điều kiện phát huy giá trị truyền thống
Giá trị truyền thống dân tộc là một bộ phận của văn hoá, đồng thời cũng là một bộ phận quan trọng trong cấu trúc của ý thức dân tộc. Nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội đã chỉ ra rằng ý thức xã hội là sự phản ánh tồn tại xã hội đã sinh ra nó. Vì vậy, trong điều kiện hội nhập hiện nay cần phải xây dựng môi trường kinh tế xã hội, pháp luật lành mạnh đóng vai trị là cơ sở phản ánh của ý thức xã hội nói chung và giá trị truyền thống dân tộc nói riêng. Chúng ta phải xây dựng nền tảng các chuẩn mực giá trị truyền thống từ những điều kiện vật chất
kinh tế xã hội nhất định và với sự trợ giúp của pháp luật để tạo môi trường cho giá trị truyền thống dân tộc được phát huy, lan toả.
Nền kinh tế thị trường có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống xã hội. Kinh nghiệm của nhiều nước trên thế giới cũng như ở Việt Nam đã chỉ ra rằng, chúng ta không thể chấp nhận một sự tăng trưởng đơn thuần về kinh tế bằng mọi giá mà để cho giá trị truyền thống dân tộc bị suy thoái. Thực tế, nhiệm vụ trung tâm của chúng ta là chăm lo phát triển kinh tế, chúng ta phải nhận thức rằng động lực tạo ra sự phồn vinh và phát triển lâu bền của quốc gia không chỉ đơn thuần là vốn đầu tư, công nghệ hiện đại, tài nguyên phong phú, mà còn là khả năng sáng tạo của tồn dân được hình thành từ truyền thống văn hố Việt Nam. Đó là tri thức, nhân cách, đạo lý, lối sống, trình độ thẩm mỹ của từng cá nhân và của cả cộng đồng dân tộc.
Đảng ta chủ trương xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; đây là môi trường kinh tế lành mạnh, là tiền đề đảm bảo cho giá trị truyền thống dân tộc được phát huy và phát triển đúng hướng. Tuy nhiên, nền kinh tế thị trường mà chúng ta xây dựng còn ở giai đoạn đầu, mang nhiều yếu tố tự phát, điều này cũng đòi hỏi phải nâng cao năng lực lãnh đạo của Đảng, hiệu lực quản lý của Nhà nước.
Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa gắn liền với việc cải tạo các phong tục tập quán lạc hậu cũ. Trong điều kiện nước ta hiện nay, phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần định hướng xã hội chủ nghĩa là con đường tất yếu để xố bỏ tình trạng sản xuất nhỏ, đưa nền kinh tế của đất nước lên nền sản xuất lớn hiện đại, là tiền đề để xoá bỏ triệt để những cơ sở kinh tế xã hội của những tàn tích phong kiến. Phát triển kinh tế hàng hoá nhiều thành phần ở nước ta hiện nay cịn là con đường ngắn nhất để thay đổi thói quen lao động được hình thành từ cách thức sản xuất nông nghiệp và tàn dư của chế độ bao cấp trước đây, qua đó định hình thói quen và tác phong lao động cơng nghiệp phục vụ cho quá trình
cơng nghiệp hố hiện đại hoá và đáp ứng yêu cầu của công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay. Tuy nhiên, đấu tranh khắc phục những tàn dư tư tưởng phong kiến không thể thụ động trông chờ vào sự phát triển kinh tế, mà ngược lại, tính độc lập tương đối của ý thức xã hội cho phép tiến hành cuộc đấu tranh tích cực trên lĩnh vực tư tưởng. Vì thế, trước mắt cần cải tạo các phong tục tập quán cũ như "lệ làng", bởi nhiều nơi còn tồn tại phổ biến tư tưởng "lệ làng hơn phép nước", "phép vua thua lệ làng", đồng thời kiên quyết xố bỏ các hủ tục lạc hậu như bói tốn, tướng số, những nghi lễ quá rườm rà, lãng phí trong việc ma chay, cưới xin, mừng thọ...
Thực tế, nếu khơng có đấu tranh, khơng có q trình cải tạo cơng phu và sâu sắc thì những mặt lạc hậu, lỗi thời của truyền thống cũ khơng tự mất đi; trái lại nó cịn tiếp tục gây ảnh hưởng tai hại, làm chậm và kéo lùi công cuộc xây dựng xã hội mới cũng như việc xây dựng những hệ chuẩn giá trị mới hiện nay.
Xây dựng môi trường kinh tế xã hội lành mạnh là một bộ phận quan trong trong việc giữ gìn, phát huy giá trị truyền thống dân tộc, tạo điều kiện hình thành, phát triển những chuẩn mực giá trị mới cần thiết cho đất nước ta vững bước đi vào giai đoạn phát triển mới. Để tạo lập môi trường kinh tế xã hội lành mạnh đi đôi với việc đấu tranh chống tiêu cực, chống các tệ nạn xã hội, chống tư tưởng bảo thủ, hư vô chủ nghĩa, cần thiết phải phát triển kinh tế gắn với nâng cao đời sống văn hoá tinh thần cho nhân dân, tiến tới lành mạnh hoá đời sống xã hội; cần phải chú ý kết hợp chính sách kinh tế với chính sách xã hội, tiến tới tăng trưởng và phát triển kinh tế theo hướng bền vững.
Cùng với việc xây dựng môi trường kinh tế xã hội thì xây dựng mơi trường pháp luật giữ một vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế xã hội, đảm bảo giá trị truyền thống dân tộc được giữ gìn và phát huy.
Pháp luật ra đời cùng với Nhà nước nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội, nó có vai trị đặc biệt quan trọng đối với việc điều chỉnh hành vi của
con người. Cùng với những chuẩn mực đạo đức trong giá trị truyền thống, pháp luật xã hội chủ nghĩa hướng con người tới hệ giá trị chân - thiện - mỹ, trừng trị và ngăn chặn cái ác, cái xấu nhằm lành mạnh hố xã hội. Pháp luật giữ gìn trật tự của các quan hệ xã hội nhưng pháp luật cũng có khả năng định hướng, tạo điều kiện cho sự phát triển của các quan hệ xã hội. Vì vậy, pháp luật là phương tiện không thể thiếu được cho mọi sự tồn tại bình thường của xã hội nói chung và của các chuẩn mực giá trị truyền thống nói riêng.
Tuy nhiên, trước yêu cầu của sự nghiệp đổi mới, hội nhập sâu rộng vào đời sống quốc tế, vấn đề tăng cường hiệu lực pháp luật trong quản lý xã hội, bảo vệ phát huy các giá trị truyền thống dân tộc vẫn còn nhiều hạn chế. Hệ thống pháp luật của chúng ta còn thiếu những quy định cần thiết về những vấn đề quan trọng, nhất là trong lĩnh vực quản lý kinh tế và các quy định cơ bản về quyền công dân. Việc phổ biến giáo dục pháp luật còn bị xem nhẹ, việc thi hành pháp luật cũng như chế độ kiểm tra, giám sát việc chấp hành luật pháp cịn nhiều bất cập. Do đó, hiện tượng sùng ngoại, đề cao thái quá những giá trị phương Tây, hiện tượng đi ngược lại những chuẩn giá trị chung - những chuẩn giá trị đã được vun đắp qua nhiều thế hệ có nguy cơ xuất hiện và tràn lan nhanh trong cộng đồng, gây ảnh hưởng xấu trong xã hội, đặc biệt là giá trị truyền thống dân tộc khơng có được mơi trường lành mạnh để ni dưỡng và phát triển.
Điều đó địi hỏi phải hết sức coi trọng vai trò của ý thức pháp luật trong toàn xã hội, trước hết là việc hoàn thiện hệ thống pháp luật và giáo dục ý thức pháp luật cho toàn dân; từng bước xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, xây dựng ý thức pháp luật cho tồn dân, hình thành thói quen tích cực trong các hành vi ứng xử hàng ngày của họ. Giáo dục pháp luật gắn với giáo dục chính trị, giáo dục giá trị truyền thống dân tộc. Thực tế hoạt động giáo dục pháp luật chỉ đạt được hiệu quả cao khi q trình dân chủ hố đời sống xã hội được đẩy mạnh.
Đảng, Nhà nước ta coi xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa là một nhiệm vụ trọng tâm hiện nay, là một động lực của sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Q trình đó sẽ làm thay đổi tư duy nhận thức về vai trị, vị trí của mỗi cá nhân trong xã hội, qua đó sẽ khắc phục được tình trạng quan liêu, dân chủ hình thức, đặc biệt sẽ tạo cơ hội để mỗi cá nhân trong xã hội tham gia xây dựng, bảo vệ hệ giá trị truyền thống dân tộc, khắc phục khuynh hướng bảo thủ, hư vô chủ nghĩa, khuynh hướng sùng ngoại đề cao thái quá những giá trị phương Tây - hai khuynh hướng cực đoan trong việc phát huy giá trị truyền thống khi bước vào hội nhập quốc tế.
Xây dựng được môi trường kinh tế xã hội, pháp luật lành mạnh trong quá trình cả nước mở cửa giao lưu hội nhập sâu rộng vào đời sống quốc tế là điều kiện tiên quyết đảm bảo cho việc phát huy giá trị truyền thống dân tộc, đồng thời là cơ sở cho việc hình thành những hệ chuẩn giá trị mới ăn nhập với hệ giá trị truyền thống dân tộc.