Tổng hợp các lệnh chỉnh lý trang viên trong thời Viện chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm chính trị chế độ viện chính thời HAIEN ( 1086 1185) (Trang 71 - 86)

3.2. Sự phát triển của Phật giáo

Như đã trình bày ở chương trước, sự phức tạp trong mối quan hệ tay ba khiến tình hình chính trị Nhật Bản thời kỳ này luôn biến động. Những cuộc chiến tranh giành quyền lực trong triều khiến xã hội Nhật Bản thời kỳ này không ổn định. Và để đối phó với sự bất ổn ấy, Phật giáo cũng có những thay đổi riêng để thich nghi.

3.2.1. Quan hệ giữa triều đình và giới Phật giáo thời kỳ Viện chính Heian

Thời Viện chính đánh dấu thời kỳ mà Phật giáo, được sự bảo hộ của các Thượng hoàng và Thiên hoàng, phát triển mạnh mẽ. Sự phát triển ấy thể hiện ở việc mở rộng qui mô của các chùa. Ngay từ thời Nara, tăng ni không chỉ đơn giản là người đi tu mà phải là người được học hành giáo lý nhà Phật một cách chuyên nghiệp. So với nông dân, tăng ni không phải nộp thuế thân và đi phu cho triều đình, hơn nữa, lại không bị ràng buộc như người nông dân bị ràng buộc khế ước với lãnh chủ. Vì vậy, có rất nhiều nông dân muốn trở thành tăng ni. Tuy nhiên, điều này khiến việc thu tô thuế, và việc lao dịch của triều

đình bị ảnh hưởng, nên triều đình quyết định giới hạn số lượng tăng ni bằng cách đưa ra những tiêu chuẩn để công nhận tăng ni. Những người không được công nhận là tăng ni được gọi là Tư độ tăng (私度僧) và phải chịu sự giám sát nghiêm ngặt. Nhưng khi xây dựng chùa Todai (東大寺), là tự viện có qui mô lớn đầu tiên được xây dựng, triều đình đã phải thực hiện một cuộc vận động quyên góp trong toàn dân. Khi đó, có khoảng 100 Tư độ tăng được công nhận là tăng ni bởi những hoạt động quyên góp của mình. Sang đến thế kỉ IX, sự kiềm chế của triều đình lại giảm xuống. Các chùa lớn, hàng năm, được nhận một số lượng Tư độ tăng nhất định. Những người này trước hết sẽ có khoảng hai năm tu hành để học tập giáo lý nhà Phật, sau đó được thụ giới và đi theo một tăng ni đã có kinh nghiệm để học hỏi lề thói nhà chùa. Nhưng sau đó việc này bị bãi bỏ, người xuất gia sau khi thụ giới sẽ được xuống tóc làm hoà thượng. Thông thường, nhiều nhất là khoảng 14 tuổi sẽ được thụ giới, vì vậy, gia đình nào muốn cho con đi tu thường cho con học Phật pháp trước đó khoảng hai năm. Đến năm 893, người xuất gia sau khi thụ giới sẽ được coi là đắc đạo và được gọi là tăng ni. Tư chất tăng ni đương nhiên cũng vì thế mà bị hạ thấp.

Mặc dù số lượng tăng ni phát triển nhanh chóng như vậy, nhưng phân bố lại không đều. Hầu hết các tăng ni đều tập trung ở các tự viện. Các tự viện này đều được các gia đình quí tộc cúng tiến nhiều ruộng đất, và vật phẩm để nhờ cầu nguyện giúp, nên cuộc sống trong các tự viện rất thoải mái và sung túc. Thế kỉ IX, chùa Horyu (法隆寺) ngoài thầy tu có khoảng 263 người học giáo lý nhà Phật; còn chùa Daian (大 安寺) số lượng người đang đi học là khoảng 887 người. Cuối thế kỉ X, khi Thiên hoàng Enyu tu ở núi Hiei (比叡 山), ước chừng có đến khoảng 280 người được dùng để phục vụ bữa ăn cho các thầy tu. Từ năm 1106 đến năm 1107, chỉ tính ở ở ba nơi thờ cúng của chùa

Enryaku (延暦寺) là Toto (東塔), Saito (西塔), và Yokawa (横川) ước tính có khoảng 300 người tu hành. Từ đó có thể thấy qui mô rất lớn của chùa này.

Số lượng tăng ni tăng lên kéo theo số lượng những người phục vụ cũng tăng lên. Các tăng ni vì toàn bộ thời gian phải dùng để học Phật pháp và tiến hành nhiều nghi lễ quốc gia quan trọng, nên không thể quét dọn hay nấu nướng được, vì vậy vần phải có những người làm việc vặt trong chùa. Từ đó đã xuất hiện sự phân hóa về chức năng của các nhà sư trong chùa. Đó là những Học sư (学僧) với nhiệm vụ tầm cứu kinh kệ, Phật pháp; Sự sư ( 事僧) với chức trách soạn thảo, quản lý văn thư, giấy tờ cho nhà chùa; Tăng binh (僧兵) với nhiệm vụ vũ trang bảo vệ nhà chùa; và những người làm việc vặt trong chùa. Càng những tự viện lớn thì sự phân hóa này càng sâu sắc. Cùng với việc mở rộng qui mô của các chùa vốn đã tồn tại trước đây, thời kỳ này còn đánh dấu sự ra đời của rất nhiều chùa chiền lớn. Vốn là một người mộ đạo Thượng hoàng Shirakawa đã cho xây những chùa chiền lớn thuộc quyền quản lý của Viện, gọi chung là Đại tự viện (大寺院) như: Hosshoji (法勝寺), Keishoji (敬勝寺), Saishoji (最勝寺), Enshoji (円勝寺). Ngoài ra Thượng hoàng còn cho xây những ngôi chùa dành riêng cho Hoàng thất, gọi là Goganji (御願寺), hay còn gọi là Kokuo no ujidera (国王の氏寺).

Những ngôi chùa lớn xây dựng với qui mô lớn và rất tráng lệ, được Thượng hoàng ban cấp cho diện tích đất đai lớn, sau đó lại được nhiều lãnh chủ quanh vùng cúng tiến, ủy thác đất đai nên thế lực ngày càng mở rộng.

3.2.2. Sự gia tăng thế lực của giới Phật giáo thời kỳ Viện chính

Nhờ có sự ưu ái của các Thượng hoàng, thế lực của các chùa ngày càng được mở rộng. Từ đó nảy sinh mâu thuân giữa các chùa về việc tranh giành quyền chi phối các chùa nhỏ và các trang viên khác ở xung quanh. Xuất phát từ mâu thuẫn ấy, giữa các chùa đã có sự đụng độ về mặt quân sự với sự góp

mặt của tầng lớp Tăng binh [1] (僧兵). Tiêu biểu cho mâu thuẫn này là sự tranh giành giữa hai ngôi chùa Enryaku (延暦寺) và Kofuku (興福寺), là hai chùa lớn trong hệ thống Đại tự viện.

Mùa xuân năm 1113, triều đình bổ nhiệm Pháp sư Ensei (円勢) trở thành người đứng đầu chùa Kyomizu (清水寺), một ngôi chùa nằm dưới sự bảo trợ của chùa Kofuku. Việc bổ nhiệm này là theo tiền lệ khi bổ nhiệm Pháp sư Jocho (定朝). Jocho vốn là một thợ thủ công có tiếng thời Heian, làm việc dưới thời Fujiwara Michinaga và Yorimichi. Ensei là con út của ông và được Thượng hoàng Shirakawa đặc biệt trọng dụng. Tượng Phật của những chùa mà Thượng hoàng cho xây dựng, như các chùa thuộc Đại tự viện, Đại tháp Koyasan (高野山大塔), chùa Shirakawashingogan (白河新御願寺),v.v.v…, đều do một tay Ensei chế tạo. Vì vậy mà đến năm 1112, Ensei được trao pháp ấn với tư cách là pháp sư cao cấp nhất và đến năm 1113 được bổ nhiệm làm người đứng đầu chùa Kyomizu. Tuy nhiên, các tăng ni chùa Kofuku lại phản đối điều này. Họ cho rằng, nếu Jocho là người xuất gia ở chủa Kofuku thì không vấn đề gì, nhưng Ensei lại xuất gia ở chùa Enryaku, là một chùa thuộc tông phái khác, nên việc ông trở thành trụ trì chùa Kyomizu là không thể chấp nhận được. Các tăng ni chùa Kofuku yêu cầu bãi miễn Ensei và triều đình đã nghe theo yêu cầu này. Quyền trụ trì chùa Kofuku khi đó là Eien (永縁) đã trở thành trụ trì chùa Kyomizu.

Trước sự mãn nguyện của tăng ni chùa Kofuku, chùa Enryaku không thể làm ngơ. Ngày 29 – 3 - 1113, tăng ni chùa Enryaku quyết định hiến tặng một chiếc xe rước thần linh cho Đền Hie (日吉神 社) của trấn thủ vùng Sakamoto (坂本) để tìm chỗ dựa. Ngay khi biết điều này, tăng ni chùa Kofuku đã quyết định kiện chùa Enryaku, vì cho rằng trong thời gian Ensei là trụ chì

chùa Kyomizu, tăng ni chùa Enrya đã phá chùa Kyomizu. Thượng hoàng Shirakawa đã tập hợp các quan lại bàn cách giải quyết sự việc. Cuối cùng, theo ý kiến của Fujiwara Tamefusa (藤原為房), Thượng hoàng quyết định phạt tăng ni chùa Kofuku, còn về những điều mà tăng ni chùa Kofuku kiện, Thượng hoàng bỏ qua. Tăng ni chùa Enryaku rất vui mừng vì điều này, còn chùa Kofuku đương nhiên không đồng ý với cách xử lý này.

Ngay lập tức, chùa Kofuku gửi tấu trình lên, kiện tăng ni chùa Enryaku đã ăn trộm tượng Phật và dụng cụ thờ Phật trong tăng phòng chùa Kyomizu, yêu cầu xử lưu đày trụ trì chùa Enryaku, và quyết định lên kinh. Để chuẩn bị cho chuyến đi này, chùa Kofuku đã kêu gọi tăng ni của bảy chùa lớn ở Nara là: chùa Todai, chùa Daian, chùa Horyu, chùa Ganko (元興寺), chùa Yakushi (薬師寺) và chùa Saidai (西大寺) giúp đỡ, đồng thời tập trung võ sĩ ở trang viên của chùa ở vùng Yamato (大和国). Thêm nữa, chù Kofuku còn đề nghị đền Iwashimizu Hachimangu cho mượn địa điểm để tập trung vào ngày 22 – 4, là ngày dự kiến lên đến kinh thành. Khi nghe thấy tình hình như vậy, chùa Enryaku cũng ngay lập tức lên kinh để đối đầu với chùa Kofuku. Triều đình hốt hoảng trước hành động của hai bên, lập tức ban chiếu chỉ cấm binh lính của hai chùa được vào kinh, nhưng tăng ni hai chùa không nghe theo. Nhiếp chính Fujiwara Tadazane nhận làm sứ giả tới khiển trách tăng ni chùa Kofuku, nhưng không thành. Trong khi đó, mặc dù đền Iwashimizu không hưởng ứng lời kêu gọi của chùa Kofuku, không đồng ý cho mượn địa điểm, nhưng điều đó cũng không khiến tăng ni chùa Kofuku chùn bước.

Ngày 18 - 4, triều đình ra lệnh cho vó sĩ ở các vùng tập hợp về kinh để bảo vệ kinh thành. Ngày 21 - 4, các quan dưới quyền Nhiếp chính Tadazane tập trung tìm cách đối phó với tình hình, nhưng không ai đưa ra được biện pháp nào, và ý kiến đồng ý với những điều kiện của chùa Kofuku được đa số

tán thành. Ngày 24 - 4, Thượng hoàng quyết định tấn công vào sự phòng ngự của tăng ni ở hai phía Nam – Bắc kinh thành. Binh lính gọi từ Uji được phái tới phía tây Sakatomo. Ở Uji, Taira Masamori (平正盛), Taira Tadamori (平 忠盛), Minamoto Shigetoki (源重時) điều quân tới để đề phòng phần lớn tăng ni đang tụ tập ở Nara. Ngày 29 - 4, trong khi triều đình vẫn chưa biết có nên chấp nhận những yêu cầu của chùa Kofuku hay không thì có tin đa số tăng ni ở Nara đã khởi hành lên kinh. Ngày 30 - 4, Masamori điều quân tới Uji để đề phòng xung đột, nhưng tình cờ hai phe lại đụng độ nhau ở đây. Các tăng ni khi nhìn thấy binh lính triều đình bắt đầu sợ hãi và do dự. Quan binh lập tức tiến lên tấn công các tăng ni. Khi đó, chùa Kofuku có khoảng 90 tăng ni và 30 người khác bị binh lính giết chết, số người bị thương nhiều không đếm được. Chỉ sau một lần đụng độ, sức mạnh của chùa Kofuku bị tổn hại đáng kể, các tăng ni lập tức rút lui. Ngày kế tiếp, trụ trì chủa Kofuku là Eien đã gửi lời thỉnh cầu đến Tadazane xin cho binh lính rút lui, không tấn công tăng ni nữa và Tadazane đã chấp nhận. Như vậy, cuộc nổi loạn của sư tăng hai chùa Kofuku và Enryaku đã chấm dứt.

Với sự phức tạp của tình hình chính trị, tầng lớp tăng binh đã ra đời với mục đích đảm bảo an ninh cho chùa. Đây được coi như quân đội của các chùa.

Phật giáo thời kỳ này đã không chỉ còn là một tín ngưỡng. Các tự viện Phật giáo là nơi bất khả xâm phạm, có trang viên riêng để sản xuất, có tăng binh để bảo vệ. Chính sự biến động của chính trị đã dẫn đến sự thay đổi đó của Phật giáo. Những tranh giành quyền lực trong triều khiến các chùa phải tự biến mình thành một lực lượng mạnh trong xã hội để không bị tiêu diệt.

3.3. Vài nét so sánh giữa chế độ Viện chính thời Heian ở Nhật Bản vớiTrung Quốc và Việt Nam Trung Quốc và Việt Nam

Hình thái chính trị mà hai người có quan hệ trực hệ cùng cai trị đất nước không phải chỉ xuất hiện ở Nhật Bản, mà còn có thể thấy cả trong lịch sử Trung Quốc và Việt Nam. Ngay từ năm 299 TCN, một vị vua của nước Triệu là Triệu Vũ Linh (? - 295 TCN, tại vị 326 TCN - 298 TCN) đã nhường ngôi cho con là Thái tử Triệu Hà (310 TCN - 266 TCN, tại vị 299 TCN – 266 TCN), khi đó mới 12 tuổi, tự xưng là Chủ Phụ (主父), tiền thân của danh hiệu Thái Thượng hoàng sau này. Tuy đã nhường ngôi nhưng Triệu Vũ Linh vẫn tham gia chính sự và vẫn tự mình cầm quân ra chiến trận. Có thể nói đây là trường hợp nhiếp chính sớm nhất trong lịch sử của các nước Đông Á. Sau đó, vào thời Tống, năm 1162, Tống Cao Tông (1107 - 1187, tại vị 1127 - 1162) nhường ngôi cho con là Tống Bá Tông (tức Tống Hiếu Tông, 1127 – 1194, tại vị 1162 – 1189) và trở thành Thượng hoàng. Mặc dù đã thoái vị, nhưng ông vẫn nắm giữ quyền lực. Năm 1189, Tống Hiếu Tông nhường ngôi cho con là Thái tử Triệu Đôn (tức Tống Quang Tông, 1147 – 1200, tại vị 1189 – 1194) lui về làm Thượng hoàng. Nhưng do quan hệ giữa hai bên trở, nên bất hòa khiến ông sinh bệnh và mất. Vào thời nhà Thanh, năm 1796, vua Thanh Cao Tông (tức Càn Long, 1711 – 1799, tại vị 1735 - 1796) nhường ngôi cho con là Ngung Diễm (tức Thanh Nhân Tông – Gia Khánh, 1760 – 1820, tại vị 1796 - 1820) trở thành Thương hoàng, nhưng vẫn nắm mọi quyền lực trong tay.

Như vậy, có thể thấy hình thái Thái Thượng hoàng ở Trung Quốc cũng có những nét tương đồng với chế độ Viện chính thời Heian của Nhật Bản, nghĩa là các vị hoàng đế sau khi thoái vị vẫn nắm quyền điều hành đất nước. Tuy nhiên, giữa hai hình thái chính trị này vẫn có sự khác biệt rất lớn. Thứ nhất có thể kể đến nguyên nhân thoái vị. Nếu ở chế độ Viện chính, Thiên hoàng thoái vị là để bảo vệ quyền lực khỏi các thế lực chính trị khác, thì ở hình thái Thái Thượng hoàng ở Trung Quốc thì lại chủ yếu là do các hoàng đế tuổi cao, sức yếu.

Sự khác biệt thứ hai và cũng là sự khác biệt lớn nhất giữa chế độ Viện chính thời Heian và hình thái Thái Thượng hoàng ở Trung Quốc là ở chỗ chế độ Viện chính kéo dài trong các thời kỳ, còn ở Trung Quốc, hình thái này chỉ xuất hiện ở một vài thời kỳ hoàng đế nhất định. Thêm vào đó, các vị hoàng đế sau khi thoái vị trở thành Thượng hoàng, mặc dù vẫn nắm quyền điều hành chính sự nhưng thời gian không dài (Triệu Vũ Linh là 3 năm, Tống Bá Tông là 5 năm, Thanh Cao Tông là 3 năm; chỉ có Tống Cao Tông làm Thượng hoàng trong 25 năm, nhưng theo sử sách ghi lại, ông nhường ngôi là do tuổi cao và mệt mỏi). Vì vậy đã không xuất hiện mâu thuẫn tranh quyền trong nội bộ Hoàng tộc.

Khác với hình thái Thái Thượng hoàng ở Trung Quốc, ở Việt Nam đã tồn tại cả một triều đại có mô hình chính trị này. Đó là chế độ Thái Thượng hoàng của nhà Trần (1225 - 1400).

Chế độ Thái Thượng hoàng của nhà Trần bắt đầu từ năm 1258, kết thúc năm 1394 và trải qua 8 đời Thượng hoàng. Chế độ này được thực hiên trên cơ sở vua sau một thời gian trị vì sẽ nhường ngôi cho Thái tử, lui về trở thành Thượng hoàng. Thượng hoàng có hai nhiệm vụ chính: một là dạy bảo vị vua trẻ cách điều hành chính sự, hai là bảo vệ ngôi vua tránh mọi sự tranh đoạt. Chế độ này có rất nhiều điểm giống và khác với chế độ Viện chính thời Heian. Trước hết, về điểm tương đồng, có thể thấy cả hai chế độ đều hình thành với mục đích bảo vệ ngôi Vua. Chế độ Viện chính hình thành trong bối cảnh quyền cai trị đất nước vừa bị dòng họ Fujiwara chiếm đoạt. Vì vậy, các Thượng hoàng coi Viện chính là một cách để bảo vệ quyền lực khỏi sự tiếm quyền của các thế lực chính trị khác. Chế độ Thái Thượng hoàng của nhà Trần hình thành trong hoàn cảnh nhà Trần vừa soán ngôi nhà Lý. Các Vua Trần vì lo ngại một cuộc soán ngôi tương tự sẽ diễn ra nên lui về làm Thái Thượng hoàng là để bảo vệ các vua Trần. Điểm tương đồng thứ hai là ở cả hai chế độ,

Thượng hoàng mặc dù thoái vị nhưng vẫn là người nắm thực quyền cai trị đất nước. Sở dĩ có sự giống nhau này là do cả Thiên hoàng và vua Trần đều lo sợ quyền lực sẽ bị mất vào tay người khác, nên lui về làm Thượng hoàng chủ yếu là để đề phòng mọi bất trắc về sau.

Về sự khác biệt giữa chế độ Viện chính Heian và chế độ Thái thượng hoàng của nhà Trần, điều dễ thấy nhất là ở cách cai trị đất nước sau khi nắm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm chính trị chế độ viện chính thời HAIEN ( 1086 1185) (Trang 71 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)