Các Thượng hoàng trong chế độ Viện chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm chính trị chế độ viện chính thời HAIEN ( 1086 1185) (Trang 32 - 37)

Chế độ Viện chính thời Heian là hình thái chính trị, trong đó, Thượng hoàng (hay Thái Thượng hoàng), là người có quan hệ trực hệ với Thiên hoàng, thay mặt Thiên hoàng điều hành chính sự. Các Thượng hoàng sau khi thoái vị sẽ điều hành các công việc thông qua Viện sảnh và các Viện cận thần. Chế độ này ra đời trong bối cảnh quyền lực của dòng họ ngoại thích Fujiwara đang dần suy yếu, và thế lực của tầng lớp võ sỹ, tiêu biểu là dòng họ Minamoto đang mạnh lên. Thiên hoàng Go-Sanjo có ưu thế vì không có quan hệ ngoại thích với dòng họ Fujiwara, lại có được nhiều sự ủng hộ, trong đó quan trọng nhất là của dòng họ Minamoto, và có thời cơ thuận lợi đã quyết tâm tiến hành cải cách để giành lại quyền lực về tay dòng họ Thiên hoàng. Từ nền tảng là chế độ Thân chính của Thiên hoàng Go-Sanjo, Thiên hoàng Shirakawa đã xây dựng chế độ Viện chính nhằm giành và giữ quyền lực trong

tay dòng họ Thiên hoàng. Chế độ này ban đầu đã tỏ rõ hiệu quả, nhưng về sau, do những mâu thuẫn trong nội bộ Hoàng tộc đã dẫn đến việc chia phe phái trong triều đình, từ đó dẫn đến sự tan rã của chế độ.

CHƯƠNG 2

ĐẶC ĐIỂM CHÍNH TRỊ CỦA CHẾ ĐỘ VIỆN CHÍNH THỜI HEIAN

Chế độ Viện chính thời Heian là mô hình chính trị mà Thiên hoàng Go- Sanjo muốn xây dựng để giành và giữ quyền lực trong tay dòng họ Thiên hoàng, hay nói đúng hơn là giành và giữ quyền lực trong tay Thượng hoàng và Thiên hoàng tại vị. Để làm được điều này, dòng họ Thiên hoàng phải đấu tranh để giành quyền với các thế lực chính trị khác, mà ở đây là dòng họ Fujiwara. Sau khi giành được quyền lực từ tay dòng họ này, trong nội bộ dòng họ Thiên hoàng lại diễn ra một cuộc tranh giành quyền lực giữa Thượng hoàng và Thiên hoàng để xác định xem ai mới là người có thực quyền cai trị đất nước. Do đó, đặc điểm chính trị của chế độ này là sự phức tạp của mối quan hệ tay ba giữa ba cực quyền lực: Thượng hoàng, Thiên hoàng và dòng họ Fujiwara. Sự phức tạp này thể hiện ở chỗ cả ba thế lực này đều muốn nắm giữ quyền lực trong tay mình, vì vậy, khi thì họ liên kết với nhau để chống lại phe khác, nhưng ngay sau đó lại có thể quay ra chống lại nhau. Trong luận văn này tác giả sẽ phân tích:

- Mối quan hệ vừa đối kháng, vừa phụ thuộc lẫn nhau giữa dòng họ Thiên hoàng và dòng họ ngoại thích Fujiwara.

- Sự mâu thuẫn trong nội bộ Hoàng tộc và sự hình thành các phe phái trong triều.

2.1. Mối quan hệ vừa đối kháng, vừa phụ thuộc lẫn nhau giữa dòng họThiên hoàng và dòng họ ngoại thích Fujiwara Thiên hoàng và dòng họ ngoại thích Fujiwara

Mối quan hệ này cũng khá phức tạp, do lợi ích riêng của mỗi bên mà mối quan hệ này lúc căng thẳng, lúc tốt đẹp. Như đã trình bày ở chương trước, dòng họ Fujiwara đã nắm quyền cai trị đất nước trong hai thế kỷ, vì vậy, ban đầu mối quan hệ giữa dòng họ này với các Thiên hoàng rất căng thẳng do mâu thuẫn tranh quyền, nhưng về sau, khi không còn nắm quyền

nữa, các Thiên hoàng lại tiếp tục trọng dụng dòng họ này và những người đứng đầu dòng họ cũng coi đây là cơ hội để khôi phục lại quyền lực.

2.1.1. Sự đối kháng giữa dòng họ Thiên hoàng và dòng họ Fujiwara

Thiên hoàng Go-Sanjo và Thiên hoàng Shirakawa đều lên ngôi trong bối cảnh quyền lực của dòng họ Fujiwara còn khá mạnh, vì vậy, cả hai ông đều ưu tiên trước hết việc loại bỏ quyền lực của dòng họ này. Vì vậy mà thời kỳ này mối quan hệ giữa hai bên trở nên căng thẳng.

Điều đầu tiên mà cả hai Thiên hoàng làm là tìm cách chấm dứt mối quan hệ ngoại thích với nhà Fujiwara. Thiên hoàng Go-Sanjo sau khi lên ngôi đã lấy Công chúa Keishi (馨子内親王, con gái Thiên hoàng Go-Ichijo) và lập làm Hoàng hậu. Nhưng vì Hoàng hậu không có con nên đã chọn Thân vương Sadahito (貞仁親王), là con của Thiên hoàng và Fujiwara Moshi (藤原茂子, con gái của Trung nạp ngôn [1] (中納言) Fujiwara Kinnari làm người kế vị và chính là Thiên hoàng Shirakawa sau này. Còn Thiên hoàng Shirakawa mặc dù lập Fujiwara Kenshi (藤原賢子) làm Hoàng hậu nhưng bà lại chỉ là con nuôi của Fujiwara Morozane (藤原師実, 1042 - 1101). Cha đẻ của bà là Minamoto Akifusa. Akifusa khi đó đang giữ chức Hữu đại thần, cùng với anh trai là Tả đại thần Minamoto Toshifusa (源 俊 房, 1035 - 1121) đang nắm giữ nhiều trọng trách quan trọng trong triều. Do đó, mặc dù Kenshi là Hoàng hậu, con trai bà, Thân vương Taruhito (善仁親王) sau đó đã kế vị thành Thiên hoàng Horikawa (堀川天皇, 1079 - 1107) và Morozane với tư cách là ông ngoại Thiên hoàng được giữ chức Nhiếp chính, nhưng vì cha đẻ của Kenshi là một vị quan lớn trong triều nên Morozane đã không thể sử dụng mối quan hệ ngoại thích để duy trì quyền lực như xưa.

Tiếp theo, cả hai Thiên hoàng đều tìm cách loại bỏ sự áp đảo của nhà Fujiwara trong triều. Theo quy định, các công việc triều chính trước hết đều

do các Công khanh trong Thái chính quan bàn bạc. Trên cơ sở đó, Nhiếp chính sẽ xem xét, và cuối cùng, Thiên hoàng sẽ quyết định và ban chiếu chỉ. Nhưng trong suốt 200 năm tiếm quyền của mình, dòng họ Fujiwara đã không chỉ nắm giữ những chức quan cao nhất mà còn thao túng cả các vị trí Công khanh bàn bạc chính sự trong Thái chính quan. Do vậy mà các chiếu chỉ khi ban hành việc quyết định của các Thiên hoàng chỉ là hình thức. Trên thực tế các chiếu chỉ đó đều do Thái chính quan và Nhiếp chính định đoạt. Vậy nên sau khi lên ngôi cả hai Thiên hoàng đều cố gắng loại bỏ điều này.

Ngay từ khi còn là Thái tử, Thiên hoàng Go-Sanjo đã tập hợp quanh mình một nhóm cận thần thân tín như: Ooe Masafusa (大 江 匡 房, 1041 - 1111), một học giả nổi tiếng thời đó; Fujiwara Sanemasa

( 藤原実政, 1019 - 1093), Fujiwara

Tamefusa ( 藤 原 為 房 , 1049 - 1115), là những vị quan có tài; hay những người thuộc nhánh dòng họ Minamoto thời Thiên hoàng Daigo như: Takatoshi (隆 俊, 1025 - 1075), Takatsuna (隆鋼), anh em Toshiakira (俊明); những người thuộc nhánh dòng họ Minamoto thời Thiên hoàng Murakami như: Morofusa (師房, 1008 - 1077), Yoshifusa (俊房, 1025 - 1121)…. Những người này đều có năng lực và đều mong muốn có một cuộc cải cách chính trị nên đã ủng hộ Thiên hoàng tiến hành cải cách.

Đến khi Thiên hoàng Shirakawa lên ngôi, những biện pháp này đã có hiệu quả rõ rệt. Từ năm 1102, không chỉ vị trí người đứng đầu quan lại mà cả các chức quan Nội đại thần [1] (内大臣) và Đại nạp ngôn [2] ( 大 納 言) cũng đều do người nhà Minamoto nắm giữ. Rõ ràng là địa vị nhà Fujiwara đã không còn như trước. Dưới đây là bảng so sánh số lượng quan đại thần của nhà Fujiwara và nhà

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm chính trị chế độ viện chính thời HAIEN ( 1086 1185) (Trang 32 - 37)