Cái tôi công dân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm thơ lục bát nguyễn bính (Trang 35 - 38)

5. Cấu trúc luận văn

2.1.4. Cái tôi công dân

Thời đại và ý thức trách nhiệm của người công dân đã làm chuyển biến mạnh mẽ ngòi bút Nguyễn Bính. Qua cái tôi nội cảm của mình, Nguyễn Bính đã nói lên được cảm xúc, suy nghĩ, tâm trạng của con người Việt Nam trong cuộc sống mới sau Cách mạng. Niềm vui lớn nhất của Nguyễn Bính là niềm vui của người nô lệ được cởi bỏ gông xiềng. Càng thấm thía kiếp sống khổ nhục của người dân mất nước, Nguyễn Bính càng cảm nhận sâu sắc ý nghĩa đích thực của cuộc đời tự do. Những vần thơ đầu tiên của Nguyễn Bính trên ngảđường mới đã ra đời ở miền Đông Nam Bộ:

Nhng ai xng đáng là người Hãy hy sinh hết cho nòi ging ta Hãy nên vì nước quên nhà

Coi thường thân sng mi là trượng phu

Nguyễn Bính đã thực sự hòa mình vào dòng thác vĩ đại của dân tộc trong cuộc Cách mạng tháng Tám và tiếp đó là cuộc kháng chiến chống Pháp. Nhà thơ chân quê thuở trước, nhà thơ của bao nỗi sầu thương, tương tư, mong nhớ, hờn tủi, bẽ bàng, bây giờ làm một “tuyên truyền viên” cho cuộc kháng chiến, “ba cùng” với đồng bào và chiến sĩ, làm thơ vạch rõ dã tâm quân xâm lược, động viên, khích lệ mọi người hăng say tham gia kháng chiến. Những ngày đó thơ Nguyễn Bính thường đăng trên tờ báo T quc, cơ quan tuyên truyền của khu Tám và trên tờ Văn nghệ Đồng Tháp. Những câu thơ Nguyễn Bính nôm na, mộc mạc như hò, vè nhưng lại có sức mạng khơi gợi, thức dậy nghĩa khí của người dân Nam Bộ nên được nhiều người thuộc lòng, truyền tụng và khi hò khi hát trên mọi nẻo đường sông nước phương Nam:

Nước ta độc lp chưa thành Dân ta sao n sao đành ngi yên? Chim kia có cánh thì bay

Con ơi, có nước thì mày phi thương!

Những lời tâm huyết ấy cho thấy Nguyễn Bính đã nhập cuộc hết mình vào cuộc sống kháng chiến, nói lên thật chân thành tâm tư tình cảm của những người kháng chiến. Nhiều bài ca dao của Nguyễn Bính được truyền tụng bởi lời lẽ mộc mạc, dễ nhớ mà tình ý lại lắng đọng, sâu xa:

Thy da thì nh Bến Tre

Thy sen li nhớ đồng quê Tháp Mười Thy trăng thì nhớ đến người Thy sao li nhớđến li th xưa …Nước ta quý nht quc k

Dân ta quý nht người đi chiến trường!

Đề tài kháng chiến là đề tài khó, lại phải viết kịp thời, điều ấy thật không dễ với mọi nhà thơ, nhất là với những nhà thơ từng đứng chân trong trào lưu thơ mới lãng mạn trước 1945. Thấm thia lẽ đời ấy của thơ ca, nhà văn Sơn Nam viết: “Nguyn Bính đã thành công ln, trong giai đon mà ít ai thành công. Bây gi nếu cho rng Nguyn Bính là mt thiên tài có l hơi sm. Nhưng hu thế cho ta thy rng thơ ca Nguyn Bính có nhiu câu tr thành ca dao.”[63;117]

Từ một nhà thơ trữ tình đồng quê, Nguyễn Bính đã trở thành nhà thơ

trữ tình công dân, trữ tình cách mạng. Cùng với biết bao văn nghệ sĩ yêu nước, giàu nhiệt huyết thời ấy, Nguyễn Bính vững bước đi theo kháng chiến vì tin vào sự nghiệp chính nghĩa, tin vào sức mạnh vĩ đại của nhân dân, tin vào sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Bác Hồ. Sống và chiến đấu với đồng bào Nam Bộ, hiểu rõ tâm tư tình cảm của họ, Nguyễn Bính đã nói lên thật sâu sắc, thấm thía tấm lòng của những người con mộc mạc, giản dị mà bền bỉ,

thủy chung, họ gửi trọn niềm tin vào sự lãnh đạo sáng suốt của vị Cha già kính yêu:

Con gi gian khổđến đâu Vng tin vì biết trên đầu có Cha Muôn năm Cha mãi không già Cha là hnh phúc, Cha là tương lai

Nguyễn Bính ý thức được vận mệnh của dân tộc gắn với tài thao lược của Bác, cho nên nhà thơ khẳng định bao giờ còn đất trời non nước thì vẫn còn đó niềm tin yêu, tôn thờ người soi đường, chỉ lối, còn tấm lòng kiên trung với quê hương đất nước:

Còn tri, còn nước, còn non Nước non còn đó con còn th Cha

(Thư gi v Cha)

Nhà thơ Bảo Định Giang cho rằng trong những năm tháng “đi mút mùa” với cách mạng và kháng chiến, Nguyễn Bính đã để lại nhiều vần thơ

quý giá, được đồng bào truyền tụng và thực sự trở thành sức mạnh của họ, giúp họ vượt lên bao gian khổ, thiếu thốn, bao đau thương, mất mát, hy sinh

để kiên cường kháng chiến. Không phải ngẫu nhiên, khi nhận xét về sự thay

đổi mạnh mẽ của ngòi bút Nguyễn Bính, một người bạn rất yêu mến thi nhân

đã so sánh thơ Nguyễn Bính trước Cách mạng:

Tình thơ say đắm hương quê Vn vương ngõ trúc đi v bướm hoa

với thơ Nguyễn Bính trong kháng chiến:

Thơ vào thi thế tráng ca Gi vô trong n, gi ra chiến hào

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm thơ lục bát nguyễn bính (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)