Giới thuyết về cái tôi trữ tình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm thơ lục bát nguyễn bính (Trang 29)

5. Cấu trúc luận văn

2.1.1. Giới thuyết về cái tôi trữ tình

Sáng tác thơ ca trước hết là nhu cầu tự biểu hiện của cá nhân nhà thơ với tư cách một cái tôi trữ tình. Trong cuốn M hc, khi đề cập đến nội dung của thơ trữ tình, Hêghen viết: “Ngun gc và đim ta ca nó là ch th, và ch

th là người duy nht, độc nht, mang ni dung. Chính vì vy cho nên cá nhân phi có được mt bn tính thi sĩ, phi có mt trí tưởng tượng phong phú, phi có mt cm xúc di dào, có th lĩnh hi được nhng ý nim sâu sc.” Cái tôi trữ tình trong thơ là một cá tính sáng tạo, nhà thơ phải nói về

cuộc sống thông qua cảm nghĩ chủ quan của mình, nhà thơ phải hiện diện trong thơ với gương mặt tâm hồn độc đáo của mình; mặt khác tiếng lòng của nhà thơ cũng phải có sự đồng vọng, chia sẻ, cảm thông để có thể hòa hợp với tâm hồn của mọi người.

Nếu cái tôi nhà thơ là toàn bộ con người nhà thơ trong cuộc sống thực thì cái tôi trữ tình là cái tôi nhà thơ được nghệ thuật hóa, là sự biểu hiện cụ thể

những phẩm chất tâm hồn của nhà thơ trong tác phẩm thi ca. Rõ ràng hai cái tôi ấy không phải là một, không hề có sự đồng nhất, nhưng luôn có mối quan hệ thống nhất. Cái tôi trữ tình gắn bó mật thiết với tính cách và cuộc đời nhà thơ, nói như Hàn Mặc Tử: “Người thơ phong vn như thơ ấy.” Cuộc đời mỗi nhà thơ đâu chỉ chịu ảnh hưởng sâu sắc của thời đại mà còn có biết bao nỗi niềm riêng tư… tất cả đều in bóng trong sự tự biểu hiện của cái tôi trữ tình trên mỗi trang thơ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm thơ lục bát nguyễn bính (Trang 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)