trong quá trình hội nhập
Trong lịch sử Việt Nam do yêu cầu của quá trình đấu tranh dựng nước và giữ nước, giá trị truyền thống Việt Nam có sự gạn lọc, kết hợp với những giá trị mới làm thành chuẩn mực để thực hiện thắng lợi những mục tiêu đã đề ra, nó chính là nhân tố nội sinh trong quá trình phát triển của lịch sử dân tộc. Khẳng định điều này không phải là vô căn cứ. Lịch sử ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam là một minh chứng cụ thể. Ngày 03/02/1930 Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời trên cơ sở kết hợp của ba yếu tố là chủ nghĩa Mác-Lênin, phong trào công nhân và chủ nghĩa yêu nước. Trong khi đó, lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về quy luật chung của sự ra đời của các đảng Cộng sản trên thế giới chỉ là sự kết hợp của hai yếu tố là chủ nghĩa Mác-Lênin và phong trào công nhân. Như thế sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam mang nét đặc thù
bởi sự gia nhập của yếu tố chủ nghĩa yêu nước. Để giải thích được điều này, trước hết chúng ta cần thấy rằng chủ nghĩa yêu nước Việt Nam là một truyền thống có giá trị của dân tộc ta. Nó là sản phẩm tinh thần cao quý của dân tộc Việt Nam, là tư tưởng và tình cảm thiêng liêng giữ vị trí chuẩn mực cao nhất và đứng đầu bậc thang giá trị dân tộc, là yếu tố chi phối các giá trị truyền thống khác và định hướng hành vi ứng xử của từng cá nhân trong cộng đồng. Nó có một q trình phát triển liên tục và anh dũng với tinh thần người trước ngã, người sau đứng dậy. Do đó khi bắt gặp chủ nghĩa Mác-Lênin - ánh sáng chân lý của thời đại nó khơng những khơng mâu thuẫn mà cịn có sự kết hợp để đưa đến kết quả là sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. Như vậy, chủ nghĩa yêu nước Việt Nam khơng chỉ là điều kiện mà nó cịn là một thành tố quan trọng của Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình ra đời, tồn tại và phát triển.
Trong bối cảnh hiện nay, chủ nghĩa yêu nước - giá trị truyền thống vĩnh hằng của dân tộc - có tác dụng rất lớn trong việc nâng cao lòng tự hào dân tộc cho mọi người, nhất là thế hệ trẻ. Với tinh thần yêu nước nồng nàn, trong sâu thẳm tư tưởng của mình, thế hệ trẻ và cả dân tộc hơm nay đã và đang ra sức xây dựng quê hương giàu đẹp.
Lòng yêu nước của dân tộc trong thời bình hơm nay biểu hiện ở ý thức chấp hành, thực hiện tốt chủ trương đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước, thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh; thể hiện ở ý chí tự lực tự cường, sáng tạo trong lao động, làm giàu cho quê hương bằng chính khả năng, năng lực của mình, học tập và nghiên cứu khoa học, khai thác mọi tiềm năng, bảo vệ độc lập, đặc biệt là ở sự tự tơn dân tộc, vươn lên chiến thắng đói nghèo, lạc hậu, bởi hơn ai hết chúng ta cần phải hiểu rằng nỗi nhục nghèo đói cũng khơng kém gì nỗi nhục mất nước.
Truyền thống yêu nước còn được biểu hiện đậm nét trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc. Các phong tục tập quán, các nghi lễ truyền thống
hình thành lâu đời trong các làng quê vẫn được bảo vệ, lưu truyền. Nó là dịng sữa ni dưỡng tâm hồn và nhân cách mỗi con người Việt Nam, là khơng gian văn hố chung của cả cộng đồng.
Từ một số biểu hiện của tinh thần yêu nước trong giai đoạn đổi mới, hội nhập, có thể nhận thấy rằng: Trong xây dựng kinh tế, phát triển sản xuất ở thời bình, và nhất là trong giai đoạn hiện nay, yếu tố kích thích vật chất là rất quan trọng, nhưng chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anh hùng cách mạng vẫn là một động cơ lớn đưa mỗi người đến với những sáng kiến mới và đem lại năng suất lao động cao hơn.
Lối sống vì cộng đồng, đề cao cái tâm, chữ tín, lịng hiếu nghĩa là truyền thống cực kỳ quý báu của người Việt Nam. Những giá trị đó thể hiện trên các phương diện của đời sống dân tộc từ trong triết lý đối nhân xử thế đến phong hóa thuần hậu, từ mơi trường xã hội đến cơ cấu gia đình, họ mạc, làng xóm, quốc gia chồng xếp lên nhau, lan tỏa vào nhau trong văn hóa gia đình, văn hóa làng xã và văn hóa dân tộc. Tính cộng đồng và lịng nhân ái, lối sống tình nghĩa tạo khả năng cho nhân dân ta đồng tâm hiệp lực giúp đỡ lẫn nhau vì mục đích chung - xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Tính cộng đồng và lịng nhân ái còn được thể hiện trong phong trào xây dựng làng văn hóa. Phong trào đó nhằm khơi dậy những phong tục tập quán đẹp, làm sống lại những giá trị văn hóa truyền thống. Thực tế đã chứng minh, ở nơi nào xây dựng làng văn hóa, thì ở đó dân trí được nâng cao, thực hiện được xố đói, giảm nghèo, tình làng nghĩa xóm bền chặt, trật tự trị an xã hội đảm bảo.
Từ những biểu hiện trên ta thấy, giá trị văn hóa truyền thống cộng đồng, tình thương, lịng nhân ái đã góp phần hữu hiệu vào việc ổn định chính trị và an ninh trật tự. Chính những yếu tố này đã góp phần trực tiếp vào việc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong giai đoạn mới.
Truyền thống đồn kết cố kết cộng đồng khơng chỉ là một giá trị mà nó cịn là một điều kiện quan trọng để đưa đất nước đến thành công. Trong mỗi giai đoạn lịch sử, với những nhiệm vụ khác nhau, Đảng ta đã chủ trương thành lập các mặt trận dân tộc như: Hội phản đế Đồng minh (1930), Mặt trận Việt Minh (1941), Mặt trận Liên Việt (1946), Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (1955)... nhằm đoàn kết tập hợp lực lượng và thực tế sức mạnh dân tộc đã được nhân lên đưa đất nước ta đi từ thắng lợi này đến thắng lợi khác, từng bước giải quyết nhiệm vụ dân tộc và phát triển đất nước.
Trong giai đoạn hiện nay khi phát triển kinh tế thị trường, mở cửa giao lưu hội nhập và phát triển quan hệ quốc tế sâu rộng nếu chúng ta xa rời những giá trị văn hóa truyền thống thì sẽ đánh mất bản sắc dân tộc, đánh mất bản thân mình, trở thành cái bóng của người khác, của dân tộc khác. Thực tế trong điều kiện kinh tế thị trường, những thành tựu khoa học cơng nghệ chính là tác nhân trực tiếp và quyết định nhất hình thành "lối sống tiêu thụ". Lối sống này dựa trên nguyên lý cái gì mới, hợp mốt là cái có giá trị, cái gì cũ, khơng hợp mốt là cái khơng có giá trị. Hậu quả là dẫn đến sự lãng phí ngày càng lớn và không cần thiết trong tiêu dùng, dẫn đến sự đối lập trong đời sống vật chất và tinh thần giữa các tầng lớp dân cư, dẫn đến tình trạng vi phạm pháp luật và đạo đức, thực hiện những hành vi tiêu cực như làm ăn phi pháp, biển thủ công quỹ, trộm cướp...
Sự ảnh hưởng của lối sống tiêu thụ trong một bộ phận tầng lớp nhân dân là điều không thể tránh khỏi khi chúng ta mở cửa hội nhập, phát triển kinh tế thị trường, tăng năng suất lao động xã hội nhưng cũng có một điều khơng thể phủ nhận là chính trong bối cảnh đó thì những gì đặc trưng nhất, nét riêng nhất, bản sắc nhất Việt Nam được phát huy hết vai trị của nó. Đó chính là biểu hiện của các phong trào "vì miền Trung ruột thịt, vì miền Trung thương yêu", "Chung tay xoa dịu nỗi đau da cam", chương trình "Xây dựng nông thôn mới, Xố nhà tạm"... Tình nghĩa đồn kết, tương thân tương ái,
được ươm mầm, ni dưỡng từ chính những bộ sách cũ khơng dùng đến của các em nhỏ nơi thành phố gửi tặng các bạn ở nông thôn, ở những vùng chịu ảnh hưởng của bão lũ, thiên tai. Giá trị lá lành đùm lá rách càng được nhân lên trong cả cộng đồng khi ngày 31 tháng 12 hàng năm trở thành ngày truyền thống ủng hộ vì người nghèo. Sẽ là khơng nói q khi chúng ta khẳng định giá trị truyền thống Việt Nam đã góp phần cùng những chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước thực hiện định hướng xã hội chủ nghĩa đối với việc xây dựng và phát triển kinh tế thị trường ở nước ta hiện nay.
Vai trò của giá trị truyền thống Việt Nam đối với yêu cầu phát triển của đất nước, dân tộc trong điều kiện hội nhập quốc tế cịn nhiều hơn thế nữa; nó
khơng chỉ là nhân tố nội sinh của q trình phát triển đất nước mà nó cịn là cơ sở để chúng ta tiếp thu những giá trị văn minh nhân loại, nó khơng chỉ góp
phần làm cho dân tộc ta trụ vững qua tác động tiêu cực của những cơn suy thối kinh tế tồn cầu mà nó cịn tạo đà cho sự phát triển của dân tộc trong lịch sử và tương lai.
Khi giao thoa các nền văn hoá, giá trị truyền thống dân tộc sẽ có sự biến đổi bởi sự du nhập những giá trị ngoại sinh. Những biến động đó sẽ là sự khác biệt, mâu thuẫn thậm chí là sự đụng độ. Kết quả của sự biến động đó có thể là tiếp nhận, dung hợp nhưng cũng có thể là đấu tranh, đào thải. Lịch sử văn hoá, tư tưởng Việt Nam chứng tỏ rằng những giá trị truyền thống Việt Nam là cơ sở để chúng ta tiếp thu có chọn lọc và cải biến các giá trị ngoại sinh.
Ngay từ đầu công nguyên Việt Nam đã là giao điểm của các luồng văn minh. Mặc dù các nền văn minh vào Việt Nam bằng những con đường và phương thức khác nhau nhưng khi vào Việt Nam đã được người Việt tiếp thu một cách có chọn lọc phù hợp với phong cách và đặc trưng văn hoá Việt Nam.
Nho giáo vào Việt Nam theo vó ngựa xâm lược của phong kiến phương Bắc, với tư cách là công cụ đào tạo đội ngũ quan lại phục vụ cho bộ máy thống trị, nhưng xuất phát từ chủ nghĩa yêu nước những người Việt được
tiếp tiếp thu Nho giáo đã đặt cơ sở cho một nền giáo dục nho học - một nền giáo dục hợp thời đại lúc bấy giờ. Phật giáo vào Việt Nam với mục đích truyền đạo phật, truyền niềm tin triết lý tôn giáo và tư tưởng "Từ, Bi, Hỉ, Xả" của Phật giáo khi vào Việt Nam đã làm tăng thêm mối quan hệ đoàn kết cộng đồng... Các nhà nghiên cứu khi nghiên cứu lịch sử Việt Nam đã khẳng định rằng: xã hội Việt Nam thời kỳ Bắc thuộc và suốt thời kỳ phong kiến đã có sự hiện diện của Nho, Đạo, Phật. Về phương diện chính trị xã hội có sự hiện diện của Nho, ở phương diện đạo đức xã hội là sự tồn tại của Phật, cịn về lĩnh vực tơn giáo là sự chi phối của Đạo. Và sự tiếp biến của người Việt đó là: theo Phật nhưng khơng xuất thế, theo Nho nhưng không cứng nhắc cực đoan, theo Đạo nhưng khơng mê tín dị đoan.
Q trình giao lưu hội nhập quốc tế trong bối cảnh toàn cầu hố có sự phong phú và phức tạp trên tất cả các bình diện kinh tế, văn hố, chính trị và đặc biệt là trên bình diện văn hố tư tưởng. Làm thế nào để định hướng tư tưởng cho xã hội, làm thế nào để tồn tại một xã hội phát triển bền vững, làm thế nào để ta là ta?... Trước những vấn đề này giá trị truyền thống sẽ lên tiếng, nó sẽ là yếu tố sàng lọc mức độ ảnh hưởng của các giá trị văn hố du nhập từ bên ngồi, định hướng tư tưởng, phong cách, lối sống của xã hội trong bối cảnh mới.
Các yếu tố du nhập từ bên ngoài vào sẽ mang trong mình hai sắc thái đó là giá trị và phản giá trị. Chúng ta chỉ chấp nhận, tiếp thu những yếu tố giá trị và bài trừ cái phản giá trị. Để điều này được thực hiện thì bản thân chủ thể tiếp nhận phải có khả năng phán đốn, phân biệt và đánh giá. Vấn đề là chủ thể tiếp nhận sẽ dựa vào hệ tiêu chí nào để đánh giá, phán đốn và phân biệt? Có thể và chỉ có thể dựa vào hệ giá trị truyền thống dân tộc, đó là hệ tiêu chí chuẩn, là cơ sở nền tảng để chúng ta có thể thực hiện được điều thẩm định trên. Thực vậy, những yếu tố du nhập từ bên ngoài vào sẽ được sàng lọc, khúc xạ qua hệ thống giá trị truyền thống, nếu nó là cái tiên tiến và phù hợp với
những chuẩn mực chung thì sẽ được cộng đồng, ý thức xã hội tiếp nhận nhưng nếu nó khơng phù hợp thì nó sẽ bị đào thải và bị tẩy chay.
Ở Việt Nam hiện nay còn rất nhiều tranh cãi xung quanh việc nên hay không nên mở rộng các viện dưỡng lão, các dịch vụ cơng cộng chăm sóc người già. Dư luận xã hội sẽ lên tiếng nếu một ông cụ hay một bà cụ nào đó có con cái thành đạt, cơng việc ổn định lại ở trong một viện dưỡng lão. Biểu hiện đó là trái với đạo lý uống nước nhớ nguồn, trái với truyền thống tôn trọng người già, kính già yêu trẻ của dân tộc. Xunh quanh vấn đề này có rất nhiều ý kiến tranh luận. Có ý kiến cho rằng ở các viện dưỡng lão người già được chăm sóc chu đáo hơn, họ được thoải mái hơn..., nhưng phần lớn là ý kiến khơng đồng tình với việc để người già được chăm sóc trong các viện dưỡng lão. Lý do là vì ở các viện dưỡng lão có thể họ được chăm sóc chu đáo hơn nhưng sự chăm sóc đó khơng gắn liền với tình yêu thương, có thể họ được thoải mái hơn nhưng là sự thoải mái trong khn khổ, thêm nữa là mối dây tình cảm liên hệ giữa cha mẹ, ông bà và con cháu sẽ bị đứt đoạn... Như thế có thể thấy sự chi phối của yếu tố truyền thống Việt Nam, sự chi phối của phong cách văn hố "duy tình" Việt Nam là rất lớn, nó định hướng cho chúng ta biết là nên hay khơng nên duy trì, tồn tại và mở rộng một lối sống, một phong cách nào đó.