Kinh nghiệm thực tế của tỉnh Hà Tĩnh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết khiếu nại hành chính với giữ ổn định chính trị - xã hội ở Hà Tĩnh (Trang 57 - 66)

2.1. Nguyên nhân, xu hƣớng và những kinh nghiệm của tỉnh Hà Tĩnh

2.1.2. Kinh nghiệm thực tế của tỉnh Hà Tĩnh

Thông qua trao đổi công tác, nghiệp vụ giữa các địa phương và tổng kết công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo cấp tỉnh, cũng như toàn quốc cho thấy nơi nào làm tốt các nội dung cơ bản sau thì nơi đó tình hình khiếu nại, tố cáo rất ổn định, cụ thể:

- Coi công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo nói chung và giải quyết khiếu nại hành chính nói riêng là nhiệm vụ quan trọng của cả hệ thống chính trị và thường xuyên đặt dưới sự lãnh đạo của cấp ủy các cấp. Kinh nghiệm cho thấy trong thời gian qua Tỉnh ủy Hà Tĩnh đã có các văn bản chỉ đạo quyết liệt, cụ thể về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên phạm vi toàn tỉnh (Chỉ thị số 24-CT/TU ngày 16/12/2002 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy tăng cường công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo đảm bảo ổn định tình hình; Chương trình hành động số 682-CTr/TU ngày 10/4/2008 của Tỉnh ủy Hà Tĩnh về thực hiện Thông báo Kết luận của Bộ Chính trị số 130-TB/TW ngày 10/01/2008 về tình hình, kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo từ năm 2006 đến nay và giải pháp trong thời gian tới; Kết luận số 07-KL/TU ngày 05/10/2011 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tình hình, kết quả giải quyết khiếu nại, tố cáo thời gian qua, nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới; Công điện mật số 452-CĐ/TU ngày 23/4/2012 về việc tập trung theo dõi, chỉ đạo giải quyết, xử lý các vụ việc khiếu nại, tố cáo trên địa bàn; Kết luận số 13-KL/TU ngày 28/8/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo …). Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện các cấp ủy ở địa phương thông qua việc phân công các đồng chí Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy trực tiếp chỉ đạo các huyện, thành phố,

thị xã trực thuộc tỉnh để theo dõi sát tình hình khiếu nại, tố cáo, nắm bắt diễn biến phát sinh các vụ việc khiếu nại, nhất là các vụ việc có tính chất phức tạp để cùng Huyện, Thành, Thị ủy chỉ đạo giải quyết dứt điểm ngay tại cơ sở. Đình kỳ giao ban Ban Thường vụ Tỉnh ủy luôn dành thời gian để nghe và chỉ đạo công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo trên phạm vi toàn tỉnh và tùy theo tình hình thực tế Ban Thường vụ Tỉnh ủy họp đột xuất để nghe, chỉ đạo chuyên đề giải quyết khiếu nại, tố cáo tại một số địa phương có tiển ẩn, nguy cơ phát sinh khiếu nại phức tạp, hoặc nghe cho giải pháp chỉ đạo trực tiếp giải quyết những vụ việc phức tạp. Đặc biệt, đồng chí Bí thư Tỉnh ủy đã trực tiếp mời các công dân khiếu nại kéo dài để lắng nghe tâm tư, trao đổi các nguyện vọng và đối thoại giải thích, đồng thời chỉ đạo hỗ trợ các khó khăn, vướng mắc để công dân chấm dứt khiếu nại. Ban Thường vụ Tỉnh ủy cũng đã đưa vào Quy chế nơi nào để xảy ra tình trạng khiếu kiện phát sinh phức tạp thì Bí thư Huyện, Thành, Thị ủy nơi đó chịu trách nhiệm trước tập thể Ban Thường vụ. Từ những chỉ đạo cụ thể và ràng buộc trách nhiệm quyết liệt như vậy, nên thời gian qua tình hình khiếu nại, tố cáo nói chung và khiếu nại hành chính nói riêng giảm hẳn, không có các đoàn khiếu kiện đông người ra Trung ương như những năm trước đây, mặc dù tỉnh đang thực hiện thu hồi đất, giải phóng mặt bằng trên diện rộng.

Thực tiễn cũng cho thấy những huyện, thành phố, thị xã nào cấp ủy làm tốt công tác này thì tình hình khiếu nại, tố cáo rất ổn định và địa phương có điều kiện tập trung chăm lo phát triển kinh tế xã hội. Ngược lại nhưng nơi nào cấp ủy đảng với chính quyền không thống nhất, mất đoàn kết nội bộ và không chăm lo công tác giải quyết các đơn thư của người dân thì nơi đó có nhiều vụ việc khiếu nại kéo dài, rất bức xúc. Hậu quả là phải thay thế lãnh đạo cấp ủy địa phương để đưa “luồng gió mới” chỉ đạo công tác này, tuy vậy trong thực tế hệ lụy tại số ít địa phương ở Hà Tĩnh phải mất một thời gian dài mới giải

quyết triệt để những vụ việc tồn đọng kéo dài, thậm chí cấp tỉnh phải vào cuộc hỗ trợ.

- Người đứng đầu cơ quan hành chính các cấp phải chịu trách nhiệm trực tiếp về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo mà không được ủy quyền cho cấp phó, hoặc khoán trắng nhiệm vụ cho cơ quan Thanh tra cùng cấp. Thực hiện nghiêm túc, đầy đủ đúng tinh thần Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo và Luật Tiếp công dân việc tiếp công dân, giải quyết khiếu nại hành chính là trách nhiệm trực tiếp của Chủ tịch UBND các cấp, Thủ trưởng cơ quan hành chính các cấp.

Chủ tịch UBND tỉnh, Giám đốc các Sở, ngành thuộc tỉnh, UBND các huyện, thành phố, thị xã, Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn phải thường xuyên theo dõi sát tình hình, nội dung, diễn biến và quá trình chỉ đạo giải quyết các vụ việc khiếu nại phát sinh trên địa bàn mình quản lý. Nắm rõ bản chất vụ việc, khó khăn, vướng mắc quá trình giải quyết từ đó chủ động chỉ đạo hướng tháo gỡ mới có cơ hội tháo “nút thắt”, giải quyết dứt điểm vụ việc. Kết quả qua thanh tra trách nhiệm người đứng đầu trong việc chấp hành Luật Tiếp công dân, Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo gắn với rà soát giải quyết các vụ việc phức tạp, kéo dài thuộc thẩm quyền cơ sở tại một số địa phương cụ thể cho thấy, trong từng thời kỳ khác nhau cho thấy những nơi nào Chủ tịch UBND cấp huyện, Giám đốc các Sở ngành (thường các Sở có có nhiều đơn thư khiếu nại như Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Sở Tài nguyên và Môi trường; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Sở Giao thông Vận tải) thì giai đoạn nào người đứng đầu thực sự có trách nhiệm, quan tâm và nắm chắc tình hình khiếu nại, tố cáo thì các vụ việc thuộc thẩm quyền được giải quyết nhanh gọn, đúng quy định pháp luật. Ngược lại những nơi nào, thời kỳ nào người đứng đầu chính quyền, cơ quan hành chính không quan tâm thì các vụ việc phát sinh nhiều, thậm chí có diễn biến rất phức tạp do không được

quan tâm giải quyết thỏa đáng ngay từ đầu tại địa phương, ngành đó tình hình sẽ trở nên rất phức tạp.

- Công tác giải quyết khiếu nại phải đặt dưới sự chỉ đạo của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền, cơ quan hành chính các cấp nhưng phải có sự tham gia và phối hợp chặt chẽ các tổ chức, đoàn thể trong hệ thống chính trị cùng cấp. Quá trình giải quyết khiếu nại hành chính phải có sự tham gia đông đảo của các tổ chức chính trị - xã hội giám sát, cho ý kiến phản biện, từ đó người đứng đầu chính quyền, cơ quan đơn vị trong quá trình giải quyết khiếu nại có điều kiện lắng nghe và nhìn nhận khách quan, đa chiều, đánh giá đầy đủ trên các khía cạnh pháp lý, thực tiễn tình hình để kết luận, giải quyết vụ việc hợp lý, hợp tình. Từ đó tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong hệ thống chính trị về giải quyết khiếu nại, tránh chủ quan, áp đặt sai lệch, duy ý chí. Đây là kinh nghiệm rất giá trị trong thực tiễn làm công tác này, vì ngoài việc giúp ban hành văn bản kết luận vụ việc, quyết định giải quyết khiếu nại hành chính đúng quy định pháp luật thì việc tổ chức thực hiện kết quả giải quyết khiếu nại hành chính đã có hiệu lực pháp luật rất có hiệu quả vì mọi người đã đồng thuận chung, nắm rõ bản chất vụ việc.

- Lãnh đạo phải trực tiếp gặp gỡ và tuyên truyền, vận động nhân dân trước khi thực hiện các dự án nhằm hạn chế thấp nhất các đơn khiếu nại phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện các dự án. Tại Hà Tĩnh, trước khi thực hiện một số dự án lớn, Chủ tịch UBND tỉnh đã trực tiếp đến từng khu dân cư hoặc tổ dân phố để tuyên tuyền, vận động người dân thống nhất và chấp hành tốt các chủ trương của tỉnh để tạo sự đồng thuận trong nhân dân (dự án Formosa - Kỳ Anh, Chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp gặp gỡ rất nhiều lần đối với nhiều gia đình, đồng thời tranh thủ gặp gỡ người đứng đầu Giáo xứ nơi có dự án để giải thích rõ chủ trương và vận động phối hợp thực hiện bồi thường GPMB).

- Khi giải quyết cần có sự linh hoạt trong việc vận dụng cơ chế chính sách, phải gắn giải quyết khiếu nại với thực hiện chính sách an sinh xã hội để tạo điều kiện cho người dân ổn định cuộc sống, nhất là hộ nghèo, gia đình chính sách … khắc phục tình trạng giải quyết khiếu nại theo lối hành chính, cấp trên chỉ đơn thuần nghe cấp dưới, ít lắng nghe ý kiến người khiếu nại dễ dẫn đến kết luận và quyết định giải quyết thiếu chính xác, đưa ra các biện pháp giải quyết thiếu tính khả thi dẫn đến vụ việc kéo dài.

- Chủ động rà soát, theo dõi sát tình hình, diễn biến khiếu nại, tại các địa phương nơi có khiếu nại tập trung đông người phải tăng cường lực lượng giữ gìn an ninh trật tự tại trụ sở các cơ quan, chuẩn bị lực lượng chính trị nòng cốt để phối hợp với các cơ quan chức năng vận động người dân khiếu nại trở về địa phương. Bên cạnh đó phải kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm, lợi dụng quyền khiếu nại để kích động, lôi kéo, xúi giục người khác đi khiếu nại đông người trái pháp luật, để giáo dục, răn đe các trường hợp tương tự khác có thể lây lan. Thực tế Hà Tĩnh một số vụ việc kẻ xấu kích động, xúi dục lôi kéo người dân ít hiểu biết pháp luật khiếu nại trái pháp luật rất phức tạp, làm cho một số cơ quan Trung ương hiểu chưa đầy đủ, đúng bản chất nhưng sau khi Trung ương trực tiếp về địa phương rà soát đã nhận rõ và chỉ đạo cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh điều tra, khởi tố tình hình sự thì vụ việc mới được xử lý dứt điểm, không tạo hiệu ứng đối với các trường hợp khác như trước đó.

- Tranh thủ sự chỉ đạo, hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ của cơ quan cấp trên (Thanh tra, Tài nguyên và Môi trường, Lao động - Thương binh và Xã hội và các ngành trong khối nội chính) nhất là những vụ việc khiếu nại hành chính có tính chất phức tạp, đụng chạm đến những vấn đề nhạy cảm, chứng cứ thu thập không nhiều, có nhiều yếu tố mâu thuẫn, căn cứ pháp luật áp dụng giải quyết còn chưa rõ ràng, thậm chí ý kiến các ngành cùng cấp còn khác nhau.

Trong thực tiễn những năm gần đây, đối với những vụ việc khó khăn phức tạp UBND tỉnh Hà Tĩnh đều có văn bản xin ý kiến các Bộ, ngành có liên quan nội dung khiếu nại và chỉ đạo cơ quan tham mưu trực tiếp mang hồ sơ tài liệu vụ việc xin ý kiến tham vấn, chỉ đạo của cấp trên hướng giải quyết. Ở cấp tỉnh cũng vậy, Thanh tra tỉnh Hà Tĩnh thường xuyên chỉ đạo cơ quan cấp dưới phải hết sức cẩn trọng, cầu thị trong quá trình kết luận giải quyết vụ việc. Nếu địa phương thụ lý, giải quyết các vụ việc phức tạp Thanh tra tỉnh tổ chức họp các ngành trong tỉnh có liên quan, thậm chí mời cơ quan kỹ thuật chuyên môn, luật sư, cơ quan báo chí đã có ý kiến về vụ việc đó tham dự để lắng nghe và thống nhất hướng giải quyết vụ việc. Để chuẩn bị cho cuộc họp có chất lượng, đi sâu cho ý kiến những vấn đề khó khăn, trái chiều thì cơ quan tham mưu phải cung cấp hồ sơ vụ việc (trừ văn bản Mật) cho các cơ quan tham dự để nghiên cứu kỹ và cho ý kiến tại cuộc họp có chất lượng. Quá trình quản lý, theo dõi địa bàn của cán bộ cấp trên phải bám nắm và chỉ đạo sát cơ sở hướng giải từng vụ việc, trong trường hợp vượt quá thẩm quyền thì đề xuất thủ trưởng cơ quan cử cán bộ theo dõi địa bàn tổ chức họp cho ý kiến ngay.

Với cách làm như vậy, trong những năm gần đây ở Hà Tĩnh các vụ việc hầu như được giải quyết đúng hạn định tại địa phương, cơ sở, đặc biệt kết quả giải quyết chất lượng rất cao. Qua thanh tra trách nhiệm của Thanh tra Chính phủ, cũng như việc rà soát các Tổ công tác do Thủ tướng Chính phủ, Tổng Thanh tra Chính phủ thành lập để kiểm tra, soát xét lại các vụ việc địa phương đã giải quyết thì Trung ương đều thống nhất cao với kết quả giải quyết của địa phương và cho ý kiến chấm dứt, không xem xét, giải quyết lại. Nhờ đó các công dân có đơn khiếu nại kéo dài cũng nhận thức rõ, chấp hành kết quả giải quyết, không đeo bám khiếu kiện ra Trung ương như trước đây.

- Bên cạnh tham vấn ý kiến chỉ đạo hướng dẫn của cấp trên thì trên cơ sở mô hình của tỉnh thành lập Hội đồng tư vấn giải quyết khiếu nại, tố cáo

(theo Quyết định số 460 QĐ/UB-NC ngày 23/3/2004 của UBND tỉnh Hà Tĩnh) do Chủ tịch UBND tỉnh làm Chủ tịch Hội đồng, Thanh tra làm Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng, Thành viên gồm đại diện các cơ quan: Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh, Công an tỉnh, Tòa án nhân dân tỉnh; Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc tỉnh, Cục Thi hành án Dân sự tỉnh; Sở Tư pháp; Hội Nông dân tỉnh, Hội Phụ nữ tỉnh, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy tham vấn cho ý kiến giúp Chủ tịch UBND tỉnh có cơ sở chắc chắn kết luận, giải quyết khiếu nại, nhất là những vụ việc phức tạp. Mô hình này đã được Hà Tĩnh nhân rộng ở tất cả UBND các huyện, thành phố, thị xã phục vụ quá trình xem xét, giải quyết các vụ việc phức tạp và đã mang lại kết quả hết sức thiết thực. Qua trao đổi, học tập kinh nghiệm toàn quốc về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo do Thanh tra Chính phủ tổ chức tại Thủ đô Hà Nội trung tuần tháng 6 năm 2009, Thanh tra tỉnh Hà Tĩnh đã báo cáo điển hình mô hình nêu trên và được toàn thể hội nghị đánh giá rất cao. Hiện nay, Trung ương cũng lấy mô hình này đưa vào Luật Khiếu nại năm 2011 để quy định trình tự giải quyết vụ việc khiếu nại có tính chất phức tạp mà trước đây chưa từng quy định trong Luật Khiếu nại năm 1998, được sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2005 (Khoản 2 Điều 36, Luật Khiếu nại năm 2011 quy định “Đối với vụ việc khiếu nại phức tạp, nếu thấy cần thiết, người

giải quyết khiếu nại lần hai thành lập Hội đồng tư vấn để tham khảo ý kiến giải quyết khiếu nại”).

- Giải quyết khiếu nại phải tuân thủ đúng quy trình pháp luật, đầy đủ các thủ tục. Công tác thu thập chứng cứ phải cẩn trọng, đầy đủ, không bỏ sót bất cứ tài liệu, chứng cứ nào có liên quan vụ việc. Có như vậy mới có điều kiện nhìn nhận, đánh giá sự vật, hiện tượng có liên quan nội dung khiếu nại đầy đủ trên tất cả các mặt. Quá trình sử dụng chứng cứ phải có chọn lọc thật tinh tế, nhạy cảm, không sử dụng tràn lan, mà tập trung xem xét tài liệu chứng

cứ phản ánh trung thực, khách quan vụ việc có tính chất cốt lỏi, quyết định việc kết luận, giải quyết vụ việc. Phải nhìn nhận chứng cứ, tài liệu duy vật biện chứng, không sa vào những tình tiết không liên quan, hoặc không đánh giá đúng bản chất hiện tượng, rồi dẫn đến mất phương hướng giải quyết vụ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết khiếu nại hành chính với giữ ổn định chính trị - xã hội ở Hà Tĩnh (Trang 57 - 66)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)