Yêu cầu và giải pháp nâng cao hiệu quả, hiệu lực giải quyết khiếu nạ

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết khiếu nại hành chính với giữ ổn định chính trị - xã hội ở Hà Tĩnh (Trang 66 - 71)

2.2.1. Những yêu cầu khách quan phải nâng cao hiệu quả, hiệu lực giải quyết khiếu nại hành chính ở tỉnh Hà Tĩnh quyết khiếu nại hành chính ở tỉnh Hà Tĩnh

a. Xuất phát từ yêu cầu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân, tổ chức, nhà nước và quản lý nhà nước ở các cấp

Công dân đứng ra gửi đơn khiếu nại là họ thực hiện quyền bảo vệ các lợi ích hợp pháp của mình đang bị xâm phạm, hoặc bị đe dọa xâm hại được pháp luật cho phép. Do đó, khi có khiếu nại của công dân, tổ chức thì cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền phải có trách nhiệm xem xét, giải quyết các khiếu nại theo đúng quy định pháp luật nhằm mục đích ngăn chặn, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tổ chức khi đang bị, hoặc có thể bị xâm phạm. Mặt khác, thông qua việc giải quyết khiếu nại, cơ quan nhà nước có điều kiện xem xét các chủ trương, chính sách, các quyết định của mình có đúng quy định của Đảng và cơ quan Nhà nước cấp trên hay không, có phù hợp tình hình thức tế hay không, từ đó để điều chỉnh, bổ sung cho hợp hiến, hợp pháp và phù hợp quy luật thực tế khách quan. Trong quá trình giải quyết khiếu nại nếu phát hiện cán bộ, công chức có vi phạm phải kịp thời xử lý tùy theo mức độ vi phạm và chế tài pháp luật, chấn chỉnh công tác quản lý. Đặc biệt việc giải quyết khiếu nại kịp thời, đúng quy định pháp luật là nâng cao uy tín của các cơ quan nhà nước, tạo dựng niềm tin của quần chúng nhân dân đối với Đảng, cơ quan công quyền, khơi nguồn cảm hứng cho quần chúng nhân dân tham gia giám sát, quản lý nhà nước một cách tích cực, làm cho bộ máy chính quyền hoạt động ngày càng hiệu quả, minh bạch hơn.

b. Xuất phát từ yêu cầu tăng cường pháp chế XHCN trong lĩnh vực giải quyết khiếu nại; siết chặt kỷ luật, kỷ cương và ổn định tình hình chính trị - xã hội ở địa phương

Pháp chế XHCN là chế độ đặc biệt của đời sống chính trị - xã hội, trong đó mọi cơ quan Nhà nước, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, cán bộ, công chức nhà nước, nhân viên của các tổ chức xã hội và mọi công dân đều phải tuân thủ pháp luật một cách nghiêm chỉnh, triệt để, chính xác.

Tăng cường pháp chế XHCN là tăng cường nguyên tắc trong tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước tuân thủ pháp luật một cách tuyệt đối. Tăng cường nguyên tắc hoạt động của các tổ chức chính trị, chính trị xã hội và tăng cường nguyên tắc trong xử sự của mọi công dân theo hiến pháp và pháp luật. Với ý nghĩa như vậy, hiện nay nhà nước đang thực hiện chủ trương không ngừng tăng cường pháp chế XHCN trong quản lý nhà nước, xã hội trên tất cả các lĩnh vực và là điều kiện cơ bản để phát huy dân chủ.

Xuất phát từ yêu cầu như vậy thì trong quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại từ việc ban hành các văn bản quy định của nhà nước về giải quyết khiếu nại, quá trình tổ chức thực hiện công tác tiếp công dân, xử lý đơn thư và giải quyết khiếu nại phải không ngừng tăng cường pháp chế XHCN. Từ đó đòi hỏi mọi cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước và mọi công dân phải tuân thủ pháp luật một cách nghiêm minh, không để vi phạm pháp luật xảy ra, hạn chế tối đa không làm phát sinh khiếu nại, khiếu kiện làm mất ổn định chính trị - xã hội. Quá trình giải quyết khiếu nại, cơ quan nhà nước cũng phải trên nguyên tắc tuân thủ pháp luật, làm những gì pháp luật quy định, không lạm quyền, tiếm quyền và thực hiện những hành vi không được pháp luật quy định. Theo nguyên tắc đó, các công dân khi thực hiện quyền khiếu nại của mình cũng phải theo quy định pháp luật, chỉ được phép làm những gì pháp luật không cấm, không được vi phạm pháp luật (làm nhưng điều nhà nước cấm, không cho phép). Với việc các chủ thể trong xã hội đều thực hiện nguyên tắc trên thì chắc chắn hiệu lực, hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại được nâng lên. Từ việc ít có sai phạm dẫn đến phát sinh khiếu nại và nếu có khiếu nại thì việc giải quyết cũng chắc chắn tốt hơn.

Với việc tăng cường pháp chế XHCN bắt buộc các chủ thể trong xã hội, từ cơ quan nhà nước, tổ chức kinh tế, xã hội, cán bộ, công chức và mọi

công dân phải tự giác chấp hành pháp luật, hoạt động trên nguyên tắc pháp luật, và nếu có vi phạm xảy ra đều phải được xử lý bình đẳng, nghiêm minh trước pháp luật do đó mọi người phải tôn trọng pháp luật, sợ pháp luật, lấy hiến pháp và pháp luật làm chuẩn mực trong các hành vi xử sự của mình, mọi mặt của đời sống xã hội trở nên dân chủ, công khai và tường minh hơn. Theo đó, kỷ luật, kỷ cương nhà nước, xã hội được bảo đảm, ổn định chính trị - xã hội ngày càng được củng cố và giữ vững.

c. Xuất phát từ yêu cầu khắc phục những hạn chế, khuyết điểm trong giải quyết khiếu nại hành chính ở tỉnh Hà Tĩnh

Mặc dù trong thời gian gần đây công tác giải quyết khiếu nại hành chính ở Hà Tĩnh đã được tập trung chú trọng, kết quả giải quyết khiếu nại được nâng lên từng bước nhưng vẫn còn bộc lộ những hạn chế, khuyết điểm nhất định đã được nhìn nhận qua công tác thanh tra trách nhiệm việc chấp hành pháp luật khiếu nại và các quy định khác có liên quan, cụ thể: Trách nhiệm tiếp công dân định kỳ của Chủ tịch UBND huyện ở một số địa phương chưa cao. Việc tiếp công dân chưa gắn với chỉ đạo, theo dõi, đôn đốc đến cùng việc giải quyết các đơn thư khiếu nại của công dân, dẫn đến vụ việc bị kéo dài. Vẫn còn tình trạng tiếp công dân xong rồi bỏ đấy, không thực hiện đúng lời hứa, cam kết đối với nhân dân. Đặc biệt ở cấp xã, phường, thị trấn việc tiếp công dân còn tùy tiện chưa đúng luật định, không thực hiện theo lịch tiếp công dân mà pháp luật, quy chế UBND tỉnh đã ban hành, chưa công khai lịch tiếp công dân dẫn đến công dân thực hiện quyền khiếu nại của mình chưa đúng luật định, cứ có khiếu nại là công dân vào thẳng phòng làm việc Chủ tịch UBND xã, không tuân thủ ngày tiếp công dân, địa điểm tiếp công dân làm cho tình hình, nề nếp công tác tiếp công dân ở cấp xã rất lộn xộn. Từ những bất cập trên đã tác động đến công tác giải quyết khiếu nại của công dân trở nên còn hạn chế, yếu kém.

Vẫn còn tình trạng một số địa phương thụ lý giải quyết vụ việc khiếu nại chưa đúng thẩm quyền. Vụ việc thuộc cơ quan khác nhưng lại xác định thẩm quyền của mình, từ đó thụ lý giải quyết sai quy định, sau đó cấp trên kiểm tra, hủy kết quả giải quyết. Có không ít vụ việc ở cấp huyện đã kết luận, ra quyết định giải quyết chưa đúng bản chất vụ việc, sai pháp luật do cơ quan được giao tham mưu giải quyết kiểm tra, xác minh chưa kỹ càng, tìm kiếm, thu thập tài liệu, chứng cứ chưa triệt để, tiếp nhận các thông tin có liên quan vụ việc còn hời hợt, chưa toàn diện làm cho thủ trưởng cơ quan mình thiếu thông tin khi ra quyết định giải quyết. Bên cạnh đó việc nghiên cứu, xem xét áp dụng pháp luật có lúc vẫn còn sai sót.

Xuất phát từ những hạn chế, bất cập trên cần phải nâng cao nhận thức của người đứng đầu trong chỉ đạo, điều hành và chấp hành pháp luật giải quyết khiếu nại; tăng cường số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác tham mưu giải quyết khiếu nại; để từ đó có điều kiện nâng cao chất lượng, hiệu quả, hiệu lực công tác giải quyết khiếu nại hành chính nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong tình hình mới.

d. Xuất phát từ yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá phát triển kinh tế, xã hội và hợp tác, hội nhập của tỉnh Hà Tĩnh

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Hà Tĩnh trong những năm gần đây đang được đẩy nhanh và mạnh đòi hỏi phải nâng cao năng lực quản lý của nhà nước, hiêu quả hoạt động của bộ máy hành chính ở các cấp nhằm cung cấp các dịch vụ công phục vụ doanh nghiệp, phục vụ nhân dân thật sự có hiệu quả, trong đó có công tác giải quyết các khiếu nại hành chính của các doanh nghiệp, của công dân phải đáp ứng yêu cầu. Việc nâng cao chất lượng, hiệu quả, hiệu lực của công tác giải quyết các khiếu nại đối với các chủ thể trong xã hội, nhất là đối với các doang nghiệp -chủ thể tham gia tích cực vào việc phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh cũng chính là tạo

ra môi trường dân chủ, công khai và trong sạch để tiếp tục thu hút đầu tư, phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh.

Bên cạnh đó, do yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh thì việc hội nhập và hợp tác sâu rộng với tất cả các nước trong khu vực và trên thế giới, trên tất cả các lĩnh vực, không phân biệt thể chế chính trị thì đòi hỏi chúng ta cũng phải chủ động hội nhập và hợp tác về giải quyết khiếu nại hành chính với các nước. Việc hội nhập công tác giải quyết khiếu nại hành chính đối với các nước bắt buộc chúng ta phải hợp tác cả về cơ chế, chính sách giải quyết. Trao đổi, học hỏi kinh nghiệm giải quyết khiếu nại hành chính từ các nước bạn để chúng ta có cơ hội nâng cao năng lực giải quyết khiếu nại hành chính ngày càng tốt hơn, trong đó có cả việc giải quyết khiếu nại đối với doang nghiệp, nhà đầu tư nước ngoài, hoặc có các yếu tố khác của nước ngoài. Nếu tỉnh Hà Tĩnh không tuân thủ quy luật trên chắc chắn sẽ tụt hậu, bất cập, thậm chí là thất bại trong quá trình giải quyết khiếu nại hành chính, nhất là đối với các khiếu nại hành chính có yếu tố nước ngoài.

Tóm lại, đòi hỏi phải nâng cao hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo là để ổn định và phát triển đất nước theo mục tiêu XHCN…

2.3. Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác giải quyết khiếu nại hành chính ở tỉnh Hà Tĩnh hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Giải quyết khiếu nại hành chính với giữ ổn định chính trị - xã hội ở Hà Tĩnh (Trang 66 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)