Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt nam đối với quá trình hội nhập quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát huy giá trị truyền thống Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế (Trang 36 - 41)

nhập quốc tế

Xây dựng, phát triển đất nước trong giai đoạn hiện nay nổi lên nhiều vấn đề như: Làm thế nào để tăng trưởng, phát triển kinh tế bền vững; làm thế nào để hội nhập mà không bị hoà tan; làm thế nào để lưu giữ những giá trị truyền thống dân tộc mà không bị lạc hậu, không bị đánh mất mình... Việc giải quyết những vấn đề đó nếu khơng nhất qn, khơng có chiến lược cụ thể, rất có thể dẫn đến sự lạc hậu hoặc sự phụ thuộc vào các nước phát triển. Trên cơ sở đánh giá thực trạng, thành tựu cũng như những hạn chế, Đảng Cộng sản

Việt Nam đã khẳng định những quan điểm nhất quán chỉ đạo quá trình phát triển đất nước trong giai đoạn mới đó là:

- Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa. - Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại.

- Giữ vững tinh thần độc lập tự chủ trong quá trình hội nhập. - Tích cực và chủ động hội nhập, có ý thức tự hào dân tộc.

Quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa chính là nội dung và cũng là một đặc điểm lớn trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX đã khẳng định: "Con đường đi lên của nước ta là sự phát triển quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, tức là bỏ qua việc xác lập vị trí thống trị của quan hệ sản xuất và kiến trúc thượng tầng tư bản chủ nghĩa nhưng tiếp thu, kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chế độ tư bản chủ nghĩa đặc biệt về khoa học và công nghệ để phát triển nhanh lực lượng sản xuất xây dựng nền kinh tế hiện đại" [14, tr.84].

Đảng ta cũng chỉ rõ quá độ lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa tức là bỏ qua bỏ qua việc thiết lập địa vị thống trị của giai cấp tư sản trên hai phương diện cơ bản là kinh tế và chính trị (sở hữu và nhà nước).

Chúng ta quá độ bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa nhưng không phải là sự phủ định sạch trơn chủ nghĩa tư bản, nghĩa là chúng ta có sự kế thừa những thành tựu mà nhân loại đã đạt được dưới chủ nghĩa tư bản như cách tổ chức quản lý kinh tế, xã hội và đặc biệt là khoa học kỹ thuật công nghệ để thực hiện cơng nghiệp hố hiện đại hố đất nước. Theo Lênin thì chúng ta phải: "lợi dụng chủ nghĩa tư bản làm mắt xích trung gian giữa nền tiểu sản xuất và chủ nghĩa xã hội, làm phương tiện, con đường, phương pháp, phương thức để tăng lực lượng sản xuất lên" [42, tr.276].

Một trong những điều kiện để các nước thực hiện quá độ bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa thành công là các nước này cần phải có sự giúp đỡ của các nước trên thế giới. Trong bối cảnh chủ nghĩa xã hội khơng cịn là hệ thống thế giới như trước đây, chúng ta cần phải tạo ra điều kiện quốc tế này và trong xu thế tồn cầu hóa hiện nay việc tạo ra điều kiện quốc tế đó là biết chủ động, tích cực hội nhập quốc tế.

Trong nhận thức và hành động để thúc đẩy quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội trong điều kiện hội nhập quốc tế và tồn cầu hố hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam cũng khẳng định là phải thực hiện tốt hơn nữa bài học: Kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại. Thực hiện tốt bài học kinh nghiệm lịch sử này cũng có nghĩa là chúng ta phải phát huy cao độ nội lực, đồng thời ra sức tranh thủ ngoại lực. Nội lực đó là sức mạnh của chế độ chính trị xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, sự ổn định về chính trị xã hội; vị trí địa lý thuận lợi ở một khu vực đang tiếp tục phát triển năng động; là nét đặc sắc của nền văn hoá truyền thống với sức mạnh của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam của khối đại đoàn kết dân tộc; là thành tựu xây dựng chủ nghĩa xã hội qua mấy chục năm, nhất là thành tựu của công cuộc đổi mới đã nâng cao đáng kể thế và lực của đất nước; là nguồn tài nguyên quý giá và lực lượng lao động dồi dào, thơng minh, sáng tạo... Ngoại lực đó là vốn đầu tư từ các nước và tổ chức kinh tế quốc tế, là thành tựu của cách mạng khoa học, công nghệ và sự chuyển giao khoa học công nghệ hiện đại; là sự phát triển sâu rộng của thị trường thế giới với khả năng liên kết, hợp tác ngày càng phát triển; sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế tri thức và các cơ hội thuận lợi khác.

Trong giai đoạn hiện nay sức mạnh dân tộc (nội lực) được khai thác và chỉ có hiệu quả tối đa khi chúng ta đặt nó trong mối quan hệ với sức mạnh thời đại (ngoại lực). Tuy nhiên, ngoại lực cũng chỉ có thể đến với chúng ta nếu chúng ta có chiến lược xây dựng phát triển đất nước, tự đặt mình vào

trong bối cảnh quốc tế. Đảng Cộng sản Việt Nam nhấn mạnh: "Phát huy nội lực xem đó là nhân tố quyết định đối với sự phát triển; đồng thời coi trọng việc huy động các nguồn ngoại lực, thông qua hội nhập và hiệp tác quốc tế, tranh thủ các nguồn lực bên ngoài để phát huy nội lực mạnh hơn, nhằm tạo ra sức mạnh tổng hợp để phát triển đất nước nhanh và bền vững, trên cơ sở giữ vững độc lập dân tộc và định hướng xã hội chủ nghĩa" [16, tr.71].

Thực tế hội nhập quốc tế trên tất cả các lĩnh vực mang đến cơ hội và thách thức, tạo cho chúng ta khả năng tận dụng được sự tác động qua lại, bổ sung lẫn nhau giữa hội nhập trong từng lĩnh vực. Hội nhập là phương thức quan trọng để phát huy cao độ tiềm năng, thế mạnh của đất nước. Tuy nhiên, từ hội nhập kinh tế quốc tế, mở rộng quan hệ trong các lĩnh vực khác chuyển sang hội nhập quốc tế trên tất cả các lĩnh vực sẽ đặt chúng ta trước một số thách thức mới vì vậy trong quá trình hội nhập chúng ta cần phải xây dựng hệ thống các nguyên tắc cơ bản để có thể vừa chủ động hội nhập, vừa có thể tranh thủ thuận lợi và phát huy tiềm năng. Một trong những nguyên tắc quan trọng trong khi mở cửa hội nhập mà Đảng ta xác định đó là: Giữ vững độc lập tự chủ trong quá trình hội nhập - hội nhập nhưng khơng hịa tan. Kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội.

Đây là nguyên tắc quan trọng trong quá trình hội nhập thể hiện sự nhất quán trong mục tiêu chiến lược chung, trong đường lối chính sách chủ yếu, phù hợp với những đặc điểm của nước ta và thế giới hiện nay. Đại hội XI của đảng chỉ rõ: "Mở rộng hoạt động đối ngoại chủ động và tích cực hội nhập quốc tế. Thực hiện nhất quán đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, đa phương hoá, đa dạng hoá quan hệ, giữ vững mơi trường hồ bình, ổn định cho sự phát triển, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, nâng cao vị thế đất nước; góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh vì hồ bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội trên thế giới" [17, tr.46].

Trong quá trình hội nhập, giữ vững nguyên tắc này trên lĩnh vực văn hố chúng ta đồng thời tơn trọng đặc điểm văn hoá của các dân tộc khác và yêu cầu các dân tộc khác cũng có thái độ như vậy đối với chúng ta. Có như vậy chúng ta mới giữ được sự độc lập của mình trên lĩnh vực văn hố, tồn tại với tư cách là một "Quốc gia văn hoá".

Hội nhập quốc tế là một định hướng lớn vì vậy trong các văn kiện của Đảng Cộng sản Việt Nam đã chỉ rõ: "Tích cực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế" [16, tr.112], "Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế" [17, tr.44]. Tích cực và chủ động hội nhập quốc tế cùng với ý thức tự hào dân tộc sẽ là yêu cầu tất yếu cho sự thành cơng của sự nghiệp cơng nghiệp hóa hiện đại hóa đất nước.

Trong bối cảnh hiện nay, để có thể tích cực và chủ động giao lưu, hội nhập chúng ta cần phải có những hiểu biết và nhận thức đầy đủ những giá trị nhân loại để từ đó tiếp thu có chọn lọc và tiếp biến một cách chủ động, không những không đánh mất mình mà cịn làm phong phú thêm nội hàm và ngoại diên hệ thống giá trị truyền thống dân tộc. Thực tế, khi mở cửa hội nhập, nếu chưa kể đến các giá trị kinh tế mà chúng ta nhận được (dù rất chênh lệch nhau), nhiều giá trị hiện đại khác được thế giới tạo ra trong các lĩnh vực khoa học và công nghệ, văn học, nghệ thuật… cũng đã được tiếp thu và chính chúng đang góp phần làm thay đổi diện mạo của đất nước, góp phần thúc đẩy sự tiến bộ xã hội. Tiếp đó, hội nhập quốc tế đã tạo cơ hội và khả năng tiếp xúc, giao lưu; làm xích lại gần nhau và hiểu biết lẫn nhau giữa các dân tộc, qua đó góp phần nâng cao dân trí và tự khẳng định mình trước cộng đồng quốc tế. Trước đây, nhiều người trên thế giới mới chỉ biết đến Việt Nam như một đất nước có chiến tranh liên miên và dân tộc Việt Nam đã giành thắng lợi to lớn trong các cuộc chiến tranh đó. Ngày nay, nhờ mở rộng việc giao lưu, hợp tác và hội nhập quốc tế mà thế giới đã biết đến Việt Nam như một đất nước u chuộng hịa bình, u độc lập, tự do, khoan dung, đầy năng động

với một kho tàng các giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể hết sức phong phú, đầy bản sắc riêng.

Như vậy, trong giai đoạn hiện nay có ý thức tự hào dân tộc mới có ý thức tự lực tự cường trong phát triển kinh tế và coi trọng những giá trị văn hoá truyền thống của dân tộc mình, từ đó hình thành những quan niệm và ứng xử đúng trong việc giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa hội nhập với giữ gìn giá trị truyền thống dân tộc.

Với trọng tâm của công cuộc đổi mới là phát triển kinh tế gắn với tiến bộ và công bằng xã hội, phát triển kinh tế là nhiệm vụ trung tâm, xây dựng nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc là nhiệm vụ quan trọng, một điều chúng ta sẽ không thể thực hiện thành công nếu chúng ta cơ lập, tách mình ra khỏi đời sống quốc tế. Vì thế, hội nhập trong giai đoạn hiện nay không những hợp quy luật, mang tính tất yếu đối với mọi quốc gia mà còn là yêu cầu bức thiết trong quá trình phát triển của các quốc gia hiện nay và Việt Nam cũng khơng nằm ngồi vịng quy luật đó. Vấn đề là chúng ta hội nhập như thế nào để chúng ta vẫn là chúng ta, hội nhập như thế nào để giá trị truyền thống không những được bảo tồn mà còn được mở rộng ngoại diên và gia tăng nội hàm của nó.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát huy giá trị truyền thống Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)