Các tác phẩm văn học

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Những đóng góp của tờ tin văn (xuất bản ở Sài Gòn những năm 1966 - 1967) (Trang 69 - 72)

Trên Tin Văn, số lƣợng tác phẩm văn học không nhiều hơn số tác phẩm báo chí. Tuy nhiên, ngay cả các tác phẩm báo chí, tính chất văn học cũng đậm hơn tính báo chí. Điều này có thể lý giải: hầu hết các cây bút trên Tin Văn không phải là nhà báo mà là nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu nên tác phẩm của họ dù là tác phẩm báo chí cũng mang đậm tính văn học. Bên cạnh đó, tính chất của Tin Văn là một tạp chí nghiên cứu, sáng tác, phê bình nhƣng phần sáng tác ít nhiều chiếm ƣu thế, không chỉ

ở số lƣợng mà còn ở ngôn ngữ thể hiện. Ngoài ra, lúc đầu là một bán nguyệt san, sau đổi thành tuần báo nhƣng tính chất xuyên suốt của Tin Văn là tạp chí hơn là một tờ báo, tức là tính nghiên cứu, lý luận, sáng tác văn học thể hiện rõ hơn tính thông tin, sự kiện.

Trong khi đó, với điều kiện thiếu thốn về tài chính, mỏng về nhân sự, Tin Văn rất khó bám theo dòng thông tin thời sự để phản ánh dày đặc hơn các sự kiện, dù chỉ tập trung trên lĩnh vực văn hóa nghệ thuật. Ngoài ra, nếu chỉ thuần thông tin thì rất khó thực hiện đƣợc yêu cầu đấu tranh chống các biểu hiện lai căng, đồi trụy. Do đó, cần thiết phải có những tác phẩm mang tính phân tích, lý luận, những sáng tác văn học để lý giải đầy đủ cũng nhƣ phê phán mạnh mẽ các hiện tƣợng tiêu cực trong đời sống văn hóa, xã hội…

3.1.2.1. Truyện ngắn

Đây một thế mạnh của Tin Văn. Trong 34 số báo có tất cả 96 truyện ngắn (có một số truyện đăng 2 kỳ, 49 truyện trên bán nguyệt san), trong đó có 12 truyện nƣớc ngoài, bình quân mỗi số có khoảng 3 truyện. Truyện ngắn trên Tin Văn có sự xuất hiện của nhiều tác giả khá tên tuổi của miền Nam nhƣ Bình Nguyên Lộc, Nguyễn Văn Xuân, Mặc Khải, Võ Hồng, Nguyễn Nguyên, Phan Du, Lê Triều Quang… hay những nhà văn lớn nƣớc ngoài nhƣ Somerset Maugham, Guy de Maupassant, Pourguenev, Lỗ Tấn…

Truyện ngắn của Tin Văn phục vụ đắc lực cho nhiệm vụ đƣợc nêu trong tôn chỉ, mục đích của tờ báo. Phần lớn các truyện tập trung phản ánh chân thực đời sống xã hội miền Nam nói chung và Sài Gòn nói riêng trong vòng xoáy của “con hiện sinh”, của sức hút từ đồng đôla, của những biến đổi sâu sắc trong đời sống, trong phong hóa, đạo đức… Một số truyện ca ngợi vẻ đẹp tâm hồn của những con ngƣời giữ đƣợc tấm lòng son trong điều kiện bị tác động mạnh mẽ của lối sống mới, nhƣ khẳng định sự bền vững của bản sắc truyền thống. Các truyện ngắn nƣớc ngoài đều đề cao tinh thần nhân ái, ca ngợi sự hi sinh, qua đó giới thiệu những cách sống, cách vƣơn lên, cách vƣợt qua khó khăn của các dân tộc trên thế giới.

Các truyện ngắn của Tin Văn nhìn chung không quá phức tạp, cầu kỳ về ý tƣởng, kết cấu nên dễ đọc, dễ hiểu đối với nhiều đối tƣợng độc giả. Đây cũng là tính đại chúng của Tin Văn.

3.1.2.2. Truyện dài

Tin Văn chỉ có 4 truyện dài. Đó là Đại lộ nối dài (của Vũ Hạnh, đăng dở dang ở kỳ thứ 8, từ số 1 đến số 10 (có gián đoạn) của bán nguyệt san), Trên đường sấm dậy (của Peter Abrahams, Văn Hải dịch, đã đăng đƣợc 33 kỳ), Khôn xẻ làm ba được

(của Quỳnh Dao, Vi Huyền Đắc dịch, dài 7 kỳ, 1 kỳ trên bán nguyệt san và 6 kỳ trên tuần báo), Mùa mưa đã tới (của Louis Bromfield, Lê Huy Oanh dịch, đăng dang dở đƣợc 5 kỳ từ số 16 đến số 20-1967).

Trong số này, Trên đường sấm dậy là tác phẩm nổi tiếng (còn đƣợc biết dƣới cái tên Con đường sấm sét) phản ánh cuộc đấu tranh chống phân biệt chủng tộc ở

Nam Phi. Đăng tác phẩm này, bên cạnh việc giới thiệu một tác phẩm lớn của nền văn học thế giới, Tin Văn còn hàm ý năng lực đấu tranh của các dân tộc trên thế giới, dù ở hoàn cảnh nào đi nữa. Còn Đại lộ nối dài lại phản ánh đời sống túng quẫn của một bộ phận thị dân ở đoạn nối dài của đại lộ (tƣợng trƣng cho sự xa hoa). Họ bị đặt ngoài lề cuộc sống giàu sang giả tạo và gần nhƣ không tìm thấy lối ra cho tƣơng lai của mình…

Có thể nói, truyện dài không phải là thế mạnh của Tin Văn. Nhƣng thể loại này cũng góp phần làm phong phú thêm cho các hình thức thể hiện của các tác phẩm trên Tin Văn.

3.1.2.3. Thơ

Tin Văn có tất cả 107 bài thơ (39 bài trên bán nguyệt san). Thơ là mục đƣợc đông đảo bạn đọc gửi bài. Có một số nhà thơ nổi tiếng đã tham gia cộng tác với Tin Văn nhƣ Á Nam Trần Tuấn Khải, Kiên Giang Hà Huy Hà, Truy Phong, Cao Quảng Văn, Võ Quê, Thẩm Oánh, Tƣờng Linh…

Thơ trên Tin Văn phần nhiều ca ngợi quê hƣơng, đất nƣớc, tình cảm trong sáng, gợi nhớ những cuộc đấu tranh kiên cƣờng của nhân dân ta thời Pháp thuộc, đồng thời cũng tích cực phản ánh những biểu hiện thiếu lành mạnh trong đời sống xã hội trƣớc sự xâm lăng của làn sóng văn hóa mới và cả những con ngƣời mới xa lạ… Với nội dung đứng đắn, lành mạnh, khá phong phú, thơ trên Tin Văn đƣợc tuyển chọn khá nhiều trong tập Văn học yêu nước tiến bộ - cách mạng trên văn đàn công khai Sài Gòn

Nỗi éo le (của Á Nam), Sáng mai chim hót (Cao Quảng Văn), Khuya sương (Hà Kiều), Hà Châu (Hoài Hƣơng), Sông máu Hàm Luông (Kiên Giang), Tạ từ (Minh Quân), Mẹ chỉ còn bấy nhiêu (Ngọc Sƣơng), Dạ khách (Phan Trƣớc Viên), Nói với nhau chuyện gì? (Phong Sơn), Vú mẹ (Truy Phong)…

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Những đóng góp của tờ tin văn (xuất bản ở Sài Gòn những năm 1966 - 1967) (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)