
động như những đợt sóng trào lên hết lớp này đến lớp khác, mỗi lần lại tô
đậm, in sâu thêm cái ấn tượng não nề, buồn thương vào tâm trí con người. Bài thơ mở ra bằng lời dặn dò của người chị với người em trước khi
đi lấy chồng:
Em ơi! Em ở lại nhà
Vườn dâu em đốn, mẹ già em thương Mẹ già một nắng hai sương
Chịđi một bước trăm đường xót xa
Lời dặn dò ấy thảm thiết như lời của người đi vào cõi chết, nhìn tương lai mù mịt tối tăm không lối thoát. Thực ra chưa có gì báo trước cuộc
đời người con gái khi bước chân về nhà chồng sẽ tốt đẹp hay bất hạnh, nhưng lòng bi quan về tương lai đã giết chết tâm hồn người ra đi; và tâm trạng người con gái đã làm cho những người thân không kém phần xót xa thương cảm qua giọng kể ngậm ngùi của người em:
Chị tôi nước mắt đầm đìa Chào hai họđểđi về nhà ai Mẹ trông theo mẹ thở dài
Lần thứ hai, lời người chị vang lên kể lại quãng đời từ khi về nhà chồng; cuộc tình duyên ấy thực sự đầy buồn tủi, đắng cay:
Mười năm gối hận bên giường
Mười năm nước mắt bữa thường thay canh Mười năm đưa đám một mình
Đào sâu chôn chặt mối tình đầu tiên
Có thể coi đấy là những câu thơ điển hình nhất cho tâm trạng những người con gái lấy chồng mà không có tình yêu, hạnh phúc, lúc nào cũng phải sống trong tủi hờn, cô đơn - cuộc hôn nhân ấy chỉ là sự “lỡ bước” mà thôi.
Đặt trong sự tương phản với tình duyên lỡ làng, ngang trái đó, mối tình của người con gái với người nghệ sĩ mang đầy vẻđẹp lý tưởng:
Chị nay lòng ấm lại rồi
Mối tình chết đã có người hồi sinh Chị từ dan díu với tình
Đời tươi như buổi bình minh nạm vàng
Lời thơ sáng lên đẹp đẽ khác thường trong cả một bài thơ dài thở
than, buồn bã, làm nổi bật tâm trạng yêu đương đang hồi sinh và tràn trề hy vọng. Nhưng cũng nhờ vào khoảng sáng ngắn ngủi chợt lóe lên ấy, Nguyễn Bính đã hoàn toàn thành công trong việc khắc họa bóng tối một lần nữa đổ ập xuống số phận người con gái và lần này là bóng tối vĩnh viễn. Hạnh phúc tuyệt diệu trong tầm tay mà để tuột mất vì đó chỉ là tình duyên không chính thức, không được thừa nhận bởi thể chế lễ giáo khắt khe trong xã hội đương thời: “Một lầm hai lỡ keo sơn - Mong gì gắn lại phím đờn ngang cung”. Đoạn kết bài thơ hòa trong giọng điệu của người em và người chị là đoạn thơ cay
đắng nhất, đỉnh cao của bi kịch, trở lại âm điệu dặn dò và nhắn nhủ ở đầu nhưng đây là lời vĩnh biệt cuối cùng, không chỉ vĩnh biệt người yêu mà còn vĩnh biệt cả hạnh phúc và tình yêu:
Thế là tàn một giấc mơ
Thế là cả một bài thơ não nùng … Chị giờ sống cũng bằng không Coi như chịđã ngang sông đắm đò
Lỡ bước sang ngang được đánh giá cao về tinh thần nhân văn, nó thác lời cho biết bao số phận đau thương, bất hạnh của những người phụ nữ. Thế mới biết, khi đã hòa chung niềm vui nỗi khổ với mọi người, đập chung nhịp đập của trái tim quần chúng, thơ Nguyễn Bính dù là cất lên tiếng nói lòng mình hay nỗi lòng tâm sự của người khác thì bao giờ cũng chân thành và giàu lòng trắc ẩn, do vậy tiếng thơ ấy sẽ còn lại mãi mãi trong những tâm hồn tha thiết yêu thương.