hành chính đã pháp sinh
a. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác giải quyết khiếu nại hành chính; đề cao trách nhiệm của người đứng đầu cấp uỷ Đảng, chính quyền và phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị trong giải quyết khiếu nại hành chính
Theo nguyên tắc hiến định thì Đảng lãnh đạo nhà nước và xã hội. Do đó công tác giải quyết khiếu nại cũng phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng. Thực tế cho thấy những nơi nào người đứng đầu cấp ủy Đảng chăm lo công tác giải quyết khiếu nại của người dân thông qua ban hành Chỉ thị, Nghị quyết về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo, đồng thời chỉ đạo chính quyền cùng cấp tổ chức thực hiện đầy đủ, nghiêm túc và thường xuyên kiểm tra, giám sát việc thực hiện, tổng kết đúc rút kinh nghiệm.
Phát huy sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong đó có cả các tổ chức chính trị, tổ chức xã hội tham gia vào quá trình giải quyết khiếu nại của người dân. Coi quyền lợi của người dân chính là lợi ích của mình mới phát huy được sức mạnh của quần chúng nhân dân. Vụ khiếu nại liên quan đến thu hồi đất của ông Đoàn Văn Vươn ở Tiên Lãng, Hải Phòng là một chứng minh không tranh cãi, khi mà khiếu nại đã phát sinh đến đỉnh điểm vẫn không thấy “bóng dáng”, ý kiến phản biện của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố và các tổ chức, đoàn thể trực thuộc của thành phố, huyện và xã nơi công dân cư trú. Và hệ lụy là vi phạm pháp luật, lạm quyền trong giải quyết một vụ việc khiếu nại đã xảy ra làm chấn động dư luận của cả nước.
b. Quá trình xem xét, giải quyết khiếu nại phải tuân thủ nguyên tắc, trình tự, thủ tục pháp luật quy định; đối với những vụ việc do người dân chưa hiểu chính sách, pháp luật dẫn đến họ khiếu kiện phải kiên trì giải thích,
thuyết phục đến cùng….; đối với những vụ việc do nhà nước, người có thẩm quyền vi phạm phải chấn chỉnh, khắc phục ngay, đi liền với xử lý nghiêm túc trách nhiệm cán bộ đúng người, đúng tội, đảm bảo khách quan, không thiên vị để quần chúng nhân dân tin tưởng…; đối với những vụ việc công dân khiếu kiện do bị lợi dụng, xúi dục phải phân hoá đối tượng để đấu tranh, xử lý theo pháp luật ….
c. Nâng cao năng lực (số lượng, chất lượng cả phẩm chất và kỹ năng nghiệp vụ) cho đội ngũ làm công tác tham mưu giải quyết khiếu nại hành chính ở các cấp
Muốn làm tốt công tác giải quyết khiếu nại, ngoài các giải pháp khác thì phải nâng cao đội ngũ làm công tác tham mưu đáp ứng cả về số lượng và chất lượng. Theo quy định, công tác tham mưu quản lý nhà nước cho chính quyền cùng cấp, cũng như trực tiếp kiểm tra, xác minh tham mưu giải quyết các vụ việc khiếu nại chủ yếu do lực lượng Thanh tra thực hiện. Nhưng thực tế hiện nay Thanh tra nhà nước các cấp, nhất là ở cấp huyện số lượng chưa đáp ứng chỉ có từ 03 đến 05 người. Nếu lực lượng như vậy mà ở địa phương đó có 02 vụ việc khiếu nại phát sinh thì khó có thể bố trí các Đoàn/Tổ công tác kiểm tra, xác minh (theo quy định mỗi Đoàn/Tổ công tác phải có từ 02 trở lên), vì ngoài làm nhiệm vụ trực tiếp kiểm tra, giải quyết vụ việc còn phải có cán bộ chỉ đạo, điều hành, làm nhiệm vụ khác … ở trụ sở. Đó là chưa nói đến địa bàn có tình hình khiếu nại, tố cáo nhiều, phức tạp sẽ rất khó bố trí lực lượng xử lý.
Bên cạnh số lượng thì phẩm chất, năng lực (chất lượng) của đội ngũ làm công tác tham mưu giải quyết khiếu nại cũng cần phải nâng cao. Công tác giải quyết khiếu nại có nhiều khó khăn, gian khổ nhưng cũng đầy cám dỗ, thách thức, do đó cán bộ làm công tác này phải có đạo đức nghề nghiệp, coi
quyền lợi của người dân chính là lợi ích của mình, tuyệt đối trung thành với lợi ích hợp pháp của nhân dân để trăn trở, dấn thân bảo vệ, có bản lĩnh, chính kiến trước bất kỳ thế lực nào. Bên cạnh đó kỹ năng, chuyên môn nghiệp vụ cũng cần phải được mài dũa sắc bén để quá trình tác nghiệp tinh thông, chính xác, giải quyết nhanh gọn các vụ việc, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.
d. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ công tác giải quyết khiếu nại hành chính
Công tác giải quyết khiếu nại hành chính đòi hỏi phải có các thiết bị kỹ thuật phục vụ quá trình tác nghiệp kiểm tra, xác minh, thu thập các chứng cứ có liên quan để phân tích, làm rõ bản chất vấn đề phục vụ đánh giá kết luận. Không phải vụ việc nào các tài liệu, chứng cứ cũng rõ ràng, dễ tiếp cận thu thập mà có những chứng cứ ẩn khuất, thậm chí bị che đậy hoặc đã làm khác đi với mục đích “đánh lừa” người giải quyết kết luận theo hướng khác, có lợi cho người khiếu nại, hoặc người bị khiếu nại dẫn đến kết quả giải quyết không đúng bản chất, vụ việc bị oan sai, gây ra bức xúc, khiếu nại kéo dài. Do đó muốn nâng cao năng lực giải quyết khiếu nại cũng cần phải tăng cường về cơ sở, vật chất phục vụ công tác. Mặt khác, chế độ, chính sách đãi ngộ cho đội ngũ làm công tác này phải thỏa đáng, từ đó làm cho cán bộ tâm huyết, say sưa và gắn bó với nghề nghiệp, không bị “sức hút” của vật chất làm ảnh hưởng đến quá trình thực thi công vụ…
Nói tóm từ việc làm rõ nguyên nhân, xu hướng khiếu nại hành chính nói chung và ở tỉnh Hà Tĩnh nói riêng; đồng thời rút ra những bài học kinh nghiệm trong quá trình thực hiện công tác giải quyết khiếu nại hành chính trong thời gian qua ở địa phương; xuất phát từ yêu cầu khách quan trong giai đoạn hiện nay và thời gian tiếp theo phải nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác
giải quyết khiếu nại hành chính; từ đó đưa ra các giải pháp hữu hiệu, phù hợp tình hình thực tế của địa phương nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác giải quyết khiếu nại hành chính, góp phần giữ vững ổn định chính trị - xã hội ở địa phương, tạo môi trường, động lực phát triển kinh tế, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng và văn minh…
KẾT LUẬN
Khiếu nại là một hiện tượng tất yếu trong đời sống xã hội của bất cứ một đất nước nào, không kể nhà nước đó thiết lập bởi thể chế, chế độ chính trị gì. Nó là một loại hình mâu thuẫn trong xã hội loài người khi có nhà nước ra đời, có quy luật vận động và xu hướng phát triển tiến bộ hoặc là theo chiều hướng không tiến bộ, kìm hãm sự phát triển, thậm chí rối loạn xã hội, ảnh hưởng xấu đến chế độ chính trị của nhà nước đó.
Khiếu nại hành chính ở nước ta nói chung và tại Hà Tĩnh nói riêng ảnh hưởng rất lớn đến môi trường chính trị - xã hội của cả nước và trực diện ngay tại địa phương. Nếu chúng ta tiếp cận và giải quyết không tốt mối quan hệ này sẽ dẫn đến hậu quả khó lường, ảnh hưởng đến an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Ngược lại, nếu chúng ta thực sự chăm lo và làm tốt công tác giải quyết khiếu nại hành chính đối với công dân, các tổ chức, doanh nghiệp, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng cho các chủ thể này thì niềm tin chính trị của quần chúng nhân dân đối với Đảng, Nhà nước ngày càng được cũng cố, phát triển.
Thực tế cũng cho thấy ở Hà Tĩnh giai đoạn nào, thời kỳ nào làm tốt công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo nói chung và giải quyết khiếu nại hành chính của công dân nói riêng thì thời điểm đó sự đồng thuận giữa quần chúng nhân dân đối với cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp rất tốt, khơi dậy niềm tin, huy động được sức mạnh tinh thần, vật chất của quần chúng nhân dân tập trung, dồn sức thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội và công tác quản lý nhà nước ở các cấp ngày càng dân chủ, minh bạch và tường minh hơn, chính trị - xã hội ngày càng được giữ vững.
Thấy rõ mối quan hệ hai chiều này, rút ra những bài học kinh nghiệm trong thực tiễn quản lý nhà nước ở địa phương, thời gian gần đây Hà Tĩnh tiếp tục tập trung chỉ đạo và có nhiều giải pháp cụ thể làm tốt công tác giải quyết
khiếu nại đối với công dân, tổ chức, doanh nghiệp tạo môi trường chính trị - xã hội ngày càng tốt. Từ đó có điều kiện tập trung phát triển kinh tế, an sinh xã hội. Tuy vậy, trong xu thế hội nhập, phát triển với điều kiện chủ quan, khách quan của tỉnh vẫn còn đó những hạn chế, chưa theo kịp yêu cầu đặt ra, chắc chắn sẽ có khiếu nại và nguy cơ tiềm ẩn khiếu kiện phức tạp sẽ khó tránh khỏi nếu không nhận thức rõ và tiếp tục làm tốt công tác này.
Với ý nghĩa đó, luận văn đã mạnh dạn đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại hành chính trong giai đoạn hiện nay, thời gian tiếp theo để từ đó vận dụng vào thực tiễn làm tốt hơn nữa công tác giải quyết khiếu nại hành chính, góp phần giữ ổn định chính trị - xã hội của địa phương.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chỉ thị số 09-CT/TW ngày 06/3/2002 về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.
2. Ban Bí thư Trung ương Đảng, Thông báo số 307-TB/TƯ ngày 10/2/2010 về “Đề án đổi mới công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo”.
3. Ban cán sự Đảng Thanh tra Chính phủ, Chương trình hành động số 89/CTHĐ-BCS ngày 06/3/2008 về thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị “về tình hình, kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo từ năm 2006 đến nay và giải pháp trong thời gian tới”.
4. Bộ Chính trị, Thông báo kết luận số 130-TB/TW ngày 10/01/2008 về tình hình, kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo từ năm 2006 đến nay và giải pháp trong thời gian tới.
5. Chính phủ, Nghị định số 53/2005/NĐ-CP ngày 19/4/2005 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Khiếu nại, tố cáo và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo năm 2004, 2005, http://www.thanhtra.gov.vn/ct/vbpq.
6. Chính phủ, Nghị định số 75/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 quy định chi tiết một số điều của Luật Khiếu nại năm 2011,
http://www.thanhtra.gov.vn/ct/vbpq.
7. Chính phủ, Nghị định số 76/2012/NĐ-CP ngày 03/10/2012 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tố cáo,
http://www.thanhtra.gov.vn/ct/vbpq.
8. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, Chỉ thị số 07/CT-UBND ngày 13/3/2012 về tăng cường lãnh đạo công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.
9. Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XVI (nhiệm kỳ 2005-2010).
10. Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2010-2015).
11. Đảng Cộng sản Việt Nam, Báo cáo của Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VII về các văn kiện trình Đại hội VIII.
12. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, http://dangcongsan.vn/cpv/.
13. Đảng Cộng sản Việt Nam, Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, http://dangcongsan.vn/cpv/.
14. Hội đồng Nhà nước (nay là Ủy ban Thường vụ Quốc hội), Pháp lệnh Quy định xét và giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân số 03- LCT/HĐNN7 ngày 03/12/1981, http://www.vietlaw.gov.vn
15. Hội đồng Nhà nước, Pháp lệnh Khiếu nại, tố cáo của công dân số 53-LCT/HĐNN8 ngày 07/5/1991, http://www.vietlaw.gov.vn.
16. Quộc hội Khoá X, Luật Khiếu nại, tố cáo số 09/1998/QH10 ngày 02/12/1998, http://www.thanhtra.gov.vn/ct/vbpq
17. Quộc hội Khoá XI, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo số 26/2004/QH11 ngày 15/6/2004,
http://www.thanhtra.gov.vn/ct/vbpq.
18. Quộc hội Khoá XI, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Khiếu nại, tố cáo số 58/2005/QH11 ngày 29/11/2005,
http://www.thanhtra.gov.vn/ct/vbpq.
19. Quốc hội Khoá XIII, Luật Khiếu nại số 02/2011/QH13 ngày 11/11/2011, http://www.thanhtra.gov.vn/ct/vbpq.
20. Quốc hội Khoá XIII, Luật Tố cáo số 03/2011/QH13 ngày 11/11/2011, http://www.thanhtra.gov.vn/ct/vbpq.
21. Quốc hội Khoá XI, Nghị Quyết số 30/2004/QH11 ngày 15/6/2004 về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước (thông qua tại Kỳ họp thứ 5 ngày 15/6/2004).
22. Lưu Văn Sùng, Nguyễn Văn Long (2007), Đình công của công nhân thực trạng và những giải pháp xử lý ở tỉnh Đồng Nai, tr.1-204, Nxb
Chính trị Quốc gia.
23. Thanh tra Chính phủ, Báo cáo số 1198/BC-TTCP ngày 16/05/2012 về tình hình, kết quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo từ năm 2008 đến năm 2011 và giải pháp trong thời gian tới (Tài liệu hội nghị trực tuyến toàn quốc ngày 02/5/2012 về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo).
24. Thanh tra tỉnh Hà Tĩnh, Báo cáo số 25 BC/TT ngày 25/4/2009 về tình hình khiếu nại của nông dân liên quan đến việc thu hồi đất năm 2008 và quý I/2009.
25. Thủ tướng Chính phủ, Chỉ thị số 14/CT-TTg ngày 18/5/2012 về chấn chỉnh và nâng cao hiệu quả công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, http://www.thanhtra.gov.vn/ct/vbpq.
26. TS. Phạm Hồng Thái, TS. Đinh Văn Mậu (1996) Luật Hành chính Việt Nam, NXB thành phố Hồ Chí Minh.
27. Hoàng Bá Thịnh, Bài viết trong khuôn khổ hợp tác với Viện chiến lược và Khoa học, Bộ Công an tháng 01/2008, Xung đột xã hội từ quan điểm xã hội học, tr.1-505.
28. Tỉnh ủy Hà Tĩnh, Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh khoá XV trình Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI.
29. Tỉnh uỷ Hà Tĩnh, Chương trình hành động số 682-CT/TU ngày 10/4/2008 thực hiện Kết luận của Bộ Chính trị “về tình hình, kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo từ năm 2006 đến nay và giải pháp trong thời gian tới” theo Thông báo số 130-TB/TW ngày 10/01/2008.
30. Tỉnh ủy Hà Tĩnh, Công điện mật số 452/CĐ-TU ngày 23/4/2012 về tăng cường lãnh đạo công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.
31. Tỉnh ủy Hà Tĩnh, Kết luận số 07-KL/TU ngày 05/10/2011 về tình hình, kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo thời gian qua, nhiệm vụ trọng tâm trong thời gian tới.
32. Tỉnh ủy Hà Tĩnh, Kết luận số 13-KL/TU ngày 28/8/2012 về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.
33. Ủy ban nhân dân tỉnh, Kế hoạch số 80/KH-UBND ngày 23/4/2008 về việc thực hiện Thông báo của Bộ Chính trị số 130-TB/TW ngày 14/1/2008.
34. Ủy ban nhân dân tỉnh, Quyết định số 1454QĐ/UB-NC ngày 13/8/2004 về việc thành lập Hội đồng tư vấn giải quyết khiếu nại tố cáo cấp tỉnh.
35. Ủy ban nhân dân tỉnh, Quyết định số 2955/2011/QĐ-UBND ngày 12/9/2011 về việc thành lập Hội đồng tư vấn giải quyết khiếu nại tố cáo của tỉnh (thay thế Quyết định số 1454QĐ/UB-NC ngày 13/8/2004).
36. TS. Nguyễn Cửu Việt (2000), Luật Hành chính Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.