Quan bạch trong chế độ Viện chính thời Heian
Và đồng thời các Thiên hoàng vẫn chọn các Thân vương có quan hệ huyết thống với nhà Fujiwara là người kế vị, ngay cả dưới thời Thiên hoàng Go- Sanjo và Thiên hoàng Shirakawa – là hai Thiên hoàng chống lại nhà Fujiwara mạnh mẽ nhất. Sơ đồ dưới đây thể hiện rất rõ điều đó.
Sơ đồ 2.1 : Mối quan hệ giữa Thiên hoàng và dòng họ Fujiwara
Chú thích: TH: Thiên hoàng F: Fujiwara
(----) quan hệ hôn nhân
(1) – (15): thứ tự nối ngôi của các Thiên hoàng TH Go Sanjo (1) F. Moshi TH Shirakawa (2) F. Kenshi TH Horikawa (3) F. Ishi TH Toba (4) F. Nariko TH Konoe (6) F. Shoshi TH Go Shirakawa (7) Taira Shigeko TH Sutoku (5) Minamoto Ishi TH Takakura (10) TH Nijo (8) F. Muneko TH Rokujo (9) Taira Kokushi TH Antoku (11) F. Shokushi TH Go Toba (12) F. Jushi Minamoto Ariko TH Tsuchimikado (13) TH Juntoku (14) F. Ryushi TH Chukyo (15)
Từ sơ đồ trên ta thấy, trong số 14 Thiên hoàng kế vị sau Thiên hoàng Go- Sanjo, chỉ có 4 Thiên hoàng không có quan hệ với nhà Fujiwara, các Thiên hoàng còn lại đều có mẹ là con gái hoặc con nuôi của nhà Fujiwara. Điều đó cho thấy mối quan hệ giữa các Thiên hoàng với dòng họ này rất chặt chẽ.
Như vậy, mối quan hệ giữa Thượng hoàng, Thiên hoàng và dòng họ Fujiwara phức tạp ở chỗ cả hai bên đều lợi dụng lẫn nhau. Thượng hoàng và Thiên hoàng sau khi giành lại quyền lực từ tay dòng họ Fujiwara lại vẫn tiếp tục trọng dụng dòng họ này để tạo bè phái cho mình, và dòng họ này cũng ngay lập tức lợi dụng điều ấy để mưu lợi riêng. Điều này cho thấy sự phức tạp trong diễn biến chính trị trong triều và đó cũng là đặc điểm chính trị của thời kỳ này.
2.2. Sự mâu thuẫn trong nội bộ Hoàng tộc và sự hình thành các phe pháitrong triều trong triều
2.2.1. Sự mâu thuẫn trong nội bộ Hoàng tộc
Về mặt lý thuyết, các Thượng hoàng sau khi thoái vị sẽ đóng vai trò là người hướng dẫn các Thiên hoàng mới cách cai trị đất nước, đồng thời đảm bảo việc chỉ định người kế vị không rơi vào tay dòng họ khác. Như vậy, các Thiên hoàng sau một thời gian trị vì sẽ lựa chọn người kế vị, lập thành Thiên hoàng, còn mình lui về phía sau giúp đỡ Thiên hoàng trong thời gian đầu cai trị đất nước. Nếu không may Thiên hoàng qua đời thì Thượng hoàng sẽ tiếp tục chỉ định người kế vị và hỗ trợ Thiên hoàng mới. Nhưng thực tế, các Thiên hoàng đều sớm lui về làm Thượng hoàng rồi từ đó nắm độc quyền chính trị. Điều này dẫn đến việc nảy sinh mâu thuẫn giữa Thượng hoàng và Thiên hoàng do sự chuyên quyền của Thượng hoàng. Mâu thuẫn này xuất hiện ngay từ đầu thời kỳ tồn tại của chế độ Viện chính, dưới thời Thượng hoàng Shirakawa khiến cho mối quan hệ giữa Thượng hoàng và Thiên hoàng cũng căng thẳng không kém mối quan hệ giữa Hoàng tộc và dòng họ Fujiwara.
Năm 1086, Thiên hoàng Shirakawa nhường ngôi cho con trai là Thiên hoàng Horikawa và lui về Viện, trở thành Thượng hoàng nhằm giúp đỡ Thiên
hoàng điều hành chính sự. Đến năm 1107, Thiên hoàng Horikawa chết, con trai ông lên ngôi, tức Thiên hoàng Toba (鳥羽天皇, 1103 - 1156), khi đó mới 5 tuổi. Vì vậy mọi quyền hành đều nằm trong tay Thượng hoàng Shirakawa. Từ đó ông trở nên chuyên quyền và độc đoán. Năm 1123, ông ép Thiên hoàng Toba, lúc này đã 20 tuổi, thoái vị và nhường ngôi cho Thiên hoàng Sutoku (崇 徳天皇, 1119 - 1164) mới 5 tuổi để có thể tiếp tục nắm quyền. Chính điều này đã khiến giữa Thượng hoàng Shirakawa và Thượng hoàng Toba (sau khi thoái vị, Thiên hoàng Toba cũng trở thành Thượng hoàng) nảy sinh mâu thuẫn về tranh chấp quyền lực. Các Thượng hoàng về sau cũng như Thượng hoàng Shirakawa là lập Thiên tử ấu chúa để nắm quyền và khi Thiên hoàng trưởng thành thì ép thoái vị để lập Thiên hoàng khác. Điều này có thể thấy rõ qua bảng tổng kết về các Thiên hoàng lên ngôi trong thời gian trị vì của ba