3.3.1.1. Bộ phận lãnh đạo - Lãnh đạo công khai:
Về mặt công khai, chủ trƣơng của tạp chí đƣợc thể hiện trong giấy phép nhƣ sau: Chủ nhiệm, kiêm chủ bút: Nguyễn Ngọc Lƣơng (tức Nguyễn Nguyên); thƣ ký toà soạn: Vũ Hạnh (lấy tên là cô Hồng Cúc). Nhà báo Nguyễn Ngọc Lƣơng, là đảng viên từ năm 1949, bấy giờ là cán bộ hoạt động đơn tuyến trong Bộ Thông tin – Tâm lý chiến, trƣớc đó có thời gian làm Trƣởng ban Văn nghệ của Đài Phát thanh Sài Gòn. Nhà văn Vũ Hạnh là một nhà giáo, hoạt động bí mật theo sự phân công của Đảng ủy Văn hóa và tham gia cộng tác nhiều tờ báo tại Sài Gòn.
- Lãnh đạo bí mật:
Trực tiếp phụ trách là đồng chí Hoàng Hà (Bí thƣ Đảng ủy Văn hóa), hoạt động công khai là một nhà văn, lấy tên là Lƣơng Sơn, bấy giờ đóng vai là một biên tập viên của Tin Văn. Bên cạnh đó, đồng chí Nguyễn Văn Tài (Đảng ủy viên Đảng ủy Văn hóa) còn tổ chức Tổ Văn nghệ giải phóng (do đồng chí Hà Kiều – đảng viên – làm tổ trƣởng) có trách nhiệm định hƣớng nội dung cho Tin Văn.
3.3.1.2. Bộ phận trị sự
Trị sự lúc đầu là đồng chí Hà Kiều. Sau khi đồng chí bị bắt thì những ngƣời còn lại choàng gánh cho nhau. Đầu năm 1967, sau khi Vũ Hạnh và Hà Kiều bị địch bắt, Nam Bằng (Phạm Văn Chất) đƣợc tổ chức cử đến phụ trách việc trị sự và quán xuyến công việc của tòa soạn.
3.3.1.3. Bộ phận phát hành
Thông qua nhiều đầu mối phát hành, nhƣ tổng phát hành Nam Việt (thực tế do chính quyền kiểm soát), qua Tổng hội Sinh viên Sài Gòn (trực tiếp là đồng chí Lê Hiếu Đằng)… Nhìn chung, công tác phát hành của Tin Văn không thực sự hiệu quả - cả mặt tuyên truyền lẫn mặt kinh tế. Qua Tổng phát hành Nam Việt (thân chính quyền Sài Gòn), sau một thời gian phát hiện tờ báo thiên tả nên những kẻ chống phá tìm cách giấu bớt số báo đƣợc giao để hạn chế lƣợng báo đến độc giả, hoặc nhận báo nhƣng không phát hành (sau đó trả về lại cho Tin Văn). Trong khi đó, qua mạng lƣới phát hành lẻ (kể cả qua Tổng hội Sinh viên), việc thu tiền về thƣờng rất chậm và
không đầy đủ nên ảnh hƣởng nhiều đến hoạt động của tòa soạn, nhất là vào giai đoạn khó khăn từ khi ra tuần báo.