huy giá trị truyền thống dân tộc với mở cửa hội nhập quốc tế
Việc xử lý mối quan hệ giữa bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống dân tộc với giao lưu tiếp biến văn hố, hội nhập kinh tế quốc tế có ý nghĩa to lớn, q trình đó được Đảng, Nhà nước ta hết sức chú trọng. Nghị quyết hội nghị lần thứ Năm Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá VIII đã nêu rõ "Phương hướng chung của sự nghiệp văn hoá nước ta là phát huy chủ nghĩa yêu nước và truyền thống đại đoàn kết dân tộc, ý thức độc lập tự chủ tự cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa, xây dựng và phát triển văn hoá Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại" [13, tr.54]. Tuy nhiên, vấn đề đặt ra là bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống dân tộc trong điều kiện của một đất nước còn nghèo về kinh tế, nhiều
trị truyền thống dân tộc khó tránh khỏi diễn ra sự đấu tranh giữa hai khuynh hướng: hoặc bảo thủ, không dám cách tân đổi mới, không dám tiếp nhận những giá trị văn hoá hiện đại; hoặc theo khuynh hướng phủ nhận truyền thống, đối lập văn hoá truyền thống với văn hoá hiện đại dẫn đến tư tưởng sùng ngoại làm cho nền văn hoá dân tộc bị lai căng, mất gốc. Cả hai khuynh hướng trên đều sai, nhưng đã và đang diễn ra ở nước ta.
Sự ra đời của hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa trên thế giới với những biểu hiện của nền văn hoá mang giá trị nhân văn mới là một trong những đặc điểm của thời đại ngày nay. Mặc dù so với văn hoá tư bản chủ nghĩa, nền văn hoá mới xã hội chủ nghĩa chưa có q trình thử thách bằng nhưng với ngun lý vì sự phát triển tồn diện của con người, vì quyền và lợi ích của nhân dân lao động nó đã thể hiện tính ưu việt và sức sống khơng thể phủ nhận của nó.
Sự đối đầu giữa hai phe chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa tư bản về chính trị đồng thời dẫn đến sự đối đầu về văn hoá, về những quy chuẩn chung trong cách nhìn nhận, đánh giá hành vi con người. Ở Việt Nam, thời kỳ trước đổi mới, sự nhìn nhận phiến diện về văn hoá phương Tây, văn hoá tư bản chủ nghĩa dẫn đến khuynh hướng bảo thủ, hư vô chủ nghĩa, không giao lưu với bên ngồi dẫn tới "nguy cơ biệt lập hố", tách giá trị truyền thống đứng đối diện, thậm chí mâu thuẫn với văn hoá tư bản chủ nghĩa, không thấy được điểm tương đồng, không thấy được giá trị phổ quát nhân loại cần thiết phải tiếp biến.
Khuynh hướng này thể hiện trong tiêu chí đánh giá phong cách ăn mặc của thanh thiếu niên những năm 1960, những ai để tóc đít vịt, tóc dài, mặc quần ống tuýp, quần ống loe được coi là “cao bồi”, là kẻ càn quấy. Có hẳn một quy chuẩn để xác định quần ống loe, ống tuýp. Quần nào không nhét vừa cổ chân cái chai bia là quần ống tuýp, quần nào nhét vừa chai Sâm - panh là
quần ống loe. Tóc dài, quần loe, quần tuýp, hát nhạc vàng... đều là biểu hiện của văn hoá đồi truỵ, cần phải tẩy trừ bằng sạch.
Thái độ nhìn nhận phiến diện đối với văn hoá tư bản chủ nghĩa là nguyên nhân chủ quan dẫn đến khuynh hướng bảo thủ. Bên cạnh đó chính
sách bao vây cấm vận của chủ nghĩa đế quốc là nguyên nhân khách quan dẫn đến khuynh hướng trên. Kết quả là càng bảo thủ bao nhiêu, càng biệt lập bao nhiêu thì càng lâm vào tình trạng trì trệ bấy nhiêu, chúng ta gặp phải vơ vàn khó khăn, khơng chỉ nghèo nàn và tụt hậu về kinh tế, mà còn lạc hậu về văn hóa, khoa học, kỹ thuật và cơng nghệ. Thực tế, dù ở thời đại nào chăng nữa thì sự biệt lập hồn tồn với thế giới cũng đều đưa lại những hậu quả trái với mong muốn. Biệt lập tuyệt đối không đưa lại sự phồn vinh về văn hóa, khơng làm tăng thêm các giá trị. Trong q trình phát triển, nếu nguy cơ này khơng được gạt bỏ sẽ làm mất đi cơ hội nhanh chóng hiện đại hố, tiên tiến hố các giá trị truyền thống dân tộc và khả năng hội nhập, tiếp biến các giá trị ngoại sinh để làm giầu thêm bản sắc cho các giá trị truyền thống dân tộc.
Khơng cịn nghi ngờ gì nữa, bảo thủ, khơng có sự giao lưu hội nhập chúng ta sẽ khơng có cơ hội phát triển, thậm chí chúng ta cịn tự thụt lùi so với nhân loại và thời đại. Thế kỷ XIX trước sức ép áp đảo của văn minh phương Tây, triều đình nhà Nguyễn đã thực hiện chính sách "Bế quan toả cảng", đề cao Nho giáo, khai thác và phát triển những yếu tố của Tống nho, kết hợp với Thanh nho và Minh nho hệ quả là trong hệ tư tưởng dân tộc thời bấy giờ phổ biến những tư tưởng như: nội hạ ngoại di, quý đạo vương khinh đạo bá, trọng xưa hơn nay, trọng quan khinh dân... vì thế khi có những mầm mống của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa du nhập vào Việt Nam, đặc biệt là những tư tưởng cải cách của Nguyễn Trường Tộ đã không được thực thi và đất nước Việt Nam khi đó hồn tồn nằm trong nền kinh tế chính trị xã hội phong kiến. Đã có nhận xét rằng: khi đó Việt Nam lạc hậu so với thời đại một thời đại và chậm hơn so với nhân loại một phương thức sản xuất.
Sự phát triển của sản xuất từ năm 1980 trở đi đã khẳng định rằng: về kinh tế khơng thể bao cấp, về chính trị khơng thể cơ lập, về văn hố khơng thể bảo thủ. Cùng với đó là việc chính sách bao vây cấm vận của chủ nghĩa đế quốc bị dỡ bỏ đã tạo điều kiện chủ quan cũng như khách quan để dân tộc ta thực hiện công cuộc đổi mới, mở cửa giao lưu hội nhập quốc tế.
Sau một thời gian dài bị bao vây cấm vận, ý thức dân tộc nằm hoàn toàn trong hệ tư tưởng ý thức phong kiến phương Đơng vì vậy, khi mở cửa hội nhập, giao lưu, tiếp biến văn hoá, các quy chuẩn mới về đời sống văn hoá xã hội được du nhập, một bộ phận quần chúng nhân dân nhìn nhận những yếu tố bên ngoài là hoàn thiện, hoàn mỹ. Đặc biệt là sự chi phối về kinh tế, về các thành tựu khoa học kỹ thuật của các nước phương Tây dễ dẫn đến niềm tin ảo tưởng vào sức mạnh cải tạo, sự hiện đại hoá kỳ diệu của các giá trị phương Tây nói riêng, các giá trị văn hố tinh thần nhân loại nói chung đối với các giá trị truyền thống dân tộc. Sự chi phối đó địi hỏi các giá trị truyền thống dân tộc sẽ phải thích nghi với các giá trị văn hoá tinh thần chung của nhân loại, từ đó hình thành thái độ học theo phương Tây và làm theo phương Tây từ nếp suy nghĩ, phong cách ăn mặc đến cách đánh giá hành vi văn hoá.
Thực tế, khi mở cửa hội nhập, nếu xem xét ở khía cạnh kinh tế, có thể thấy có những biến chuyển rõ rệt, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, tỷ lệ đói nghèo khơng ngừng được giảm, vị thế của đất nước trên trường quốc tế được nâng lên... nhưng sự phát triển đó lại tiềm ẩn nguy cơ phát triển không bền vững bởi xu hướng sùng bái những giá trị phương Tây một cách thái quá sẽ
làm cho giá trị truyền thống dần mất đi ý nghĩa và giá trị của nó dẫn đến khả năng lai căng một cách tự phát, đánh mất mình, đánh mất sắc thái riêng của dân tộc, sẽ làm cho dân tộc trở thành cái bóng của dân tộc khác.
Với sự phát triển của truyền thơng và viễn thơng, những yếu tố văn hố phương Tây du nhập vào nước ta có sự ảnh hưởng phổ biến và thường xuyên đến đời sống hàng ngày của người dân Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ - lực
lượng chủ yếu của công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chỉ với một chiếc máy tính có nối mạng Internet, mỗi người thật dễ dàng tìm thấy một lối sống, một phong cách mang ý nghĩa hiện đại, mang ý nghĩa phương Tây, con người có thể tham gia vào các hoạt động hay các quan hệ giao tiếp của cuộc sống sinh động. Điều đó sẽ xúc tiến sự giao tiếp giữa người với người, góp phần tạo ra tiếng nói chung và sự hiểu biết lẫn nhau, sự đồng cảm và tinh thần hữu nghị. Nhưng khi việc quản lý đối với hoạt động Internet khơng được thực hiện đồng bộ thì mặt trái của Internet sẽ thể hiện tác dụng. Thực tế cho thấy, hiện nay có một số nước, trong đó có Việt Nam ở góc độ nào đó khơng quản lý được hoạt động thơng tin trên Internet, những văn hố phẩm độc hại được tung lên mạng và tác động tiêu cực đối với sự phát triển đạo đức, ảnh hưởng đến thuần phong mỹ tục, hạn chế sự phát triển về tâm lý, tình cảm ở mỗi người.
Lối sống lai căng, "tệ sùng bái nước ngoài, xem nhẹ các giá trị truyền thống dân tộc, chạy theo lối sống thực dụng, cá nhân, vị kỷ... đang gây hại đến thuần phong mỹ tục của dân tộc" [13, tr.46], đang ảnh hưởng không tốt đến giá trị cuộc sống, giá trị gia đình và những chuẩn mực đạo đức của nước ta. Nhiều bạn trẻ hiện nay có những quan niệm rất "thoáng" về cuộc sống trước hôn nhân, "chữ trinh đáng giá nghìn vàng" đối với một số người khơng cịn là khn thước đánh giá phẩm hạnh của một cô gái. Khi được hỏi có người cho rằng cuộc sống thử trước hôn nhân là bước đệm và là điều kiện quan trọng để tiến bước vào cuộc sống hôn nhân thật sau này. Thật nguy hại nếu như quan niệm đó trở nên phổ biến trong cộng đồng, nếu như các bạn trẻ thiếu trách nhiệm với nhau và thiếu trách nhiệm với chính bản thân mình.
Ngồi ra xu hướng ngoại lai, sùng bái những giá trị phương Tây sẽ dẫn đến tâm lý hướng ngoại, thích dùng hàng ngoại. Điều đó khơng chỉ ảnh hưởng xấu đến sự tồn tại phát triển của các yếu tố đời sống tinh thần mà nó cịn kìm hãm sự phát triển sản xuất, tăng năng xuất lao động, giảm sức cạnh tranh của hàng hoá nội địa với hàng hoá ngoại nhập. Nguyên nhân sâu xa của vấn đề
này có thể nói đến là ý thức tự tơn dân tộc, ý thức giữ gìn cốt cách dân tộc chưa được phát triển trong điều kiện mới. Công tác tuyên truyền và nhiều biện pháp giữ gìn giá trị truyền thống dân tộc chưa thực sự đi vào chiều sâu và có hệ thống. Từ năm 2009 nhằm kích thích tiêu dùng, khơi dậy lịng tự hào dân tộc Bộ Chính trị đã tổ chức và phát động cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam". Hiệu quả của cuộc vận động này có tác dụng rất lớn đối với việc khẳng định những giá trị dân tộc, phát huy mạnh mẽ lòng yêu nước, ý chí tự lực tự cường, tự tơn dân tộc, xây dựng văn hố tiêu dùng đối với người Việt, góp phần kích thích sản xuất, tăng năng suất lao động xã hội và tăng khả năng cạnh tranh của hàng hoá nội địa trên thị trường...
Khi mở cửa hội nhập, cùng với tư tưởng sùng ngoại hình thành một cách tự phát trong đời sống của một bộ phận nhân dân thì âm mưu lợi dụng tồn cầu hố để xố sổ chủ nghĩa xã hội trên đất nước Việt Nam bằng những thủ đoạn "Diễn biến hồ bình" được ni dưỡng trong những thế lực thù địch đã tạo ra những hỗn loạn và mất mát trong đời sống tinh thần, phá vỡ lòng tin của con người về những giá trị nhân văn phổ biến, về niềm tự trọng dân tộc chính đáng, xâm hại đến cả lợi ích quốc gia dân tộc. Thực trạng đó lại tạo điều kiện cho sự tồn tại tư tưởng bảo thủ, tư tưởng lệ cổ, phục cổ. Tư tưởng này cho rằng cứ những gì là quá khứ, những gì là cũ thì cần phải giữ gìn và khơi phục. Thực tế trong thời gian qua ở một số lễ hội đã bị thương mại hoá, bên cạnh những yếu tố tâm linh thì tồn tại khơng ít những hiện tượng mê tín dị đoan, chùa miếu nhiều khi lại là nơi dung túng những phần tử cuồng tín, si mê... Bên cạnh đó việc tuyên truyền giáo dục những giá trị dân tộc, mức độ ảnh hưởng của nó nhiều khi chỉ được thực hiện trên lĩnh vực nghiên cứu, cịn mang tính hàn lâm, sự tác động, giáo dục mang tính thường xun đơi khi cịn hạn chế. Chính phương pháp và cách thức thực hiện đối với việc lưu giữ những giá trị truyền thống như thế sẽ làm nó mất dần đi sức sống trong lịng cộng đồng dân tộc.
Cũng có ý kiến cho rằng để phát triển chúng ta chỉ cần thực hiện theo công thức "tinh thần bản địa kết hợp với công nghệ phương Tây". Vấn đề là cơng nghệ phương Tây bản thân nó đã mang trong mình những giá trị nhân loại, hơn nữa tinh thần bản địa trong quá trình phát triển nếu khơng thường xuyên được làm mới bằng cách gia cố thêm những giá trị nhân loại thì tự thân nó sẽ trở nên lỗi thời và khơng phải là giá trị với đúng nghĩa của nó, nó sẽ kìm hãm sự phát triển của đời sống kinh tế xã hội nói chung.
Bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống dân tộc phải đi liền với chống lạc hậu, lỗi thời trong văn hoá tư tưởng, phong tục tập quán, lề thói cũ. Nếu khơng làm được điều đó coi như chúng ta đã thất bại trên con đường bảo tồn, giao lưu và tiếp biến bởi trong truyền thống văn hố dân tộc có những yếu tố mang tính tích cực của thời điểm này, nhưng ở thời điểm khác khơng cịn phù hợp, có những nội dung được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác song cũng có những nội dung trở nên lỗi thời, khơng cịn phù hợp cần được gạt bỏ. Truyền thống văn hố khơng phải là yếu tố khép kín mà nó ln phải được phát huy, bổ sung, hoàn thiện cho phù hợp với những đặc điểm mới của thực tiễn cuộc sống. Muốn phát huy, bổ sung và hồn thiện giá trị truyền thống có thể có nhiều con đường khác nhau nhưng sẽ không thể thiếu con đường giao lưu tiếp biến một cách có chọn lọc những giá trị nhân loại.
Quá trình hội nhập quốc tế mà cốt lõi của nó là hội nhập kinh tế quốc tế với hệ quả là cuộc cạnh tranh gay gắt trên quy mô thế giới đã và đang làm nẩy sinh những vấn đề như chủ quyền quốc gia, an ninh thế giới, thất nghiệp, sự phân hóa giầu nghèo, du nhập văn hóa và lối sống khơng phù hợp với truyền thống và bản sắc văn hóa dân tộc… Thách thức lớn nhất đối với Việt Nam trong bối cảnh hội nhập là làm thế nào để giá trị truyền thống dân tộc có thể tiếp thu được các giá trị thời đại, tinh hoa văn hố nhân loại, vừa có thể giữ được bản sắc dân tộc vốn có; tiếp tục phát triển xây dựng đất nước trong sự giao lưu với cộng đồng thế giới mà khơng bị hồ tan, khơng bị các nền văn
hoá khác áp đảo. Để giải quyết tốt mối quan hệ giữa hội nhập và phát huy giá trị truyền thống, khai thác những thuận lợi do hội nhập quốc tế đem lại, hạn chế những tác động tiêu cực và đặc biệt là trong quá trình bảo lưu những giá trị truyền thống dân tộc để không bị rơi vào những xu hướng như bảo thủ, hư vô chủ nghĩa, xu hướng sùng ngoại, lai căng, tư tưởng lệ cổ, phục cổ thì chúng ta phải thực hiện có kế hoạch, có nguyên tắc và có khoa học.
Hội nhập vào đời sống quốc tế để tạo ra những cơ hội mới cho sự phát triển của dân tộc; song thành công của sự hội nhập lại thuộc về thái độ giữ gìn