Các vị quan trong Thái chính quan của dòng họ Minamoto

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm chính trị chế độ viện chính thời HAIEN ( 1086 1185) (Trang 39 - 43)

và dòng họ Fujiwara năm 1102 [18, tr. 198]

Từ hai bảng trên, ta thấy sự suy yếu trong quyền lực của dòng họ Fujiwara. Ở Bảng 2.1, trước thời Viện chính, người của dòng họ Fujiwara nắm giữ gần hết các vị trí đại thần, nhưng dưới sự trị vì của Thượng hoàng Shirakawa, các vị trí này đã được chia đều cho cả hai dòng họ. Và qua Bảng 2.2, có thể thấy các chức vụ quan trọng trong Thái chính quan đều do người nhà Minamoto nắm giữ. Thêm vào đó là sự kiện ngày 27 - 12 - 1093, Tả đại thần Minamoto Toshifusa được bổ nhiệm giữ chức Tả đại tướng cận vệ (左近 衛 大 将). Cùng năm đó, Minamoto Akifusa được bổ nhiệm chức Hữu đại thần, Quyền Đại nạp ngôn Minamoto Masazane được bổ nhiệm chức Hữu đại tướng cận vệ (右近衛大将). Vậy là Tả - Hữu đại thần, Tả - Hữu đại tướng quân đều đồng thời thuộc về dòng họ Minamoto. Đây là điều chưa từng có trước đó. Và mặc dù khi đó Fujiwara Morozane đang giữ chức Quan bạch, nhưng có thể thấy, với việc nhà Minamoto nắm giữ hầu hết các chức vụ quan trọng nhất trong triều, quyền lực của nhà Fujiwara đã hoàn toàn suy yếu.

Hai biện pháp chính trị trên sẽ khó thành công nếu quyền lực kinh tế của nhà Fujiwara vẫn được giữ nguyên. Bởi bằng nhiều phương thức khác nhau, cho đến đầu thế kỉ XI, dòng họ Fujiwara đã nắm trong tay số lượng ruộng đất rất lớn, có thể tự do chuyển nhượng, ban cấp cho người khác để tăng cường thế lực của mình. Và như vậy, diện tích đất đai thuộc về nhà nước, Hoàng thất và những người trung thành với Thiên hoàng sẽ ngày càng bị thu hẹp, đồng nghĩa với sự thu hẹp quyền lực của gia tộc Thiên hoàng. Vậy nên, song song với các biện pháp chính trị, hai Thiên hoàng đều tiến hành cải cách

chế độ trang viên. Thiên hoàng Go-Sanjo đã ban hành “Lệnh chỉnh lý trang viên năm Diên Cửu” (1069) (延久の荘園整理令) nhằm chấn chỉnh lại tình trạng sở hữu trang viên trong nước, qua đó làn suy giảm quyền lực kinh tế của dòng họ Fujiwara. Sau khi lên ngôi, tiếp bước cha mình, Thiên hoàng Shirakawa tiếp tục tiến hành chỉnh lý trang viên. Nhờ có biện pháp này mà Thiên hoàng đã trở thành lãnh chúa lớn nhất của các trang viên để có thể cấp, ban tặng cho người khác, qua đó củng cố quyền lực của mình.

Thiên hoàng Go-Sanjo và Thiên hoàng Shirakawa đã cho thi hành rất nhiều biện pháp và kết quả là quyền lực của dòng họ Fujiwara đã hoàn toàn suy yếu, thậm chí đến mức chức Nhiếp chính không còn là vị trị chuyển giao trong nội bộ dòng họ nữa mà là do Thượng hoàng quyết định. Năm 1107, Thiên hoàng Toba (鳥羽天皇, 1103 - 1156) lên ngôi khi ấy mới 5 tuổi, và theo thông lệ Fujiwara Tadazane (藤原忠実, 1078 - 1162) thay thế cha mình là Fujiwara Moromichi (藤 原 師 通, 1062 - 1099) trở thành Nhiếp chính. Nhưng khi đó Fujiwara Kinzane (藤原公実, 1053 - 1107), anh trai của mẹ Thiên hoàng, với tư cách là người có quan hệ ngoại thích với Thiên hoàng cũng có tham vọng trở thành Nhiếp chính. Kinzane đã tìm cách trở thành cận thần của Thượng hoàng Shirakawa với mong muốn được Thượng hoàng phong cho làm Nhiếp chính. Tuy nhiên, cuối cùng vị trí này vẫn được Thượng hoàng giao cho Tadazane. Đến năm 1120, Tadazane bị Thượng hoàng giáng khỏi chức Quan bạch. Nguyên nhân là do con gái của Tadazane là Taishi (泰 子) được Thượng hoàng tuyển vào cung làm phi, nhưng Tadazane không chấp nhận và gả con gái mình cho Thiên hoàng Toba. Điều này khiến Thượng hoàng vô cùng tức giận. Vì vậy Thượng hoàng đã hạ lệnh bãi miễn chức Quan bạch của Tadazane và trao nó cho con trai ông ta là Fujiwara Tadamichi (藤原 忠通, 1097 - 1164) nắm giữ.

Như vậy, để giành lại quyền lực từ tay dòng họ Fujiwara, các Thiên hoàng đã sử dụng nhiều biện pháp khác nhau từ chính trị tới kinh tế. Điều này khiến mối quan hệ giữa hai bên trở nên căng thẳng. Nhưng mối quan hệ này còn phức tạp ở chỗ sau khi đã loại bỏ được quyền lực của dòng họ Fujiwara thì các Thiên hoàng lại quay ra trọng dụng họ để phục vụ cho lợi ích riêng của mình và dòng họ này cũng nắm lấy cơ hội đó với mục đích khôi phục lại quyền lực như xưa.

2.1.2. Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa dòng họ Thiên hoàng và dòng họFujiwara Fujiwara

Mối quan hệ giữa Fujiwara Tadazane và Thượng hoàng Toba là minh chứng cho điều này. Fujiwara Tadazane vì không đồng ý gả con gái cho Thượng hoàng Shirakawa mà lại gả cho Thiên hoàng Toba nên bị cách chức Quan bạch. Đến năm 1129, khi Thượng hoàng Toba lên nắm quyền, ông được phục chức. Con gái ông lại được lập làm Thái hậu, cháu ngoại ông là Thân vương Narihito (体仁親皇) được lập làm Thái tử. Tadazane đã nhanh chóng trở thành cận thần thân tín của Thượng hoàng Toba. Tadazane còn cậy nhờ Thượng hoàng giải quyết mâu thuẫn trong nội bộ gia đình mình.

Tadazane sinh được hai người con trai là Tadamichi và Yorinaga (藤原 頼 長, 1120 - 1156). Khi Quan bạch Tadazane từ chức về sống ở Uji, theo thông lệ chức quan này sẽ được trao cho người con cả là Tadamichi. Nhưng Yorinaga lại được cha yêu quí, hơn nữa, con gái nuôi của ông ta là Tashi (多 子) lại là phi tần được Thiên hoàng Konoe (近衛天皇, 1139 – 1155) sủng ái

và đang hi vọng sẽ sinh được Hoàng tử, nên đương nhiên Yorinaga có ưu thế hơn để kế thừa chức Quan bạch. Nhưng Tadamichi lại có được sự ủng hộ của Thái hậu. Nhờ có sự ủng hộ này nên khi Thượng hoàng Shirakawa, được Tadazane nhờ, thuyết phục Tadamichi nhường vị trí Nhiếp chính cho Yorinaga, ông đã trả lời: “Chức vụ Nhiếp chính, Thượng hoàng có thể tịch thu và trao lại cho người khác, nhưng thần tuyệt đối không nhường” [19, tr. 352]. Cũng chính vì sự cố chấp này mà Tadazane đã quyết định từ Tadamichi. Sự việc trên cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa Fujiwara Tadazane và Thượng hoàng: ông ta là cận thần thân tín của Thượng hoàng, có con gái là Thái hậu, con trai là Quan bạch và cháu gái là ái phi của Thiên hoàng. Tadazane cũng nhanh chóng nắm lấy cơ hội này để khôi phục lại quyền lực của dòng họ. Nhưng sự bất hoà giữa ông ta và người con trưởng là Tadamichi đã khiến ông ta không thể thực hiện được điều này.

Thêm nữa, mặc dù quan hệ giữa Thiên hoàng và dòng họ Fujiwara có lúc rất căng thẳng, nhưng các Thiên hoàng vẫn tin tưởng dòng họ này. Bằng chứng là ngay cả ở thời kỳ căng thẳng nhất, người nhà Fujiwara vẫn luôn được giao chức Nhiếp chính và Quan bạch, tức là hai chức vụ quan trọng nhất trong triều. Dưới đây là bảng thống kê những người giữ hai chức vụ này của nhà Fujiwara dưới thời các Thiên hoàng

STT Người nhà Fujiwara giữ chức

Nhiếp chính và Quan bạch Thiên hoàng tại vị

1 Morozane (藤原師実, 1042 – 1101) Horikawa 2 Tadazane (藤原忠実, 1078 – 1162) Toba 3 Tadamichi (藤原忠通, 1097 – 1164)

Toba – Sutoku – Konoe – Go Shirakawa

4

Konoe Motozane

(近衞 基実, 1143 - 1166) (con trai Tadamichi)

5

Matsudono Motofusa (松殿 基房, 1144 - 1231) (con trai Tadamichi)

Rokujo – Takakura

6

Konoe Motomichi

(近衞 基通, 1160 - 1233) (con trai Konoe Motozane)

Takakura – Antoku – Go Toba - - Tsuchimikado

7

Konoe Iezane

(近衞 家実, 1179 - 1243) (con trai Konoe Motomichi)

Tsuchimikado – Juntoku - Chukyo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đặc điểm chính trị chế độ viện chính thời HAIEN ( 1086 1185) (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)