Liên hệ với chính sách ngôn ngữ của Đảng và Nhà n-ớc ta hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát chính sách ngôn ngữ của nhà nước phong kiến độc lập việt nam (Trang 62 - 80)

5. Cấu trúc luận văn

3.2 Liên hệ với chính sách ngôn ngữ của Đảng và Nhà n-ớc ta hiện nay

Việt Nam là một quốc gia thống nhất nh-ng đa dân tộc, đa ngôn ngữ, đa văn hóa và tôn giáo. Do ý thức đ-ợc tầm quan trọng có tính chiến l-ợc của vấn đề và do có sự sáng suốt, nhạy cảm tinh tế về chính trị và tâm lý xã hội, Đảng và Nhà n-ớc Việt Nam, ngay từ khi mới ra đời đã sớm hoạch định cho mình những chính sách đúng về các vấn đề vừa nêu. Chính sách dân tộc, trong đó bộ phận then chốt là chính sách ngôn ngữ, là một quốc sách, thuộc phạm trù các chính sách xã hội của Đảng và Nhà n-ớc ta.

Chúng ta đã biết, tr-ớc cách mạng tháng Tám, tiếng Pháp giữ vị trí ngôn ngữ chính thức ở Việt Nam, đ-ợc sử dụng trong hành chính, giáo dục. Tiếng Việt tuy cũng phát triển nh-ng chỉ đ-ợc dùng trong báo chí, văn học, nghệ thuật. Cuộc cách mạng tháng Tám thành công, n-ớc Việt Nam giành đ-ợc độc lập, Tiếng Việt v-ơn lên trở thành ngôn ngữ quốc gia, ngôn ngữ chính thức của Việt Nam. Từ đây tiếng Việt đ-ợc sử dụng ở tất cả các lĩnh vực hoạt động của ng-ời Việt Nam, từ công văn giấy tờ hành chính ở trung -ơng và địa ph-ơng đến giáo dục, văn hóa và khoa học, từ công sở, tòa án, quân đội đều sử dụng tiếng Việt.Đặc biệt, ngay từ đầu các tr-ờng đại học đều dùng tiếng Việt trong giảng dạy và học tập. Tuy nhiên, Đảng và Nhà nước ta ý thức rõ rằng: “ những nhu cầu về kinh tế sẽ tự quyết định ra một ngôn ngữ chung cho toàn quốc, ngôn ngữ mà đa số ng-ời vì lợi ích liên hệ mậu dịch sẽ thấy là có lợi nếu biết được ngôn ngữ đó” [24, 95]. Do đó vị thế của tiếng Việt đã đ-ợc thể hiện ở những điểm sau:

+ Bản Tuyên ngôn độc lập đ-ợc Chủ Tịch Hồ Chí Minh viết bằng tiếng Việt.

+ Trong Hiến pháp năm 1946 (điều 18) quy định: “Người ứng cử phải là nguời có quyền bầu cử, phải ít ra là 21 tuổi, và phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ”.

+ Sắc lệnh 19 của Chủ tích Chính phủ lâm thời Việt Nam dân chủ cộng hòa ngày 08/9/1945, viết: “Việc học chữ quốc ngữ từ nay bắt buộc và không mất tiền cho tất cả mọi ng-ời. Hạn trong một năm, toàn thể dân chúng Việt Nam trên 8 tuổi phải biết đọc, biết viết chữ quốc ngữ. Quá hạn đó một ng-ời dân Việt Nan trên 8 tuổi mà không biết đọc và biết viết chữ quốc ngữ đó sẽ bị phạt tiền”.

+ Sắc lệnh 20 của Chủ tịch Chính phủ lâm thời Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ngày 8/9/1945 ra lệnh: “Trong toàn cõi Việt Nam, sẽ thiết lập cho nông dân và thợ thuyền những lớp học bình dân buổi tối. Trong hạn 6 thnág, làng nào và đô thị nào cũng phải có ít ra là một lớp học dạy ít nhất là 30 người”.

Việc quy định tiếng Việt là ngôn ngữ giao tiếp chung thể hiện quan điểm sáng suốt, kịp thời. Chính nhờ sự xác định đó cho nên tiếng Việt có một vị trí xứng đáng trong một quốc gia đa dân tộc nh- n-ớc ta, tạo tiền đề vững chắc cho vị thế ngôn ngữ quốc gia của Tiếng Việt. Điều này góp phần bảo đảm sự bình đẳng giữa các dân tộc ở n-ớc ta, đảm bảo cho sự đoàn kết các dân tộc.

Xác lập vị thế ngôn ngữ quốc gia của Tiếng Việt, Đảng và Nhà n-ớc ta đồng thời chỉ ra ph-ơng h-ớng phát triển của tiếng Việt. Đó là dân chủ hóa và quần chúng hóa. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “Tiếng nói là thứ của cải vô cùng lâu đời và vô cùng qúy báu của dân tộc. Chúng ta phải giữ gìn nó, qúy trọng nó nhằm làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp. Của mình có mà không dùng, lại đi m-ợn của n-ớc ngoài, đó chẳng là đầu óc hay ỷ lại hay sao?”.

Tr-ớc lời căn dặn đó, đã có nhiều cuộc vận động nhằm phát triển tiếng Việt. Đầu tiên là cuộc vận động cải tiến chữ quốc ngữ. Đề c-ơng văn hóa Việt

kíp của các nhà văn hóa Mác xít Đông Dương và những nhà văn hóa Việt Nam”. Tiếp theo đó là cuộc vận động giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt ngay khi đang

tiến hành cuộc chiến tranh thống nhất đất n-ớc, Nhà n-ớc đã tổ chức Hội nghị bàn về vấn đề giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt (từ 07 đến 10/02/1966), trong đó hội nghị nêu lên ba nhiệm vụ cần làm là:

+ Giữ gìn và phát triển vốn chữ của tiếng ta + Nói và viết đúng phép tắc của tiếng ta

+ Giữ gìn bản sắc, tinh hoa, phong cách của tiếng ta trong mọi văn thể (văn nghệ, chính trị, khoa học, kỹ thuật).

Nguyên thủ tướng Phạm Văn Đồng khẳng định: “Đây là một công việc lâu dài, phải kiên trì, phải nhìn xa, thấy rộng, phải làm từng b-ớc với tất cả ý thức trách nhiệm của mỗi ng-ời chúng ta, với lòng tự hào về tiếng nói dân tộc và với lòng phấn khởi và tin t-ởng đang góp phần của mình vào công việc vừa quan trọng vừa tốt đẹp vô cùng”.

Thứ ba là cuộc vận động chuẩn hóa tiếng Việt. Ngày 30/11/1980 Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam và Bộ Giáo Dục đã thông qua “Một số quy định về chính tả trong sách giáo khoa”. Ngày 01/07/1983 Uỷ ban Khoa học xã hội Việt Nam cùng với Viện khoa học Giáo dục và Bộ Giáo Dục đã ra Quyết nghị về vấn đề chuẩn hóa chính tả và chuẩn hóa thuật ngữ. Trên cơ sở đó ngày 05/03/1984, Bộ tr-ởng Bộ Giáo dục đã ra quyết định số 240 - QĐ ban hành: Quy định về chính tả tiếng Việt và về thuật ngữ tiếng Việt áp dụng cho các sách giáo khoa, báo và văn bản của ngành giáo dục.

Nhằm bảo vệ sự trong sáng của tiếng Việt, Đảng và Nhà n-ớc cũng có những văn bản nhằm uốn nắn những các sử dụng tiếng Việt ch-a hợp lý. Nghị định của Chính phủ số 194 - Cp ngày 31/12/1994 về hoạt động quảng cáo trên lãnh thổ Việt Nam quy định:

+ Tiếng nói và chữ viết trong quảng cáo phải là tiếng nói và chữ viết Việt Nam, trừ các tr-ờng hợp:

- Những sách báo, ấn phẩm đ-ợc phép xuất bản bằng tiếng n-ớc ngoài. - Những ch-ơng trình phát thanh, truyền hình bằng tiếng n-ớc ngoài. - Những nhãn hiệu hàng hóa viết tắt và viết bằng tiếng n-ớc ngoài.

- Tên giao dịch quốc tế của các cơ sở sản xuất kinh doanh - dịch vụ đã đ-ợc các cơ quan nhà n-ớc có thẩm quyền cho phép.

- Những từ ngữ đã đ-ợc quốc tế hóa hoặc những từ ngữ mà tiếng Việt không thể thay thế đ-ợc.

+ Nếu dùng cả tiếng nói và chữ viết ng-ớc ngoài thì chữ Việt Nam viết tr-ớc, phía trên, kích th-ớc lớn hơn chữ n-ớc ngoài.

+ Đọc tiếng Việt Nam tr-ớc, tiếng n-ớc ngoài sau.

Nghị định số 87 - CP ngày 12/12/1995 có quy định về việc l-u hành, kinh doanh phim, băng đĩa hình, hoạt động văn hóa và dịch vụ văn hóa nơi công cộng như sau: “ Biển hiệu đ-ợc thể hiện d-ới các hình thức bảng, biểu, hộp đèn, l-ới đèn hoặc các hình thức khác. Trên biển hiệu phải ghi đầy đủ tên gọi bằng chữ Việt Nam đúng với quyết định thành lập hoặc giấy phép kinh doanh của cơ quan có thẩm quyền, không đ-ợc viết tắt và phải có những nội dung chủ yếu theo quy định tại điều 30, 31. Quy chế này cho từng loại biển hiệu. Đối với các tổ chức kinh tế muốn thể hiện tên viết tắt, tên giao dịch quốc tế, tên chữ n-ớc ngoài phải ghi ở phía d-ới, kích th-ớc nhỏ hơn chữ Việt Nam, màu sắc, ánh sáng không được nổi bật hơn chữ Việt Nam”.

Đối với một quốc gia đa dân tộc đa ngôn ngữ thì vấn đề luôn luôn đ-ợc đặt ra là phải xác định đ-ợc một ngôn ngữ quốc gia, làm công cụ giao tiếp chung cho toàn xã hội của quốc gia đó. Ngôn ngữ quốc gia đ-ợc xác định phải là công cụ bảo đảm sự bình đẳng giữa các dân tộc và muốn nh- vậy nó phải đảm bảo là ngôn ngữ đ-ợc các dân tộc khác nhau trong quốc gia đa dân tộc chấp nhận và thừa nhận. Chính sách dạy phổ cập tiếng Việt, tiếng Việt đã đảm nhận đ-ợc vai trò là ngôn ngữ quốc gia.

Trong suốt quá trình lãnh đạo cách mạng, Đảng cộng sản Việt Nam luôn quan tâm đến vấn đề dân tộc, đề ra đ-ờng lối, chính sách dân tộc nhất quán và đúng đắn. Nhờ đó đã đ-a lại thắng lợi vĩ đại cho sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc cũng nh- giành nhiều thành tựu trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Thực tiễn công cuộc đổi mới n-ớc ta trong những năm gần đây theo định h-ớng xã hội chủ nghĩa đang đặt ra những vấn đề lý luận phải giải đáp để xây dựng xã hội Việt Nam giàu mạnh, công bằng dân chủ và văn minh.

Chính sách về vấn đề dân tộc thiểu số nói chung và đặc biệt là chính sách về vấn đề giáo dục ngôn ngữ ởvùng dân tộc nói riêng luôn là mối quan tâm hàng đầu của Đảng và Nhà n-ớc. Thấm nhuần t- t-ởng Mác - Lênin về vấn đề dân tộc, ngay từ khi giành đ-ợc độc lập Đảng và Nhà n-ớc ta đã ý thức rất rõ nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc miền núi nhằm đảm bảo quyền bình đẳng giữa các dân tộc. Những t- t-ởng, quan điểm, chính sách về xác lập quyền sử dụng tiếng mẹ đẻ đã đ-ợc thể hiện rất rõ trong các văn bản nh- chỉ thị, nghị quyết, chương trình hành động…

Đối với các ngôn ngữ dân tộc thiểu số Đảng và Nhà n-ớc Việt Nam chủ tr-ơng tôn trọng tiếng mẹ đẻ của các dân tộc, bảo đảm sự phát triển tự do và bình đẳng của tất cả các ngôn ngữ dân tộc ở Việt Nam. Quyền sử dụng tiếng mẹ đẻ là một quan điểm nhất quán của Đảng và Nhà n-ớc ta từ tr-ớc đến nay.

Quan điểm của Đảng và Nhà n-ớc ta là dù hoàn cảnh nh- thế nào thì ngôn ngữ của các dân tộc thiểu số luôn luôn đ-ợc tôn trọng, bảo dảm sự bình đẳng, tự do phát triển trong tất cả các lĩnh vực kinh tế, xã hội, chính trị văn hóa và đặc biệt là giáo dục. C-ơng lĩnh đầu tiên của Đảng khi mới thành lập (1930) đã đề ra: “đoàn kết dân tộc trên cơ sở những nguyên tắc bình đẳng và t-ơng trợ lẫn nhau để giành lại độc lập và hạnh phúc chung cho các dân tộc”. Nghị quyết của Ban chấp hành Trung -ơng về công tác trong các dân tộc thiểu số (1935) viết: “ Các dân tộc được dùng tiếng mẹ đẻ của mình trong sinh hoạt chính trị, kinh tế văn hóa”. Nghị quyết của Ban chấp hành Trung ương lần thứ 8 (1941) cũng viết: “Văn hóa của

mỗi dân tộc sẽ đ-ợc tự do phát triển, tiếng mẹ đẻ của các dân tộc sẽ đ-ợc tự do phát triển, tồn tại và được bảo đảm”. Nghị quyết của Hội nghị Trung -ơng (1940 - 1945) viết: “Mỗi dân tộc có quyền dùng tiếng mẹ đẻ trong nền giáo dục của mình…”. “Mỗi dân tộc có quyền dùng tiếng mẹ đẻ trong trường học của mình” (Việt Minh độc lập). Chính c-ơng của Đảng năm 1951 ghi rõ: “ Các dân tộc sống trên đất n-ớc Việt Nam đều được bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ…Cải thiện đời sống cho các dân tộc ít ng-ời, giúp đỡ họ tiến bộ về mọi mặt,bảo đảm để họ tham gia chính quyền và dùng tiếng mẹ đẻ trong việc giáo dục ở các địa phương”. Từ những quan điểm trên đã chứng tỏ Đảng và Nhà n-ớc ta đã thừa nhận vai trò, vị trí cũng nh- mức độ cần thiết của ngôn ngữ các dân tộc thiểu số. Quan điểm này đã thể hiện chủ tr-ơng đoàn kết các dân tộc và dân chủ của một n-ớc cộng hòa xã hội chủ nghĩa mà Đảng cộng sản là ng-ời lãnh đạo.

Hiến pháp n-ớc Việt Nam Dân chủ công hòa thông qua ngày 9 tháng 11 năm 1946 viết:

+ “ở các tr-ờng sơ học địa ph-ơng, quốc dân thiểu số có quyền học bằng tiếng của mình (Điều 15).

+ Quốc dân thiểu số có quyền dùng tiếng nói của mình tr-ớc toà án (Điều 66).

Hiến pháp n-ớc Việt Nam dân chủ cộng hòa đ-ợc Chủ tịch n-ớc công bố ngày 01/01/1960 thừa nhận:

+ Các dân tộc có quyền duy trì hoặc sửa đổi phong tục tập quán, dùng tiếng nói, chữ viết, phát triển văn hóa dân tộc của mình (Điều 3).

+ Tòa án nhân dân bảo đảm cho công dân n-ớc Việt Nam Dân chủ Công hòa thuộc các dân tộc thiểu số có thể dùng tiếng nói và chữ viết của mình tr-ớc tòa án (Điều 102)”.

Hiến pháp n-ớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1980 viết: + Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn và phát huy những

+ Tòa án nhân dân bảo đảm cho công dân n-ớc Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc các dân tộc quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình trước tòa án (Điều 60)”.

Hiến pháp n-ớc Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 bổ sung: + Các dân tộc có quyền dùng tiếng nói, chữ viết, giữ gìn bản sắc dân tộc và phát

huy những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của dân tộc mình (Điều 5).

+ Tòa án nhân dân bảo đảm cho công dân n-ớc Công hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc các dân tộc quyền dùng tiếng nói và chữ viết của dân tộc mình trước tòa án (Điều 133)”.

Đảng và Nhà n-ớc ta luôn thể hiện sự nhất quán t- t-ởng tôn trọng tiếng nói, chữ viết của các dân tộc, các dân tộc có quyền đ-ợc tiếp nhận giáo dục bằng tiếng mẹ đẻ của mình. Đây là quyền thiêng liêng không đ-ợc vi phạm của mỗi dân tộc. Ngoài ra Đảng và Nhà n-ớc ta cũng nhất quán quan điểm, khẳng định quyền của các dân tộc đ-ợc sử dụng tiếng mẹ đẻ của mình trong các công cuộc, hội họp để bày tỏ ý kiến của mình và họ cũng có quyền dùng tiếng nói của mình trong các tổ chức xã hội hay trong cơ quan nhà n-ớc mà ngôn ngữ th-ờng dùng là ngôn ngữ của dân tộc không phải là tiếng mẹ đẻ của họ. Quan điểm này đ-ợc thể chế hóa trong Luật Giáo dục (2004): “Ngôn ngữ dùng trong nhà trường và cơ sở giáo dục khác; dạy và học tiếng nói, chữ viết của dân tộc thiểu số, dạy ngoại ngữ”. Điều đó chứng tỏ Đảng và Nhà n-ớc ta luôn nhất quán quan điểm là trong một quốc gia đa dân tộc phải luôn tôn trọng quyền đ-ợc sử dụng tiếng mẹ đẻ của các dân tộc trong đời sống hàng ngày, trong hoạt động giáo dục, hoạt động xã hội.

Thấm nhuần tư tưởng của Lênin “ đòi hỏi một sự bình đẳng tuyệt đối về mặt quyền lợi cao nhất cho tất cả các dân tộc trong quốc gia và sự bảo vệ vô điều kiện quyền lợi của mọi dân tộc ít người”, vì vậy Đảng và Nhà n-ớc ta đã khẳng định quyền đ-ợc dùng tiếng mẹ đẻ là quyền của các dân tộc khác nhau trong xã

hội đa dân tộc. T- t-ởng bình đẳng đó đã đ-ợc thể hiện sớm trong những nghị quyết nh- Nghị quyết Hội nghị Trung ương (1940) “Văn hóa dân tộc đ-ợc tự do phát triển, tiếng mẹ đẻ của các dân tộc sẽ đ-ợc tự do phát triển tồn tại và bảo

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) khảo sát chính sách ngôn ngữ của nhà nước phong kiến độc lập việt nam (Trang 62 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)