5. Cấu trúc luận văn
3.2.2. Sắc thái hiện đại
Nguyễn Bính xuất thân từ thôn quê nhưng lại mang tâm trạng của một cái tôi tiểu tư sản khi đến với Thơ mới. Sự biến đổi của đời sống xã hội, đời sống văn học đương thời đều là những tác động trực tiếp đến con người trẻ
tuổi đó và chi phối rõ nét đến cảm quan nghệ thuật của một thi sĩ. Trong thơ
Nguyễn Bính có tiềm chứa, đan xen mạch cảm xúc của một cái tôi chân quê và cái tôi tiểu tư sản - con người của thời đại. Đương nhiên, để tải trở và thể
hiện nội dung mang nguồn cảm xúc phong phú và đa dạng đó, sự cách tân nghệ thuật tất yếu phải diễn ra theo khuynh hướng hiện đại hóa. Đặc điểm này
biểu hiện rõ nét ngay trong một bài thơ lục bát, ví dụ, bài Tương tư. Bài thơ
phảng phất hồn dân gian khi trong đó xuất hiện những chất liệu đời sống dân dã với thôn Đoài, thôn Đông, hai thôn, một làng, rồi bến đò, đầu đình, hàng cau, giàn giầu, và nhà em, nhà tôi, bên ấy, bên này,… Nhưng bên cạnh những yếu tố mang sắc thái dân gian đó lại xuất hiện những chi tiết thơ, hình ảnh thơ, ngôn ngữ thơ mang đậm sắc thái hiện đại. Chàng trai đa tình đã chỉ ra
được cái quy luật của tình yêu nam nữ, gọi tên ra được cái thứ tình đã ở vào cái độ nồng nàn, mê đắm bằng một cặp lục bát:
Gió mưa là bệnh của giời Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng
Nhưng có nồng nàn, đắm say thì cũng chỉ là một mối tình đơn phương, lại vẫn chàng trai thể hiện cái khao khát chờ mong tha thiết bằng một cặp lục bát nữa:
Bao giờ bến mới gặp đò
Hoa khuê các, bướm giang hồ gặp nhau
Độc đáo thay lời thoại của chàng trai ấy được đan xen bằng ngôn ngữ
chân chất dân dã - lối nói của thơ ca dân gian (ở hai câu lục) và lối nói mang
đậm sắc thái thẩm mỹ của thơ tình lãng mạn hiện đại (ở hai câu bát).
Những nỗi niềm sâu kín của cái tôi cá nhân hiện đại tưởng chừng rất khó nắm bắt được biểu hiện bằng ngôn ngữ thơ cụ thể, sinh động mà tinh tế:
Hồn tôi như vũng nước đầy Em như cữ nắng bảy ngày chưa thôi Nắng đưa vũng nước lên giời Làm mây lơ lửng để rồi làm mưa Vũng khô năm đợi mười chờ
Mưa sang xứ khác. Ai ngờ hồn tôi
(Vũng nước)
Ngay một biện pháp tu từ dân gian - phép điệp, cũng phảng phất sắc thái hiện đại khi biểu hiện những tình ý mới:
Bao năm đi giữa kinh thành Bao năm lẻ bóng, lẻ hình, lẻ đôi
(Mắt nhung)
Theo bước chân tha hương, ngôn ngữ thơ lục bát Nguyễn Bính cũng tăng thêm sắc thái hiện đại. Đi nhiều nẻo đường đời, tiếp xúc với xã hội văn minh mà lạnh lùng, khắc nghiệt, những tâm trạng mới nảy sinh đã kéo theo sự
xuất hiện những từ ngữ mới, những kiểu câu mới. Ngoài một số lượng từ ngữ
mới được vân dụng vào thơ mà trước đó Nguyễn Bính chưa bao giờ sử dụng, tác giả có lối dùng định ngữ đóng đinh vào danh từ; những định ngữ này đi kèm với danh từ khi xuất hiện nhiều lần đã tạo nét nghĩa mới, có ý nghĩa tượng trưng mới, khác với giá trị biểu đạt thông thường: cát bụi kinh thành,
đời mưa gió, quán lạnh lùng, biển tiền,… Câu thơ cũng không còn giữ
nguyên trình tự truyền thống mà thường có sự đảo lộn đưa hình ảnh, hành
động, trạng thái lên đầu nhằm nhấn mạnh sắc thái tình cảm, tâm trạng: “Bơ vơ
hai cái chung tình gặp nhau” (Gặp nhau).
Ngôn ngữ thơ tha hương có những sáng tạo mới lạ, song không ít khi nhà thơ đã sa vào câu chữ cầu kỳ, hoa mỹ (hồn trinh, mây Tần… ). Điều đó càng cho thấy Nguyễn Bính chỉ thật sự là mình khi gần gũi ngôn ngữ dân gian, gần gũi lối cảm nghĩ, lối nói bình dị của thơ ca truyền thống.
Trăm năm đã lỡ hẹn hò Cây đa bến cũ con đò còn không?
Tưởng như hai câu ấy nằm trong một bài thơ nào đó Nguyễn Bính viết trước Cách mạng. Nhưng không, đấy là bài thơ Tỉnh giấc chiêm bao Nguyễn Bính viết tháng 8/1956 dạt dào niềm thương nhớ vợ con ở miền Nam xa xôi. Hơi thơ dân gian mà ý tình hiện đại, những từ ngữ mang thi liệu cổtrăm năm,
cây đa, bến cũ, con đòđược sử dụng để nói tới cuộc hẹn hò của người chồng
đi tập kết với người vợ ở lại mảnh đất đau thương. Hướng mạnh về phía hiện thực của đất nước, ngôn ngữ thơ Nguyễn Bính sau Cách mạng mộc mạc, giản dị mà đậm đặc chất sống trực tiếp, lời thơ như lời nói thường ngày, rất dân
gian, dân tộc mà không quê kệch, quê mùa, trái lại rất tinh tế và nồng nàn hơi thở của thời đại mới. Trong bài thơ Thư gửi về Cha viết ở Nam Bộ ngày 9/5/1953, ngôn ngữ của cái tôi nhà thơ đã trở thành ngôn ngữ cái ta chung của
đồng bào, lời thơ của một người mà như lời của mọi người dân Việt hướng về
Bác Hồ kính yêu:
Cha già phương Bắc xa xôi Lần tay tính lại tuổi người sáu ba Có ai về tới Cha già
Dừng chân tôi gửi kính Cha đôi lời Một vầng nhật nguyệt sáng soi Cứu dân thoát khỏi cuộc đời tối tăm Trước con cơ khổ nhọc nhằn Nhờ Cha nay mới nên thân nên người
Nếu “nhịp điệu là năng lượng cơ bản của câu thơ” (Maiacôpxki) thì nhịp điệu trong thơ Nguyễn Bính sau Cách mạng là nhịp đời sôi động. Tả
cảnh những người dân khai khẩn đất hoang ở vùng Đồng Tháp Mười mênh mông trời nước nắng gió, Nguyễn Bính đã sử dụng rất linh hoạt số lượng âm tiết trong từng đoạn thơ nhỏ; có đoạn chỉ hai câu thơ sáu - tám chan hòa niềm vui trước sự đổi thay kỳ diệu của miền đất hoang hóa năm xưa:
Tuần mưa cữ nắng đổi thay
Vườn đơm trái ngọt, ruộng đầy lúa thơm
(Đồng Tháp Mười)
Các biện pháp tu từ trong thơ Nguyễn Bính cũng không còn tính chất
ước lệ, khuôn sáo mà gắn bó mật thiết với đời sống; trong chiều sâu thăm thẳm của những vỉa ngữ nghĩa là biết bao kỷ niệm và tâm tư. Trí sáng tạo giàu liên tưởng và cảm xúc dạt dào của Nguyễn Bính đã tạo ra nhiều so sánh thật
đẹp. có nhiều hiện tượng, sự vật được Nguyễn Bính so sánh với trăng, có lẽ
với người thi sĩ của đồng quê, ánh trăng dịu dàng là biểu tượng của cuộc sống
thương, mỗi khi nhìn chiếc nón lại nhớ đêm trăng trước ngày lên đường: “Vách treo chiếc nón bài thơ - Tròn như trăng buổi tiễn đưa hôm nào” (Chiếc nón). Tưởng nhớ đôi mắt của người vợ hiền mà thấy xôn xao trong lòng bao kỷ niệm hạnh phúc êm đềm: “Nghiêng đầu hôn tóc con ngoan - Mắt em giếng ngọt mơ màng trăng thanh” (Đôi mắt). Tình yêu hồn hậu, thuần phác của đôi trai gái bên bờ Bến Hải cũng đẹp như ánh trăng nơi làng quê:
“Lòng trong có nước giếng làng - Tình cao có mảnh trăng vàng đêm thâu” (Trông bóng cờ bay). Trong giấc mơ về ngày mai đất nước thống nhất, gia đình sum họp, Nguyễn Bính cũng không thể quên ánh trăng tỏa sáng niềm vui: “Tưng bừng tiếng trúc tiếng tơ -
Đầu thôn trăng mọc tròn như mâm vàng” (Gửi người vợ miền Nam). Những so sánh ngầm, những ẩn dụ cũng được Nguyễn Bính sử dụng rất tài hoa tạo ra những liên tưởng, những tưởng tượng rất sinh động trong tâm hồn người đọc thơ: “Bốn bề ổ cọp hang beo” (Chuyện tiếng sáo diều), “Mây đen còn nửa góc trời” (Gửi người vợ miền Nam). Rất nhiều hình ảnh nhân hóa trong thơ Nguyễn Bính đã làm cho sự vật, cảnh vật ấm áp hồn người, thể hiện sâu xa tâm tư tình cảm của con người: “Cỏ non sườn núi phơi màu - Lúa đồng con gái rì rào lá tơ” (Tiếng trống đêm xuân). Lại có những hoán dụ rất sinh
động diễn tả vẻ đẹp đầy sức sống tuổi xuân của người đi tranh đấu cho tự do: “Có em trong đám biểu tình - Má đào ửng thắm, tóc xanh sáng ngời” (Gửi người vợ miền Nam).
Qua ngôn ngữ thơ Nguyễn Bính sau Cách mạng có thể thấy Nguyễn Bính vẫn giữ được cái hồn cốt dân gian xưa cũ đồng thời hòa nhập hết mình vào đời sống chung của dân tộc, tạo được nét hiện đại, những âm hưởng mới cho thơ, mở rộng biên độ cho sức ngân vang của những câu thơ, làm sáng lên lấp lánh những tư tưởng, tình cảm cao đẹp, tiếp thêm sức mạnh cho những người đọc thơ, những người trực tiếp làm nên lịch sử trong thời đại mới.