Việc tổ chức cộng tác viên của Tin Văn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Những đóng góp của tờ tin văn (xuất bản ở Sài Gòn những năm 1966 - 1967) (Trang 81 - 84)

Tin Văn là tờ báo không có phóng viên. Bên cạnh một số bài viết do chủ bút, thƣ ký tòa soạn, biên tập viên viết, phần lớn các bài còn lại đều do mời gọi cộng tác viên tham gia. Việc tổ chức cộng tác viên đã đạt thành công quan trọng, không chỉ đảm bảo bài cho từng số báo mà còn giữ đƣợc tôn chỉ mục đích của tờ báo, không bị “lạc” do khuynh hƣớng chính trị của cộng tác viên. Nhìn chung, cộng tác viên của Tin Văn có các nhóm chính:

3.3.2.1. Cộng tác viên do sự sắp xếp của tổ chức

Dƣới những vỏ bọc khác nhau, nhiều cán bộ, đảng viên của lực lƣợng cách mạng đã hoạt động công khai tại Sài Gòn. Khi Tin Văn bắt đầu hoạt động thì lực lƣợng này đã đƣợc tổ chức để tích cực tham gia với vai trò nhƣ những cộng tác viên. Đó là trƣờng hợp của Nguyễn Văn Bổng (bút danh Lê Nguyên Trung, Vƣơng Quế Lâm), Nguyễn Văn Tài (bút danh Văn Hải), Huy Trƣờng, Lê Hiếu Đằng, Trần Triệu Luật, Triệu Công Minh (bút danh là Cô Thanh Ngôn), bà Minh Quân…

Bấy giờ, ở hầu hết các báo, tạp chí xuất bản công khai tại Sài Gòn đều có cán bộ của Đảng cài cắm. Trong đó có tờ Hồn trẻ của Hội Bạn trẻ em Việt Nam chuyển thành cơ quan ngôn luận công khai của Thành đoàn; các tờ nhƣ Dân Chủ của Vũ Ngọc Các do nhà báo Ký Ninh làm Tổng biên tập, nhật báo Tiến của Đằng Nhâm do Tô Nguyệt Đình, Văn Mại phụ trách, tờ Sân khấu của Lê Văn do Ký Ninh, Văn Lƣơng, Huy Trƣờng phụ trách… Hầu hết các tờ báo đều có đảng viên, cán bộ cách mạng cốt cán đứng chân trong ban biên tập, tòa soạn… Vì vậy, trên danh nghĩa là các nhà báo, các văn nghệ sĩ cộng tác với nhau nhƣng nhiều trƣờng hợp thực chất là sự giúp đỡ của đồng chí, đồng đội vói nhau.

3.3.2.2. Cộng tác viên chủ động hưởng ứng do cùng quan điểm với Tin Văn

Số cộng tác viên này do đồng quan điểm với Tin Văn nên đã tham gia cộng tác với Tin Văn ở những mức độ khác nhau theo điều kiện cụ thể của từng ngƣời. Trong số này có nhiều nhân vật tên tuổi nhƣ nhà nghiên cứu Nguyễn Hiến Lê, nhà

thơ Á Nam Trần Tuấn Khải, nhà văn Nguyễn Văn Xuân, nhà văn Võ Hồng, nhà văn Thái Bạch, nhà văn Bình Nguyên Lộc, nhạc sĩ Trần Văn Khê, nhà thơ Kiên Giang, đạo diễn Lê Dân… Nếu nhìn rộng hơn, cộng tác viên của Tin Văn gồm cả những ngƣời không trực tiếp viết bài nhƣng luôn ủng hộ, động viên, hƣởng ứng tinh thần của Tin Văn, ít nhất là hơn 40 trí thức đứng tên chủ trƣơng (in trên bìa 1 của bán nguyệt san), nhƣ Giản Chi, Nguyễn Văn Thƣ, Trần Thúc Linh, Phan Du, Uyên Thao, Vân Trang, Ngô Tỵ, Phan Yến Linh, Mặc Khải, Nguyễn Văn Trung, Bùi Chánh Thời, Lê Triều Quang, Lữ Phƣơng…

3.3.2.3. Cộng tác viên do sự khéo léo tranh thủ của tòa soạn

Có không ít cây bút trên Tin Văn có quan điểm chính trị chống Cộng hoặc không ủng hộ kháng chiến nhƣng lại nhiệt tình tham gia bảo vệ văn hóa dân tộc. Chẳng hạn, Nguyễn Hoạt (sinh năm 1919, bút danh Hiếu Chân) là một ngƣời có thái độ chống Cộng khá rõ. Năm 1945, Hiếu Chân tham gia chính quyền của Quốc dân đảng ở Nam Định, sau tham gia phục vụ kháng chiến chống Pháp ở Sơn Tây rồi “dinh tê” về Hà Nội. Sau năm 1954, Hiếu Chân di cƣ vào Nam làm báo chống chính quyền Ngô Đình Diệm nhƣng vào cuối chế độ “Ngô triều” lại tham gia Quốc hội của chế độ này. Sau năm 1975 từng bị kết án tù vì hoạt động chống phá chính quyền cách mạng). Dù vậy, Hiếu Chân rất nhiệt tình cộng tác với Tin Văn, có lẽ có cùng quan điểm về bảo vệ văn hóa dân tộc lại không biết rằng đây là tờ báo do cộng sản lãnh đạo. Hiếu Chân, với sự ủng hộ Tin Văn nhiệt thành, đã viết tất cả 10 bài, phần lớn mang tính tản văn đả phá đƣờng lối của chính quyền Sài Gòn khá mạnh mẽ.

Hay Hồ Trƣờng An, vốn có tƣ tƣởng chống Cộng, ngƣời tự nhận là một “thứ ham chơi”, có thời gian là sĩ quan của chế độ Sài Gòn, nhƣng cũng tích cực tham gia ủng hộ Tin Văn. Hồ Trƣờng An, tên thật là Nguyễn Viết Quang, sinh năm 1938, là con của nhà văn Mặc Khải (ngƣời vốn ủng hộ Tin Văn nói riêng và cách mạng nói chung rất nhiệt tình), tuy nhiên quan điểm chính trị lại không giống cha. Hồ Trƣờng An có gần chục năm hoạt động trong quân đội chế độ Sài Gòn, cho đến tháng 4- 1975. Dù vậy, 3 truyện ngắn của Hồ Trƣờng An trên Tin Văn đều thể hiện tinh thần dân tộc, tính nhân bản sâu sắc. Bản thân Hồ Trƣờng An cũng có cảm tình cá nhân tích cực với Vũ Hạnh và các thành viên trong ban biên tập của Tin Văn.

Ngoài ra, còn có một số cây bút khác vốn đang làm việc trong các tổ chức, cơ quan, nhất là các tổ chức, cơ quan có tính chất văn hóa, do sự tác động của các cá nhân trong Ban biên tập nên đã tham gia cộng tác với tờ báo này. Cũng cần nói thêm rằng, nhuận bút trên Tin Văn gần nhƣ chỉ mang tính tƣợng trƣng, với một số cây bút tên tuổi, thƣờng bằng một nửa so với Tạp chí Bách khoa; còn với những tác giả khác, gần nhƣ chỉ có báo biếu và lời cảm ơn. Nhƣ vậy, hầu hết những ngƣời viết cho Tin Văn đều trên tinh thần ủng hộ là chính, không màng đến lợi ích vật chất.

3.3.2.4. Các cộng tác viên khác

Bên cạnh các cộng tác viên nội dung còn có những cộng tác viên khác âm thầm ủng hộ hoạt động của Tin Văn. Đó là những mạnh thƣờng quân ủng hộ tài chính; ủng hộ hoạt động in ấn; tham gia phát hành… Ngay từ khi ra đời, Tin Văn đã nhận đƣợc sự ủng hộ của một số cá nhân có cảm tình với cách mạng và việc giúp đỡ này đóng vai trò rất quan trọng trong việc duy trì tờ báo tồn tại. Nhà văn Nguyễn Ngọc Lƣơng kể lại: “Chị Vân Trang đến tòa soạn cho hay rằng anh Thiên Giang và chị đã vận động vợ chồng kỹ sƣ Lâm Tô Bông tặng cho Tin Văn một chục ngàn đồng. (…) Thật không thể kể xiết những cách thức đóng góp, những phần ủng hộ đỡ đầu. Anh Xuân Hiến vẽ bìa, những vi-nhét, một loạt tên những chuyên mục rồi tự tay cầm đi thuê làm bản kẽm. Anh Tú Duyên minh họa rồi kiếm ngƣời khắc bản gỗ ăn công giá rẻ. Ông Giản Chi dịch văn thơ của Lỗ Tấn, khi đƣa bản thảo cũng nói luôn rằng khoản tiền nhuận bút, tòa báo khỏi phải bận lòng. (…) Bữa nọ tòa báo bòn vét không đƣợc ngàn bạc, mà tiền nhà in phải trả, tiền mua giấy phải đóng, nhƣng khi Lê Hữu Thành cầm mảnh giấy nhỏ đến hiệu sách Yên Sơn tại số 300 – 302 đƣờng Võ Di Nguy (nay là đƣờng Phan Đình Phùng) Phú Nhuận, chị Yên Sơn đã mở tủ lấy năm lạng vàng đƣa Ba Thành và nói nhà không sẵn tiền mặt, báo cần tiền mà chờ lãnh ngân hàng, e quá lâu, vậy hãy cầm mấy lƣợng qua bên tiệm vàng mà bán đem về tiêu đỡ”. Hiệu sách Yên Sơn còn ủng hộ Tin Văn bằng cách quảng cáo thƣờng xuyên trên tờ báo này.

Mặc dù là tờ báo của Khu ủy nhƣng trên thực tế, sự hỗ trợ tài chính của Khu ủy cũng khá hạn hẹp, kinh phí hoạt động của Tin Văn chủ yếu do tự thân vận động bởi của những ngƣời trực tiếp thực hiện, mà chủ nhiệm Nguyễn Ngọc Lƣơng gọi là

“ăn cơm nhà vác ngà voi”. Vì vậy, sự ủng hộ, giúp đỡ của các mạnh thƣờng quân, các cộng tác viên ngoài nội dung là rất quan trọng.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Những đóng góp của tờ tin văn (xuất bản ở Sài Gòn những năm 1966 - 1967) (Trang 81 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)