Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết khiếu nại hành chính với giữ ổn định chính trị - xã hội ở Hà Tĩnh (Trang 38 - 39)

1.3. Các điều kiện đảm bảo giải quyết khiếu nại

1.3.2. Điều kiện kinh tế xã hội

- Kinh tế có ảnh hưởng to lớn và trực tiếp đến tất cả mọi mặt đời sống xã hội của một đất nước. Đối với công tác giải quyết khiếu nại hành chính cũng vậy, điều kiện kinh tế tài chính của đất nước quyết định sự thành bại công tác này. Kinh tế có mạnh mới có điều kiện đầu tư, chăm lo công tác này từ việc hoạch định chính sách phát triển kinh tế song hành với an sinh xã hội. Chính sách phát triển kinh tế không chỉ phục vụ bộ phận chiếm số ít mà phải hài hòa lợi ích tất cả các thành viên trong xã hội, tạo một xã hội “xích lại” gần nhau, không có mâu thuẩn đối kháng làm phát sinh khiếu nại, khiếu kiện. Những người có điều kiện, hoàn cảnh hạn chế cả về thể chất, lẫn trí tuệ vẫn có thể tiếp cận các chủ trương chính sách hỗ trợ và có thể tự lao động, đảm bảo cuộc sống tối thiểu.

- Nếu điều kiện kinh tế tài chính tốt rất dễ dàng điều chỉnh lợi ích trong quá trình thực hiện các chương trình mục tiêu phát triển kinh tế và hạn chế được các bất cập, chưa bắt kịp của chế độ chính sách hiện hành. Trong xu thế các địa phương đều tập trung đầu tư các dự án kinh tế - xã hội nên công tác thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án được triển khai trên diện rộng, đẩy nhanh tiến độ trong khi pháp luật về bồi thường, hỗ trợ chưa theo kịp, giá bồi thường đất của nhà nước cho người dân chưa phản ánh đúng giá trị thật, sát với giá thị trường dẫn đến mâu thuẫn, phát sinh khiếu nại. Trong trường hợp này, bên cạnh việc bồi thường theo giá của nhà nước quy định, nhưng do có nguồn lực tài chính dồi dào thì chính quyền các cấp triễn khai đồng bộ các chính sách hỗ trợ khác như: Bù chênh lệch giá với tỉ lệ cao nhất trong khung, hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp, hỗ trợ thu nhập trong thời gian bị thu hẹp sản xuất, hỗ trợ thuê nhà ở và các vấn đề xã hội khác, từ đó điều chỉnh hài hòa lợi ích cho người dân, hạn chế mâu thuẫn, khiếu nại có liên quan. Hay trong chế độ chính sách đối với người có công với cách mạng,

khi kinh tế phát triển, điều kiện tài chính cho phép nhà nước có điều kiện nâng dần mức hưởng trợ cấp, mở rộng đối được hưởng (đáng ra trước đây được hưởng nhưng điều kiện chưa cho phép), tạo sự bình đẳng, nhân văn trong xã hội, không có sự so bì giữa các thành phần trong xã hội khi mà đất nước ta phải trải qua các cuộc chiến tranh dài, khốc liệt, sự mất mát hy sinh vô cùng to lớn, như sinh thời Bác từng nói “không sợ thiếu, chỉ sợ không công bằng”.

- Kinh tế phát triển, tiềm lực tài chính có vững mạnh thì nhà nước mới có điều kiện tăng cường tổ chức biên chế, đãi ngộ thỏa đáng chế độ chính sách cho cán bộ làm công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại và tập trung đầu tư cơ sở vật chất, tranh thiết bị phục vụ công tác này tốt hơn. Nếu nhân lực không đủ, chất lượng cán bộ không cao và đồng đều, cơ sở vật chất (như máy ghi âm, siêu âm đo đạc, quay phim, chụp ảnh, giám định các tài liệu chứng cứ…) không đảm bảo, chắc chắn sẽ ảnh hưởng chất lượng thanh tra, giải quyết khiếu nại. Mặt khác, giải quyết khiếu nại, tố cáo là công việc khó khăn, phức tạp, không “bổng lộc”, do đó nếu chế độ chính sách đãi ngộ cho cán bộ làm công tác này không thỏa đảng thì họ sẽ ít gắn bó, nhiệt huyết đối với công việc, thậm chí dễ xảy ra thiếu vô tư, công tâm khi làm nhiệm vụ.

Nói tóm lại điều kiện kinh tế, xã hội có ảnh hưởng to lớn đến hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, từ việc tạo môi trường xã hội không để phát sinh mâu thuẫn cho đến quá trình giải quyết khiếu nại khi có phát sinh.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết khiếu nại hành chính với giữ ổn định chính trị - xã hội ở Hà Tĩnh (Trang 38 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)