Sắc thái dân gian, dân tộ c

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm thơ lục bát nguyễn bính (Trang 74 - 78)

5. Cấu trúc luận văn

3.2.1. Sắc thái dân gian, dân tộ c

Tài hoa của Nguyễn Bính còn thể hiện khá rõ ở việc sử dụng ngôn ngữ thơ ca. Người đọc thơ ai chẳng thấy đến với thế giới ngôn từ của thơ lục bát Nguyễn Bính là đến với nguồn mạch ngôn ngữ trong sáng, giản dị, giàu màu sắc dân gian, dân tộc. Vào vườn thơ của ông, ta thấy xuất hiện đậm đặc những cách nói mang hình bóng của ca dao, của những bài hát ru hát ví, những câu mộc mạc và đầy ẩn ý tế nhị, những từ ngữ thông dụng trong cuộc sống hàng ngày:

Hn cho mt hn anh ch

Em may áo nái bao gi cho xong (Ly gii dt gió ngang sông Qua đò biếu áo yên lòng em tôi)

Cũng như ngôn ngữ dân gian, ngôn ngữ thơ lục bát Nguyễn Bính rất giàu màu sắc, hình ảnh, nhạc điệu. Nhà thơ đã chọn cho mình cách biểu hiện thế giới tình cảm trừu tượng thông qua những hiện tượng cụ thể xung quanh, tác động trực tiếp vào giác quan người đọc, để lại ấn tượng lâu bền; chẳng hạn, khi nói đến hồn quê, nhà thơ đã “tắm” người đọc vào những cảnh quan bình dị thôn dã thật gần gũi, thân quen, đó là thế giới của giàn đỗ ván, ao rau cần, giậu mồng tơi, hoa chanh, hoa bưởi, giăng sáng, gió cả, giời cao,… Có những câu thơ hàm ẩn bao cảm nghĩ chua chát về thế thái nhân tình, nhưng ý tứấy cũng hiển hiện toàn bằng màu sắc:

Người yêu má đỏmôi hng

Tóc xanh mt biếc mà lòng bc đen

(Li đi)

Thơ Nguyễn Bính được mến mộ còn nhờ ngôn ngữ thơ giàu nhạc

điệu. Nhịp thơ ngắt 3/3/2 ở câu tám gợi bao trắc trở, gian truân và cũng gợi bao niềm xót xa:

Ch t l bước sang ngang

Tri giông bão / gia tràng giang / lt thuyn

(L bước sang ngang)

Nhạc điệu trong thơ Nguyễn Bính thực sự là thứ nhạc tâm tình, nhạc

điệu bên trong của nội tâm, câu chữ nhiều khi chẳng có gì mà chất chồng những quặn thắt, đau đớn:

Đấy tình duyên ca đôi ta Đến đây là… đến đây là… là thôi.

(Rượu xuân)

Đáng phải chú ý là những từ có vùng mờ nghĩa hết sức đặc sắc của thơ dân gian đã hòa hợp vào thơ Nguyễn Bính một cách nhuần nhuyễn, tự

nhiên. Ca dao xưa hay dùng những mình, ta, ai,…

Aiđi muôn dm non sông Để ai cht cha su đong vơi đầy

Trong thơ Nguyễn Bính, những đại từ phiếm chỉ ai, người, mình, ta,

người y, bên y, bên này,… rất tế nhị, khó xác định chính xác đối tượng nhưng cũng rất dễ vận vào bất cứ người nào đã tăng được khả năng khái quát tâm trạng điển hình của nhiều người, tăng khả năng đồng cảm giữa những con người khác nhau. Nguyễn Bính đã làm người đọc phải suy nghĩ vấn vương bởi những câu có từ mờ nghĩa như thế này:

Nón mm ai ghé qua đây? Áo kia ai tím, môi này ai tươi?

(Mt chiu say)

Hai thôn chung li mt làng C sao bên y chng sang bên này

(Tương tư)

Nguyễn Bính còn làm tăng sắc thái biểu hiện của ngôn ngữ thơ bằng việc sử dụng thành thạo các biện pháp tu từ mà thơ dân gian hay dùng. Những hình ảnh ẩn dụ thường xuyên đi về trong thơ lục bát Nguyễn Bính. Nói đến tình yêu lứa đôi, tác giả thường nhắc đến bến - đò,hoa - bướm, tru - cau:

- Bao gibến mi gp đò

- Hoa khuê các, bướm giang h gp nhau

- Cau thôn Đoài nhgiu không thôn nào

(Tương tư)

Nói về thân phận người con gái đi lấy chồng mà không có hạnh phúc, tác giả gọi là l bước sang ngang, nói tới thân phận tha hương, nhà thơ viết

thân nhn, s long đong,… Ngôn ngữ ẩn dụ không những gợi nghĩ đến đối tượng một cách gián tiếp, kín đáo mà còn làm cho ý thơ trở nên sinh động. Với năng lực tưởng tượng, liên tưởng rất dồi dào, Nguyễn Bính đã tạo ra những hình ảnh ví von, so sánh, nhân hóa đầy sức sống - đó thực sự là những kết hợp mới lạ, bất ngờ như những phát hiện riêng của tác giả luôn làm người

đọc thích thú. Đây là lời tỏ tình dịu dàng chất thôn quê:

Mt chiu c gió bám đầy áo em

(Hoa c may)

và đây là nỗi bâng khuâng trở trăn trong tâm hồn:

Tình anh n gia mùa thu

Tình em lng lng kín như bung tm

êm cui cùng)

Trong thơ lục bát Nguyễn Bính, thiên nhiên như cũng có tính người: bướm lười, tơ gạo lẳng lơ, cành cây cưới nhau, giời đi đưa đám tang,… ; còn cảnh đẹp xứ Huế hiện lên như một ảo ảnh:

Cu cong như chiếc lược ngà Sông dài mái tóc cung nga buông h

Đôi bờđôi cánh tay vua

Cung nga úp mt làm thơ tht tình

(Vài nét Huế)

Nguyễn Bính sử dụng rất thành thục lối đan chữ kiểu: chín nh mười mong, by ni ba chìm, mt nng hai sương, trăm cay nghìn đắng, mt lm hai lỡ, trăm hn nghìn ti, nht thm phai đào, đón bc đưa vàng, đi gió v

mưa,… ở đó từ ngữ không còn ý nghĩa thường có của chúng bởi vì chính khi tư duy theo kiểu đan lồng những từ tương hợp, ý nghĩa của từ đã được nhân lên gấp bội.

Trong việc dùng các sốđếm, Nguyễn Bính đã tỏ rõ cái tài hoa biến ảo của mình; chỉ với những con số thông thường mt, hai, ba, bn,… nhưng thi sĩ đã nói hộ được sợi tơ lòng đang căng ra vì khao khát - sự thách đố ý vị ở

chỗ nói là nhiều nhưng thực tế lại không nhiều và chỉ có tình yêu mới hiểu

được cái ẩn ý ấy:

Nhà em cách bn quảđồi

Cách ba ngn núi, cách đôi cánh rng Nhà em xa cách quá chng Em van anh đấy, anh đừng yêu em

Cô gái tự nói “nhà em xa” tức là cô lo hộ cho chàng trai đã ngỏ ý với mình. Ta chú ý xem cô đã thống kê những khó khăn như thế nào: bn quả đồi, ba ngn núi, đôi cánh rng,… thì ra trở ngại cứ giảm dần từ bn xuống

ba, rồi xuống hai, nghĩa là nếu cô gái còn nói vài lời nữa thì trở ngại sẽ tiến

đến không (0). Rõ ràng khó khăn chẳng có gì đáng kể, cho nên đây không phải lời từ chối mà là lời chấp nhận tình yêu.

Nguyễn Bính viết về giấc mơ của anh lái đò muốn trở thành quan trạng; do đâu mà cả bài thơ, cả sự đẹp đẽ của ảo mộng và sự trớ trêu của số

phận đều gặp nhau trong con sốchín lạ lùng?

Đồn rng đám cưới cô to Nhà giai thuê chín chiếc đò đón dâu Nhà gái ăn chín nghìn cau

Tin cheo tin cưới chng đâu chín nghìn Lang thang anh dm bán thuyn Có người gichín quan tin li thôi!

(Gic mơ anh lái đò)

Con sốchín là con số cuối cùng của hàng đơn vị, nó gần đạt đến mức tối đa, chỉ thêm mt nữa là mười phân vn mười. Tất cả đều dừng lại ở con số

chín - phải chăng đấy là khoảng cách không thể vượt qua để ước mơ của những người nghèo thời ấy trở thành hiện thực?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm thơ lục bát nguyễn bính (Trang 74 - 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)