Giá trị truyền thống là một bộ phận của văn hố mà từ trước đến nay văn hóa thường được một số người hiểu theo nghĩa hẹp, coi đó là một lĩnh vực hoạt động bên cạnh chính trị, kinh tế, xã hội, hoặc chủ yếu được hiểu là văn học - nghệ thuật, xếp cạnh giáo dục, khoa học. Hẹp hơn nữa, có khi người ta coi văn hóa là học vấn, học thức… do đó chưa đánh giá đúng và hết vai trị của văn hố nói chung, giá trị truyền thống nói riêng đối với q trình phát triển kinh tế xã hội và đặc biệt là trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hiện nay.
Cũng có người coi kinh tế là vật chất, văn hóa, giá trị truyền thống là tinh thần, và chỉ thấy tính quyết định của vật chất đối với tinh thần, mà khơng
thấy được rằng, trong q trình làm ra sản phẩm vật chất có sự tham gia và có vai trị hết sức quan trọng của năng lực tinh thần như năng lực khoa học - kỹ thuật; năng lực quản lý - kinh doanh; tính năng động, sáng tạo của ý thức; tinh thần trách nhiệm trong lao động… Nhận thức sai lầm này làm cho quá trình xây dựng văn hố nói chung, giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống dân tộc nói riêng ít được quan tâm và chú ý.
Ngày nay, bước sang kinh tế thị trường, vai trò của thương nghiệp, của kỹ thuật được coi trọng, nên đã xuất hiện những khuynh hướng cực đoan mới: cùng với việc sùng bái kỹ thuật tiên tiến của nước ngoài, coi thương nghiệp là cách làm giàu nhanh nhất, các giá trị truyền thống của dân tộc bị xem nhẹ, thậm chí bị bỏ qua. Đã xuất hiện xu hướng kinh doanh bất chấp đạo lý và nhân phẩm con người, phá hủy di tích và cảnh quan văn hóa, mơi trường thiên nhiên bị ơ nhiễm nghiêm trọng. Trước những thực trạng đó một số nhà lý luận kinh tế và xã hội học đã nhận thức rằng đó chính là mặt trái và hậu quả xấu của nền kinh tế thị trường đối với sự phát triển của xã hội. Cần có tư duy mới về kinh tế thị trường; phải xây dựng kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, bảo đảm phúc lợi cho tồn dân, chứ khơng phải cho một thiểu số; bảo đảm sự cân bằng giữa phát triển vật chất và phát triển tinh thần, bảo đảm sự duy trì và phát triển những giá trị truyền thống dân tộc và tinh hoa nhân loại.
Đi theo định hướng đó, văn hóa phải thực sự trở thành động lực và mục tiêu của sự phát triển, đồng thời, địi hỏi một cơ chế chính sách bảo đảm cho văn hóa và kinh tế song song phát triển. Nghị quyết Hội nghị lần thứ Năm Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) chỉ rõ: “Xây dựng và phát triển kinh tế phải nhằm mục tiêu văn hóa, vì xã hội cơng bằng, văn minh, con người phát triển tồn diện. Văn hóa là kết quả của kinh tế, đồng thời là động lực của sự phát triển kinh tế. Các nhân tố văn hoá phải gắn kết chặt chẽ với đời sống và hoạt động xã hội trên mọi phương diện chính trị, kinh tế, xã hội,
luật pháp, kỷ cương... biến thành nguồn lực nội sinh quan trọng nhất của sự phát triển” [13, tr.55].
Văn hoá và giá trị truyền thống Việt Nam là sự kết tinh, cơ đúc và được tích hợp trong q trình phát triển của lịch sử dân tộc, được lưu truyền qua nhiều thế hệ kế tiếp nhau, nó là sự rút gọn lịch sử và là sự cơ đọng văn hố của dân tộc ta. Vì thế, có thể khẳng định rằng giá trị truyền thống Việt Nam là những yếu tố thể hiện cái bản chất nhất, đặc trưng nhất và là cốt lõi của văn hố dân tộc. Nó là "Tinh hoa đã được chắt lọc qua thử thách của thời gian và nâng cao theo u cầu của trình độ dân chí mà khơng dời xa cội nguồn nẩy sinh ra nó" [45, tr.139]. Thực tế giá trị truyền thống Việt Nam đã có những tác động khơng nhỏ đối với q trình xây dựng đất nước, hình thành bản chất nhân cách con người Việt Nam. Trong giai đoạn hội nhập tồn cầu hiện nay vai trị, vị trí của giá trị truyền thống Việt Nam sẽ ngày càng trở nên quan trọng, nó là cơ sở để chúng ta phân định, xác định những gì là chúng ta, thuộc về chúng ta và những gì chúng ta sẽ tiếp thu, sẽ tiếp biến.