Quyền sở hữu trang viên thời kỳ Viện chính Heian

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm chính trị chế độ viện chính thời HAIEN ( 1086 1185) (Trang 65 - 71)

CHƯƠNG 1 : KHÁI QUÁT VỀ CHẾ ĐỘ VIỆN CHÍNH THỜI HEIAN

3.1. Sự phát triển của chế độ trang viên

3.1.2. Quyền sở hữu trang viên thời kỳ Viện chính Heian

Thiên hoàng đưa ra các lệnh chỉnh lý trang viên là để giành quyền sở hữu trang viên về tay mình. Nhưng thực tế lại không như mong muốn.

Mục đích chính của các lệnh chỉnh lý trang viên là tránh tình trạng các lãnh chủ trang viên ký thác trang viên của mình cho các quan lại quí tộc cao cấp hay chùa chiền. Đây là bài học mà các Thiên hoàng rút ra từ việc dòng họ Nhiếp quan bằng quyền lực chính trị của mình nắm trong tay số lượng trang viên lớn và trở thành lãnh chủ trang viên lớn nhất cả nước. Nhưng mục đích

này đã không thực hiện được. Các lãnh chủ trang viên vẫn tìm mọi cách ký gửi trang viên của mình cho những người có thế lực trong triều. Nếu trước là dòng họ Fujiwara thì nay là các võ sĩ. Trong số đó có Minamoto Yoshiie. Minamoto Yoshiie là người có công lớn trong chiến thắng của “Cuộc chiến chín năm” và “Cuộc chiến ba năm”. Với uy tín có được sau chiến thắng này, các lãnh chủ đua nhau kí thác trang viên cho Yoshiie để được che chở. Điều này đã khiến triều đình rất lo lắng. Năm 1091, triều đình ra lệnh cấm ký thác trang viên cho Yoshiie. Và đến năm 1092, triều đình ra lệnh đình chỉ hoạt động các trang viên của Yoshiie. Việc ra lệnh đình chỉ hoạt động đối với các trang viên thuộc sở hữu cá nhân là một việc chưa từng có tiền lệ. Triều đình đã tỏ ra cương quyết và đàn áp thẳng tay đối với việc Yoshiie nắm trong tay một số lượng trang viên quá lớn bởi bài học về dòng họ Fujiwara vẫn còn trước mắt. Nếu việc ký gửi trang viên cho các quan lại quí tộc lớn là để được che chở khỏi sự quan lý của triều đình, thì việc ký gửi trang viên cho các chùa là để được hưởng các quyền lợi như miễn thuế, miễn lao dịch cho triều đình. Nhưng điều này không có nghĩa là trang viên của chùa thì sẽ an toàn. Trang viên Oyama là ví dụ tiêu biểu cho việc sự hưng thịnh hay lụi tàn của trang viên phụ thuộc vào quan điểm của người đứng đầu vùng đó.

Vùng Oyama ngày nay phần lớn thuộc về thành phố Kyoto, một phần thuộc quận Hyogo (tỉnh Kobe). Trang viên Oyama nằm phía dưới quận Hyogo. Trang viên này có từ khoảng đầu thời Heian. Đại sư Kobo (弘法大 師), pháp danh Kukai (空海) đã cho xây dựng nơi này ở ngay trung tâm của Viện Shugeishuchi (綜芸種智院) để làm nơi dạy Phật pháp cho dân chúng. Nhưng sau khi Kukai viên tịch, việc quản lý của trang viên gặp nhiều khó khăn nên em trai ông đã bán vĩnh viễn trang viên cho chùa Đông tự. Năm 845, Thái chính quan đã xác nhận diện tích của trang viên gồm 9 cho ruộng (

10,8 ha) và 35 cho rừng núi ( 42 ha), sau đó Đông tự dần cho khai hoang để mở rộng diện tích. Nhưng vào thời gian đầu khi Thiên hoàng Shirakawa mới lên ngôi, trang viên này đã rơi vào tình trạng nguy cấp.

Tháng 12 – 1085, Quốc ty của vùng Tanba là Fujiwara Akisue (藤原顕 李) chuyển tới phủ Owari (尾張守), thay thế ông là Minamoto Akinaka (源顕 仲), con trai thứ hai của Hữu đại thần Minamoto Akifusa. Vì Akifusa qui y ở chùa Đông tự, nên Akinaka đã dốc hết sức để xây lại Ngũ Trùng Tháp (nơi thờ năm vị thần: Đất, Nước, Lửa, Gió và Không khí) của Đông tự bị thiêu rụi do sét đánh. Việc xây dựng này đã tiêu tốn hết toàn bộ thuế của vùng Tanba và mất đến 8 năm, đến tận năm 1093 mới hoàn thành. Trong thời gian này, Tổng trụ trì Đông tự đã trình bày tình trạng của trang viên Oyama với Hữu đại thần Akifusa. Đáp lại lời thỉnh cầu ấy, Akifusa đã ra lệnh trả lại toàn bộ phần đất bị thu hồi của chùa, lấy lý do là để chùa có kinh phí xây tháp. Và như vậy, trang viên sẽ không phải nộp thuế cho triều đình và vùng Tanba cũng không có quyền can thiệp vào những thứ được cung cấp cho chùa để xây tháp. Tháng 1 – 1094, Minamoto Akinaka chuyển đi, em trai ông là Suefusa (源李房) thay thế trở thành Quốc ty vùng Tanba. Suefusa cho rằng Akinaka vì việc xây lại tháp mà đã phúng cho chùa quá nhiều quyền lợi, vì vậy đã ra lệnh đình chỉ hoạt động của trang viên Oyama. Trang viên lại một lần nữa rơi vào tình trạng bị cấm hoạt động.

Tháng 11 – 1098, Suefusa thuyên chuyển tới Kaga (加 賀守), người đứng đầu Kaga là Takashina Tameaki ( 高 階 為 章 ) chuyển tới Tanba. Takashina Tameaki là một cận thần có thực lực của Thượng hoàng Shirakawa, là thân tín của nhiều gia đình quí tộc đương thời. Bản thân Thượng hoàng Shirakawa đã nhiều lần tới thăm nhà của ông ta ở kinh thành và rất hài lòng về sự đón tiếp. Ông ta đã giữ chức vụ Quốc ty của nhiều vùng quan trọng

trong nước. Khi Tameaki tới nhậm chức, trang viên Oyama đang ở trong tình trạng rất khó khăn. Ông ta trước hết chỉ ra sự buông lỏng trong việc không thu thuế của trang viên của người tiền nhiệm và ra lệnh cho các quan địa phương xác nhận lại những đặc quyền mà Akinaka đã trao cho trang viên, và sau đó ra lệnh bãi bỏ trang viên với lý do đây là trang viên thành lập sau năm 1045, mặc dù thực tế trang viên này được thành lập từ trước đó. Tuy nhiên, đến cuối nhiệm kỳ ông ta lại đột ngột thay đổi thái độ. Không chỉ cho trang viên nhận lại những đặc quyền như trước, mà còn được giao quản lý phần lớn ruộng công mới khai hoang. Nguyên nhân của sự thay đổi thái độ này là do con trai ông ta, là một đại sư trong chùa, trở thành người quản lý của toàn bộ trang viên, nắm trong tay toàn bộ thu nhập của trang viên. Tháng 12 – 1103, Tameaki bị bệnh và qua đời, Suefusa quay lại nhậm chức Quốc ty vùng Tanba.

Lúc này, Hữu đại thần Akifusa đã mất, con trai trưởng của ông là Masazane (源雅実) muốn nhân cơ hội Tameaki mất để giành được ảnh hưởng đối với vùng Tanba và Chigyo (知行国), nên đã yêu cầu Suefusa không gây khó dễ cho trang viên Oyama để tránh những xung đột không đáng có. Vì vậy, trang viên vẫn được công nhận thuộc về Đông tự.

Năm 1108, Suefusa lại bị thuyên chuyển đến vùng Suki (主基 国), Fujiwara Atsumune (藤原敦宗) tới thay thế. Atsumune là con trai trưởng của Fujiwara Sanemasa (藤原実政), người đã tham gia tích cực vào cuộc cải cách chính trị của Thiên hoàng Go-Sanjo. Vì vậy, cũng như cha mình ông cho rằng các trang viên là tài sản công của triều đình. Vậy nên sau khi nhậm chức, Atsumune đã ra lệnh đình chỉ những đặc quyền mà Tameaki trao cho trang viên cũng như những quyền lợi mà Suefusa đã cấp cho trang viên. Theo đó, ruộng công mà những người tiền nhiệm đã cấp cho trang viên đều bị thu hồi.

Tháng 9 – 1111, Atsumune mất vì bệnh. Người thay thế ông đứng đầu vùng Tanba là Fujiwara Tadataka (藤原忠隆). Tadataka khi đó mới có 10 tuổi, nên nhiều cận thần trong triều không đồng tình với việc bổ nhiệm này. Tuy nhiên, cha Tadataka là Mototaka (藤原基隆) là cận thần thân tín của Thượng hoàng, nên việc bổ nhiệm này vẫn được diễn ra, và đương nhiên là mọi công việc của vùng đều do Mototaka quyết định. Với việc Quốc ty còn nhỏ tuổi như vậy, người đứng đầu Đông tự đã coi đây là cơ hội tốt để phục hồi lãnh địa của trang viên Oyama. Tháng 10 – 1111, vì Sở Ký lục trang viên khoán khiết không công nhận nên giữa Đông tự và Sở đã nổ ra một cuộc tranh luận. Đông tự cho rằng, trang viên Oyama đã được Hữu đại thần Akifusa công nhận là lãnh địa của chùa, sau đó Quốc ty mới gây trở ngại, đặc biệt là sau khi Atsumune chết, trang viên lại bị bắt nộp thuế. Vì những bất đồng ấy mà Sở Ký lục quyết định báo việc này lên Quốc ty để Quốc ty giải quyết. Quốc ty Tadataka đã trả lời rằng: “việc nộp thuế không chỉ đơn giản là căn cứ vào qui định đình chỉ việc thành lập trang viên mới được. Trang viên Oyama từ khi mới thành lập chỉ có diện tích không quá 3 cho ( 3,6 ha). Việc Minamoto Akinaka và Takashina Tameaki đã tự tiện cấp ruộng công cho chùa là có thật. Vì vậy mà Quốc ty tiền nhiệm là Atsumune đã yêu cầu phải thu thuế dành cho trang viên mới thành lập. Nhưng vì hiện nay số lượng trang viên mới thành lập phải đóng thuế rất nhiều, nên việc không thu thuế của trang viên này không khiến lợi ích quốc gia bị thiệt hại nhiều, vì vậy không cần phải thu thuế hàng năm” [18, tr. 294]. Đương nhiên là với một Quốc ty mới có 10 tuổi thì những lời nói ấy không đủ tính thuyết phục. Nhưng sau thời gian thương lượng giữa hai bên, tháng 11 – 1114, Sở Ký lục đưa ra phán quyết. Theo đó, những yêu cầu của Đông tự là chính đáng, việc thu thuế trên các lãnh địa của chùa bị đình chỉ, trang viên Oyama được công nhận. Bảng tổng hợp dưới đây thể hiện thái độ của các Quốc ty xung quanh quyền lợi của trang viên Oyama [18, tr. 293].

Năm Quốc ty vùng Tanba Trang viên Oyama

1078 Fujiwara Akisue Đình chỉ

1084 Minamoto Akinaka Công nhận

1093 Minamoto Suefusa Đình chỉ

1096 Takashina TameakiTakashina Tameaki Đình chỉCông nhận

1103 Minamoto Suefusa Công nhận

1108 Fujiwara Atsumune Đình chỉ

1111 Fujiwara Tadataka Công nhận

Bảng 3.3: Tóm tắt thái độ của các Quốc ty kế tiếp xung quanh trang viên Oyama [18, tr.293] xung quanh trang viên Oyama [18, tr.293]

Việc công nhận trang viên Oyama hoàn toàn trái ngược hẳn với nội dung của lệnh chỉnh lý trang viên của Thiên hoàng Go-Sanjo và Thiên hoàng Shirakawa, cũng như mục đích chính của hai Thiên hoàng khi đưa ra lệnh chỉnh lý là nhằm gia tăng diện tích ruộng công phải đóng thuế. Điều này cho thấy sự chi phối của triều đình đối với các vùng không quá mạnh, khiến Quốc ty của các vùng có thể ra quyết định theo ý kiến và mục đích riêng của mình.

Như vậy, mặc dù ban đầu các Thiên hoàng đều cố gắng hạn chế việc tư hữu hoá trang viên, và hạn chế việc một cá nhân nắm số lượng lớn trang viên, nhưng thực tế việc này hoàn toàn thất bại, chế độ sở hữu ruộng đất qui mô lớn vẫn hình thành. Và dần dần, triều đình đã buộc phải công nhận chế độ tư hữu này, duy trì nó song song với ruộng đất công lãnh để nuôi sống bộ máy hành chính trung ương và địa phương.

Mối quan hệ tay ba trong triều đã ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của trang viên. Các sắc lệnh, qui định mới được ban hành phụ thuộc rất nhiều vào việc phe nào đang liên minh với phe nào để chống lại phe nào. Mặc dù chịu ảnh hưởng lớn như vậy, nhưng các trang viên thời kỳ này vẫn phát triển theo một hướng đi riêng, phù hợp với xu hướng chung của thời đại, đó là tư hữu hoá trang viên.

STT Lệnh chỉnh lý trang viên Nội dung chính

1 Lệnh chỉnh lý trang viên năm 1075 Đình chỉ công nhận các trang viên mới thành lập sau năm 1045

2 Lệnh chỉnh lý trang viên năm 1078 Đình chỉ công nhận các trang viên mới thành lập sau năm 1045

3 Lệnh chỉnh lý trang viên năm 1091 Cấm ký thác trang viên cho Minamoto Yoshiie

4 Lệnh chỉnh lý trang viên năm 1092 Đình chỉ các trang viên của Minamoto Yoshiie

5 Lệnh chỉnh lý trang viên năm 1099 Đình chỉ công nhận các trang viên mới thành lập sau năm 1045

6 Lệnh chỉnh lý trang viên năm 1156 Đình chỉ công nhận các trang viên mới thành lập sau năm 1155

Bảng 3.4: Tổng hợp các lệnh chỉnh lý trang viên trong thời Viện chính

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm chính trị chế độ viện chính thời HAIEN ( 1086 1185) (Trang 65 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)