Trạng thái xung đột và giải tỏa xung đột

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết khiếu nại hành chính với giữ ổn định chính trị - xã hội ở Hà Tĩnh (Trang 31 - 32)

1.2. Vai trò của giải quyết khiếu nại hành chính đối với ổn định chính trị

1.2.4. Trạng thái xung đột và giải tỏa xung đột

Xung đột xã hội là sự bùng phát đấu tranh giữa các chủ thể để giành những giá trị (vật chất, tinh thần…) trong đời sống xã hội. Trong cuộc đấu tranh đó, mỗi chủ thể cố gắng giành những giá trị tốt nhất cho mình và hạn chế hoặc phủ nhận giá trị của chủ thể khác. Các chủ thể ở đây có thể là cá nhân, một cộng đồng, một quốc gia, một giai cấp, hoặc một lực lượng xã hội… quan hệ giữa các chủ thể này suy đến cùng là: ai được cái gì? được khi nào? và được như thế nào? [22,tr. 10]

Xung đột ở đây có thể diễn ra ở các cấp độ khác nhau:

(1) Giai đoạn ngấm ngầm, là những tranh chấp ôn hòa cục bộ giữa hai lực lượng đối chọi nhau về quyền lợi. Giai đoạn này mỗi bên còn phải cố giữ để hạn chế những bột phát có thể gặp rủi ro bất lợi cho mình;

(2) Giai đoạn công khai, hai bên đã không còn giữ trạng thái “bằng mặt không bằng lòng” nữa. Các bên công khai thái độ về tình trạng xung đột, công khai đấu tranh bảo vệ quyền lợi của mình chống lại phía bên kia;

(3) Giai đoạn căng thẳng đối đầu, không tương dung, đây là giai đoạn có thể bùng phát thành điểm nóng xã hội hoặc điểm nóng chính trị - xã hội. Các bên quyết đấu tranh để giành thắng lợi cho mình. Kết cục giai đoạn này đời sống xã hội có thể theo một trong hai xu hướng hoặc là hủy hoại, hoặc là tạo ra sự phát triển, tùy theo hoàn cảnh lịch sử. Thường là khi lực lượng xã

hội tiến bộ có sức mạnh thắng thế thì sẽ dẫn đến sự phát triển tiến bộ, còn nếu lực lượng nào bảo thủ, phản động thắng thế thì sẽ dẫn đến phản phát triển hoặc hủy diệt [22,tr.11].

Khiếu nại hành chính ở nước ta chưa thể coi là xung đột xã hội, hay nói đúng hơn là chưa đến mức xung đột xã hội mà đó là công dân, tổ chức chưa đồng ý và có đơn khiếu nại các quyết định hành chính, hành vi hành chính của các cơ quan hành chính nhà nước, của cán bộ, công chức ban hành, thực hiện trong quá trình quản lý nhà nước chưa đúng pháp luật, làm ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, người dân cần được bảo vệ. Nhưng nếu không chăm lo và giải quyết tốt các khiếu nại hành chính thì các biểu hiện (trạng thái) của xung đột nêu trên cũng có thể diễn ra trong khiếu nại hành chính. Theo đó giải quyết khiếu nại hành chính thực chất là giải tỏa xung đột và tốt nhất là giải quyết ngay từ giai đoạn đầu hoặc giai đoạn thứ hai, không để trở thành căng thẳng đối đầu phát sinh thành điểm nóng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết khiếu nại hành chính với giữ ổn định chính trị - xã hội ở Hà Tĩnh (Trang 31 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)