3.3.3.1. Việc tổ chức viết bài
Những bài viết thể hiện quan điểm của Đảng ủy Văn hóa, nhất là của Khu ủy, luôn có sự bàn bạc giữa các đồng chí Hoàng Hà, Nguyễn Văn Tài, Nguyễn Ngọc Lƣơng, Hà Kiều… Trong một số bài viết, đôi khi tác giả không ghi tên thật, chỉ ghi là Tin Văn (thể hiện quan điểm của Ban biên tập) hoặc ghi tên ngƣời khác.
Một số bài do các cộng tác viên thân thiết viết (nhƣ Lữ Phƣơng, Triệu Công Minh…), thƣờng có sinh hoạt trƣớc (dƣới danh nghĩa là các buổi gặp mặt…) để định hƣớng nội dung, đồng thời cung cấp quan điểm chính thức của Khu ủy. Riêng với Lữ Phƣơng, bấy giờ chỉ là ngƣời có cảm tình với cách mạng, là giáo viên, chƣa phải là đảng viên, có quan điểm tiến bộ, vì vậy Ban biên tập thống nhất giới thiệu cây bút này trong các cuộc đấu tranh, bút chiến, trong đó có cuộc bút chiến với Chu Tử. Nhờ đó, các bài viết đấu tranh của Tin Văn do Lữ Phƣơng viết thƣờng lách đƣợc lƣỡi kéo kiểm duyệt của địch (do “nhân thân không liên quan đến cộng sản”) đồng thời tránh đƣợc sự chụp mũ, vu cáo của bọn khiêu khích thân chính quyền Sài Gòn.
3.3.3.2. Việc biên tập bài
Việc biên tập bài của Tin Văn đƣợc thực hiện khá cẩn thận và chặt chẽ. Với danh nghĩa là một biên tập viên của Tin Văn, đồng chí Hoàng Hà thƣờng phụ trách việc kiểm soát bài của cộng tác viên về quan điểm, đƣờng lối. Ngoài ra, Nguyễn Nguyên, Vũ Hạnh, Hà Kiều… cũng trực tiếp tham gia biên tập. Trong suốt thời gian tồn tại, không có bất kỳ bài viết nào trên Tin Văn có quan điểm chống cộng hoặc gây bất lợi cho cách mạng(1).
Để tăng tính thuyết phục, hấp dẫn cho bài viết, với một số tác giả mới, ban biên tập Tin Văn thƣờng có giới thiệu ngắn về nhân thân của tác giả, có khi kèm cả ảnh. Cách làm này cũng làm tăng uy tín cho tác giả, góp phần tạo sự gắn bó giữa tác
(1) Chỉ có một trƣờng hợp để lọt bài viết mang nội dung tả chân, có một số đoạn khá dung tục, tính tƣ tƣởng không cao; trƣờng hợp này sau đó có kiểm điểm rút kinh nghiệm sâu sắc (truyện ngắn Chạy đua với tử thần
giả với Tin Văn. Trên số 1-1966, nhân đăng bài Hiện tượng thoát ly thực tại trong 9
năm văn học Ngô triều, ban biên tập giới thiệu tác giả Lữ Phƣơng: “Tin Văn giới
thiệu với các bạn đọc một ngòi bút phê bình mới, Lữ Phƣơng – tức là ông Lã Văn Phƣợng, giáo sƣ phụ trách môn văn chƣơng trƣờng Thoại Ngọc Hầu, Long Xuyên. Lần lƣợt trong các số tới, chúng tôi sẽ giới thiệu loạt bài biên khảo công phu của ông về các vấn đề TÌM HIỂU VĂN CHƢƠNG, THƠ TỰ DO…”. Tiếp đó, ở số 4, Tin Văn còn đăng ảnh của Lữ Phƣơng, kèm theo những lời giới thiệu: “…Ngoài năng khiếu phê bình tinh nhạy và sự suy luận vững chắc, ông còn tấm lòng thiết tha đối với văn nghệ nên đã dành nhiều thì giờ nghiên cứu về các vấn đề lý luận văn học nghệ thuật, cũng nhƣ để tâm theo dõi hầu hết các sáng tác phẩm tiêu biểu hiện nay”. Bấy giờ Lữ Phƣơng dù có cộng tác với một số tờ báo ở Sài Gòn nhƣng chƣa phải là cây bút gây đƣợc tiếng vang lớn. Bản thân ông cũng chƣa định hình một cách rõ ràng quan điểm, chính kiến, kể cả về lý luận phê bình lẫn chính trị. Đƣợc định hƣớng, bồi dƣỡng rất tích cực ở Tin Văn và các đồng chí trong Đảng ủy Văn hóa, đến năm 1968, sau tổng tiến công và nổi dậy xuân Mậu Thân, Lữ Phƣơng đƣợc đƣa ra vùng giải phóng, đƣợc kết nạp đảng và sau đó đƣợc cử làm Thứ trƣởng Bộ Văn hóa trong Chính phủ lâm thời Cộng hòa Miền Nam Việt Nam (từ năm 1969).
Cũng trên số 1-1966, Tin Văn giới thiệu về tác giả Bùi Chánh Thời trong bài
Vụ án cô Loan trong Đoạn tuyệt (của loạt bài Những vụ án trong tiểu thuyết): “Là
một luật sƣ, ông Bùi Chánh Thời vừa là nhà văn, nhà thơ – dƣới bút hiệu Nhƣ Trị - nên ông muốn quay trở về một số vụ án trong tiểu thuyết để nhận định thêm rõ yếu tố xã hội trong tác phẩm trên quan điểm pháp luật và nhân đấy có thể làm sáng tỏ thêm khuynh hƣớng và văn tài của tác giả. Sau Vụ án cô Loan, ông sẽ trình bày với bạn đọc Vụ án trong Trê Cóc”. Tiếp đó, trong bài Hình ảnh người phụ nữ qua một vài truyện kể, tác phẩm văn chương, Tin Văn giới thiệu: “Bà Vân Trang tên thật là
Nguyễn Huệ Trang, còn (có) biệt hiệu Nhất Chi, quê miền Phƣớc Long, Rạch Giá, đã và đang hợp tác với Bách Khoa, Mai, Thiện Mỹ. Bà còn là một trong những ngƣời chủ trì đắc lực của tờ Hồn Trẻ thuộc Hội Bạn trẻ Việt Nam. Tác phẩm đầu tay của bà là Một lá thư tình, do nhà Phù Sa xuất bản. Bà có một ngòi bút sâu bén, điểm một ý vị hài hƣớc tinh nhạy, thiên nhiều về các đề tài xã hội, với những ý tình hết sức nhiệt thành. Nếu sự sản xuất văn chƣơng của bà không quá thƣa thớt thì bà có
thể đóng góp khá nhiều cho sự sinh hoạt văn học hiện tại, về mặt giá trị biểu hiện của những ngòi bút phụ nữ vốn còn ít ỏi, thƣa thớt”. Bên cạnh chapeau còn có ảnh của bà Vân Trang.
Trên số 2-1966, Tin Văn giới thiệu nhân thân và ảnh của tác giả Lê Dân trong bài Vai trò giáo dục của màn ảnh: “Tin Văn giới thiệu với bạn đọc ông Lê Dân – mà giới hoạt động điện ảnh ở đây đều biết tiếng – trong một vấn đề căn bản của nghệ thuật thứ bảy. Ông Lê Dân tên thật là Lê Hữu Phƣớc, vốn là cựu sinh viên IDHEC (Học viện Cao đẳng Điện ảnh Paris) đã từng là đạo điễn và nhà phê bình điện ảnh có nhiều uy tín. Trên phƣơng diện chuyên môn ấy, ông còn tỏ ra là ngƣời có nhiều nhiệt tình đối với mọi công cuộc cải tiến và nâng cao sinh hoạt xã hội. Hiện nay, tuy bận nhiều công việc của một luật sƣ, ông vẫn tiếp tục theo dõi những sinh hoạt điện ảnh và sẽ lần lƣợt trao đổi ý kiến với bạn đọc trong những số tới”.
Trong những số sau, với hình thức tƣơng tự, Tin Văn cũng giới thiệu về giáo sƣ Nguyễn Văn Trung trong bài Võ trang hay giải giới văn hóa (số 3-1966), giáo sƣ Hoàng Trọng Miên, Trƣờng quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ trong bài Kịch nghệ miền Nam đi đến đâu (số 5-1966)…
Cả với tác giả nƣớc ngoài, khi trích đăng tác phẩm của họ, Ban biên tập Tin Văn cũng có phần giới thiệu về tiểu sử. Trên số 1-1966, khi đăng truyện ngắn Đồ khốn kiếp, Tin Văn có một chapeau về Salarrué: “Tác giả sinh năm 1899, miền Son-
so-nát (Sonsonate), xứ Sal-va-đo (Salvador) đã sống nhiều năm giữa những lớp ngƣời lao động cần cù và đã thông cảm nỗi niềm, ngôn ngữ, tập quán của họ. Ông đã xuất bản nhiều thơ, tiểu thuyết, những truyện ngắn thật là ngắn gọn. Ông còn theo đuổi cả ngành hội họa…”.
Khi khởi đăng truyện dài Trên đường sấm dậy, Tin Văn giới thiệu về tác giả
Peter Abrahams: “Độc giả Việt Nam hầu nhƣ chỉ mới gặp gỡ văn hào Pi-tơ A-bơ-ra- ham qua một truyện ngắn – Hoạt cảnh – đăng trong Tạp chí Văn học, số đặc biệt về
văn chƣơng của ngƣời da đen, ấn hành vào khoảng tháng 3-1966. Ngoài ra, những truyện dài của tác giả ấy, đƣợc dịch ra Pháp văn, ở đây chỉ có quyển tiểu thuyết dài
Tôi không phải là người tự do (Je ne suis pas un homme libre) và một truyện ngắn Những người da đen trong quyển Hồ sơ châu Phi (Le dossier Afrique). Là ngƣời sinh
trƣởng ở Nam Phi, đã từng chứng kiến nhiều năm những cảnh áp bức của bọn chủ đất da trắng đối với đồng bào, đồng chủng của mình, tác giả đã từng đấu tranh chống lại những sự cƣớp đoạt tàn ác, vô lƣơng của một giống ngƣời lang sói, chỉ muốn kiềm hãm những ngƣời da đen trong vòng nô lệ tối tăm. Bị trục xuất ra khỏi xứ, Pi-tơ A-bơ- ra-ham vẫn không ngừng chiến đấu cho lý tƣởng, tự do và tác phẩm này của ông là một bức tranh rất thực và rất linh động về đời sống ở Liên bang Nam Phi”.
Ở số 3-1966, Ban Biên tập giới thiệu về Juan Bosh, tác giả của Những chuyện
không may của một người da đỏ: “Tác giả sinh năm 1909, ở La Vêga (La Vega)
thuộc Cộng hòa Xanh Đô-manh (Saint Domingue), ông sáng tác nhiều loại, nhƣng nổi tiếng nhất là các tân truyện. Ngƣời ta biết danh ông không chỉ ở cái văn tài độc đáo mà còn ở tinh thần quyết liệt chống đối độc tài. Từ năm 1930, xứ sở của ông bị đặt dƣới ách thống trị bạo tàn của Tờ-ruy-ji-lô (Trujillo), thì ông cũng bị lƣu đày suốt 20 năm…”.
Với Quỳnh Dao, ở truyện ngắn Yêu là hy sinh, Tin Văn có mấy lời giới thiệu từ ngƣời dịch Vi Huyền Đắc: “Quỳnh Dao là một nữ tác giả, ngƣời Hồ Nam, sinh năm 1938. Ngay từ nhỏ, đã có khiếu về văn học nên tới tuổi đôi chín, nữ sĩ đã có một căn bản khá thâm hậu về tản văn, cũng nhƣ về thi, từ. Bắt đầu sáng tác là đƣợc hoan nghênh nhiệt liệt: tác giả Quỳnh Dao đƣợc các nhà phê bình suy trọng, độc giả tán thƣởng. Báo, chí tranh nhau đăng tải những thi ca, truyện ngắn, truyện dài của nữ sĩ…”. Có thể thấy đây là những lời đánh giá rất cao của một kịch tác gia hàng đầu của nền văn nghệ Việt Nam thời bấy giờ, lại ở gần vào tuổi “xƣa nay hiếm”, so với Quỳnh Dao, cách biệt đến gần 40 tuổi! Điều đó cho thấy sự trọng thị của Tin Văn đối với các nhân tài, không kể là ngƣời trong hay ngoài nƣớc.
3.3.3.3. Việc tổ chức trang nhất
Trên bán nguyệt san, do khổ nhỏ nên việc trình bày trang nhất có phần hạn chế. Tuy nhiên, ở chỗ góc đầu bìa trái đƣợc sắp theo hình bầu dục mấy chữ “Do một nhóm văn nghệ sĩ và trí thức chủ trƣơng”, và một loạt những bút danh, bút hiệu, gồm Á Nam Trần Tuấn Khải, Giản Chi, Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Văn Thƣ, Vi Huyền Đắc, Trần Thúc Linh, Thuần Phong, Thiên Giang, Nguyễn Văn Xuân, Phan Du, Võ Hồng, Bình Nguyên Lộc, Mặc Khải, Hiếu Chân, Vũ Hạnh, Lữ Phƣơng, Nguyễn Hữu
Ba, Nguyễn Phụng, Lê Dân, Bùi Chánh Thời, Tú Duyên, Kiêm Minh, Phong Sơn, Tƣờng Linh, các bà Ái Lan, Vân Trang, Minh Quân, cô Thanh Ngôn… Đây là những văn nghệ sĩ, nhà nghiên cứu có tên tuổi tại Sài Gòn bấy giờ. Cách làm này cho thấy Tin Văn có đƣợc sự ủng hộ rộng rãi của giới trí thức và văn nghệ sĩ.
Ở tuần báo, với khổ lớn, việc trình bày trang nhất có nhiều thuận lợi. Trên bìa 1 các số 1 và 2 có hai bức tranh vẽ Lục Vân Tiên đánh cƣớp cứu Kiều Nguyệt Nga (số 1, hàm ý câu nhắc đến câu “kiến nghĩa bất vi vô dõng dã”) và chân dung Từ Hải (số 2, hàm ý đấu tranh mạnh mẽ). Từ số 3 đến số 13 (trừ số 12), bìa 1 là phần của một truyện ngắn kèm theo tranh minh họa. Từ số 14 đến số 20, một phần bên trái đƣợc đóng khung bài xã luận của Tin Văn. Phần còn lại và cả bài hoặc một phần bài bình luận, đánh giá về một vấn đề nào đó.
Nhƣ vậy, trang nhất của Tin Văn đƣợc tổ chức không chỉ để có tính hấp dẫn mà còn có thêm nhiều thông tin và nhất là tăng thêm uy tín cho tờ báo.
3.3.3.4. Việc đối phó với kiểm duyệt của chính quyền
Chế độ kiểm duyệt hà khắc của chính quyền Sài Gòn không ngoại trừ bất kỳ tờ báo nào. Với Tin Văn, một tờ báo có khuynh hƣớng chống chính quyền khá rõ thì việc bị “cắt, đục” cũng là điều dễ hiểu. Ở giai đoạn bán nguyệt san, gần nhƣ không có bài nào bị kiểm duyệt bỏ mà chỉ bị cắt một số đoạn. Vì những bài bị kiểm duyệt bỏ đều đƣợc thay thế kịp thời để không mất thông tin cho bạn đọc. Riêng số 14, do ban biên tập có ý định tiếp tục đánh bọn Chu Tử (đã thực hiện trên số 13 với phụ trang về “vụ án văn hóa”), nên tập trung nhiều bài có thái độ cứng rắn, vì vậy bị kiểm duyệt bỏ gần hết. Để đấu tranh, Ban biên tập quyết định vẫn in số này để tố cáo bộ mặt tự do dân chủ giả hiệu của chính quyền Sài Gòn nhƣng toàn bộ số báo bị cảnh sát đến tịch thu ngay tại nhà in. Dù vậy, qua vụ việc này, chính quyền phải “xuống nƣớc” đối với “vụ án văn hóa”, không bênh vực bọn Chu Tử và thôi vu cáo các thành viên của Tin Văn.
Trên tuần báo, với tính chất đấu tranh quyết liệt, hầu nhƣ số báo nào cũng có bài bị đục bỏ, nhất là mục Thơ cay. Do báo ra hàng tuần, nhiều bài không kịp thay. Nhƣng điều này cũng là một sự phản đối với chính quyền trong vấn đề tự do báo chí.
Số báo Bài bị kiểm duyệt đục Tình trạng bị kiểm duyệt
3-1966 Viết bút ký (Lƣơng Sơn) Bỏ 2 đoạn, dài khoảng 2 trang 4-1966 Đường rợp bóng ca dao (Hồ
Xoai, thơ) Bỏ 1 khổ (4 câu)
6-1966 Chào mừng Đại hội Bảo vệ văn
hóa dân tộc (bài của Ban biên tập) Bỏ 1 đoạn Chạy đua với tử thần (Nguyễn
Văn Xuân, truyện ngắn)
Bỏ 2 đoạn
8-1966 Hà Châu (Hoài Hƣơng, thơ) Bỏ đoạn cuối (16 câu)
Hẹn nhau giữa mùa xuân dân tộc
(Anh Giang, thơ) Bỏ 2 câu
9-1966 Vấn đề triển lãm tranh (Thái
Tuấn) Bỏ 2 dòng
Hồi kết cục (Phong Sơn, thơ) Bỏ 2 đoạn (4 khổ, 16 dòng)
Kẻ cắp, bà già gặp nhau (Lê
Triều Quang, truyện ngắn) Bỏ 8 chữ cuối 10-1966 Tâm sự gia đình người… (Phong
Sơn, thơ)
Bỏ toàn bộ, kể cả tựa (2 trang)
11-1966 Chín điểm trong văn nghệ (Vũ
Hạnh)
Bỏ 5 dòng
Tin văn nghệ; phần nói về buổi thảo luận văn chương của nhóm Trình bày
Bỏ 2/3 (15 dòng)
Bài học cuối năm (Thảo Nguyên, thơ) Bỏ 2 đoạn (4 câu)
Số 13 có phụ trang về “vụ án văn hóa”, đấu tranh quyết liệt với Chu Tử, dù không bị kiểm duyệt bỏ nhƣng bị hạn chế phát hành. Thực tế chỉ có rất ít phụ trang này đƣợc bán ra bên ngoài. Riêng số 14 bị kiểm duyệt bỏ gần hết. Để phản đối chính quyền, Tin Văn vẫn cho in nhƣng bị cảnh sát tịch thu tất cả ngay tại nhà in.
15-1966 Mùa xuân bay cao (bị đục cả tên
tác giả, thơ)
Bỏ hoàn toàn (8 câu lục bát)
1-1967 Ma (Thiên La Đại Đế, thơ cay) Bỏ 2 dòng (8 chữ)
3-1967 ... (Hoài Hƣơng, thơ) Bỏ hoàn toàn, kể cả tiêu đề
Gởi cho anh (Vân Trang, thơ) Bỏ 2 đoạn (8 câu)
4-1967 ... (Phong Sơn, thơ) Bỏ hoàn toàn, kể cả tiêu đề ... (Kiên Giang, thơ) Bỏ hoàn toàn, kể cả tiêu đề 5-1967 Tiếng hát người tù (Thảo Nguyên,
thơ) Bỏ 2 đoạn (6 câu)
Nhà (Thiên La Đại Đế, thơ cay) Bỏ 1 đoạn 6-1967 Nhân đọc một số truyện gần đây
(Lữ Phƣơng)
Bỏ 2 đoạn
8-1967 Vấn đề cựu bình tân tửu (Cô
Thanh Ngôn)
Bỏ toàn bộ
10-1967 Xây dựng một nền giáo dục dân
tộc (Lữ Phƣơng) Bỏ 1 đoạn
Buổi trưa (Biên Hồ, truyện ngắn) Bỏ 4 đoạn (1/2 truyện)
Phát huy văn hóa truyền thống
(Nguyễn Hiến Lê)
Bỏ 3 đoạn
Bài ca châu Á (..., thơ) Bỏ hoàn toàn, cả tên tác giả
Việc đóng cửa trường Pháp và vấn đề cải tiến giáo dục văn hóa
(Trần Triệu Luật)
Bỏ 1 đoạn
Vài cảm nghĩ của người làm thơ khi đọc thi phẩm “Giọt thời gian” của bà Mộng Trung (Hoài Hƣơng)
Bỏ 1 đoạn
11-1967 Về thăm người yêu (Thảo Nguyên,
truyện ngắn) Bỏ 5 đoạn
Vươn lên (A.P., truyện ngắn) Bỏ 3 đoạn
Một ý kiến về giáo dục (Đại Hạnh
Triều Dƣơng) Bỏ 3 đoạn
Chủ chứa mới (Thiên La Đại Đế,
thơ cay) Bỏ hoàn toàn
12-1967 Đời sống ươn hèn (Hoài Hƣơng, thơ) Bỏ 10 câu
Chuyện người và chuyện ngựa
(Mặc Khải, truyện ngắn) Bỏ 1 đoạn
Lời em (Hoàng Thị Bích Ni, thơ) Bỏ hoàn toàn
Nhật ký của một người dân ở Sài Gòn (Kiêm Minh)
Bỏ 1 đoạn
... (Thiên La Đại Đế, thơ cay) Bỏ hoàn toàn, cả tên tác giả 13-1967 ... (thơ) Bỏ hoàn toàn, cả tên tác giả
Giáo dục ngoài học đường (Trần
Triệu Luật) Bỏ 1 đoạn
Việt Nam – Việt Nam (Phong Vân,
thơ) Bỏ 2 khổ (8 câu)
Sinh hoạt văn học hiện tại (Trịnh
Khắc Hồng)
... (thơ cay) Bỏ hoàn toàn, cả tiêu đề và tên tác giả
14-1967 Chuyện về gà (Lƣu Nghi, tạp văn) Bỏ 1 đoạn Xanh đỏ... đỏ xanh (Trần Nguyên
Vũ, phiếm du)
Bỏ 1 đoạn
15-1967 Sinh viên hội thảo chủ đề “Người phụ nữ Việt Nam trong hoàn cảnh chiến tranh” (Nam Hạnh)
Bỏ 1 đoạn (3 dòng)
Sáng mai chim hót (Cao Quảng Văn, thơ)
Bỏ 2 đoạn (15 câu)
Ngày rằm (Hồ Trƣờng An, truyện
ngắn) Bỏ 1 đoạn (28 dòng)
16-1967 Một chuyện săn hươu (Hiếu Chân,