Sự biến đổi của giá trị truyền thống Việt Nam trong quá trình hội nhập

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát huy giá trị truyền thống Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế (Trang 54 - 62)

TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ - VẤN ĐỀ VÀ GIẢI PHÁP

2.1. Tác động của hội nhập đối với giá trị truyền thống Việt Nam - một số vấn đề đặt ra một số vấn đề đặt ra

2.1.1. Sự biến đổi của giá trị truyền thống Việt Nam trong quá trình hội nhập hội nhập

Lịch sử vận động, phát triển của xã hội lồi người khơng phải đến thời hiện đại mới diễn ra quá trình hội nhập kinh tế, giao lưu và tiếp biến văn hoá. Ngay từ thời cổ đại, các dân tộc đã có xu hướng phát triển sự ảnh hưởng những thành tựu văn hố của dân tộc mình đối với các dân tộc khác. Nho, Đạo, Phật và sau này là Thiên chúa giáo vào Việt Nam là một ví dụ. Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay, sự phát triển của xã hội loài người ở cả trình độ lẫn tính chất nên trong q trình giao lưu tiếp biến văn hố có rất nhiều vấn đề đặt ra. Thời cơ thuận lợi nhiều nhưng khó khăn thách thức cũng khơng ít. Trong q trình đó văn hố Việt Nam vốn khơng phải là một thứ "ao tù" biệt lập, khơng có sự tiếp xúc với các nền văn hố khác, nó có tính ổn định, lưu giữ nhưng cũng là một yếu tố động theo lối "duy tình mềm mại như nước". Với đặc điểm như vậy, bước vào hội nhập, dưới tác động của tồn cầu hố kinh tế và sự ảnh hưởng của các thành tựu khoa học kỹ thuật công nghệ hiện đại, giá trị truyền thống Việt Nam - yếu tố cô đọng nhất của nền văn hố Việt Nam - đã và sẽ có sự biến đổi như thế nào? Vấn đề này cần thiết phải giải quyết để đưa ra một cách hiểu chung nhất về mối quan hệ giữa hội nhập với giá trị truyền thống Việt Nam, thơng qua đó chúng ta sẽ có cơ sở lý luận và thực tiễn cụ thể hơn để nâng cao nhiệm vụ giữ gìn và phát huy giá trị truyền thống trong bối cảnh hiện nay.

Hội nhập trong xã hội hiện đại với sự tác động mạnh mẽ của tồn cầu hố, sự ảnh hưởng lớn lao của các thành tựu cách mạng khoa học kỹ thuật thì sự phát triển và biến đổi các giá trị văn hóa tinh thần mà cụ thể là sự biến đổi của hệ giá trị truyền thống dân tộc sẽ diễn ra theo nhiều chiều hướng khác nhau. Nhiều giá trị văn hóa truyền thống thay đổi theo hướng hiện đại. Nhiều giá trị cũ bị ồ ạt đẩy lại phía sau, nhiều giá trị mới chưa qua thử thách đã được đề cao quá mức, đồng thời có nhiều giá trị tốt đẹp lâm vào tình trạng mai một. Có thể thấy rõ sự biến đổi của giá trị truyền thống theo hai xu hướng đó là: xu hướng tích cực và xu hướng tiêu cực.

Sự biến đổi của giá trị truyền thống theo hướng tích cực bao gồm quá

trình làm mới, bảo tồn những giá trị truyền thống bản địa, đồng thời bổ sung những giá trị mới mang tính nhân loại, thời đại.

Q trình mở cửa hội nhập trên mọi phương diện đã tạo điều kiện cho sự giao lưu văn hoá giữa các nước ở phương Đơng và phương Tây. Điều đó cũng giống như việc đời sống văn hoá của mỗi nước sẽ đa dạng và phong phú hơn, bên cạnh những giá trị truyền thống, những giá trị mang tính nhân loại và hiện đại sẽ được bổ sung. Những yếu tố văn hoá ngoại lai khi du nhập vào nước ta sẽ bị khúc xạ qua hệ thống giá trị truyền thống, hoà nhập vào giá trị truyền thống làm cho giá trị truyền thống giầu lên, có sự phát triển, mở rộng phạm vi chi phối của nó qua đó làm tăng thêm tính nhân loại và tính phổ quát.

Trước thời kỳ đổi mới, các giá trị cộng đồng có một ý nghĩa bao trùm các giá trị cá nhân. Sang thời kỳ đổi mới, do sự tác động của kinh tế thị trường, nhiều giá trị cá nhân được trân trọng; từ chỗ cá nhân bị hòa tan trong cộng đồng, giá trị cá nhân ít được chú ý, thì nay vai trò cá nhân được nâng cao, với trọng tâm là phát huy nhân tố con người vì mục tiêu cơng nghiệp hố, hiện đại hoá đất nước.

Chúng ta đang sống trong một xã hội đầy những biến chuyển lớn lao với một tốc độ chóng mặt. Những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kỹ

thuật đã làm tăng trưởng nhanh chóng lực lượng sản xuất, đẩy mạnh quá trình phát triển xã hội và hình thành hàng loạt những chuẩn mực giá trị mới. Tiến bộ khoa học kỹ thuật đã tăng cường quyền lực của con người đối với tự nhiên và sự điều chỉnh quan hệ xã hội trong phạm vi rộng lớn, những giá trị truyền thống sẽ có những biến đổi nhất định và hình thành những giá trị mới.

Cuộc cách mạng khoa học và công nghệ đã ảnh hưởng đến quá trình lao động, hình thành những tri thức mới và phát triển văn hóa ở Việt Nam. Quá trình này là quá trình bù đắp các thiếu hụt của nền văn minh nông nghiệp và thúc đẩy nó bước vào văn minh cơng nghiệp, tin học với các giá trị đặc trưng đó là tri thức, năng lực tự chủ cá nhân, trình độ khoa học kỹ thuật, kỹ năng tác nghiệp công việc...

Mặt khác, chúng ta đang sống trong thời đại tồn cầu hóa, thời đại bùng nổ thông tin. Việc trao đổi thơng tin và giao lưu văn hóa được thể hiện hàng ngày, hàng giờ giữa các nước với nhau, giữa công dân của nước này với công dân của nước khác. Sự trao đổi đó khơng chỉ được thực hiện bằng tiếng nói, âm thanh mà cịn bằng hình ảnh. Chính q trình này đưa đến sự thay đổi về giá trị văn hóa, các quan niệm về đời sống tinh thần ở nông thôn hiện nay. Nếu xã hội nông thôn truyền thống, giá trị biểu trưng được thể hiện ở giếng nước, cây đa, sân đình thì xã hội nơng thơn hiện đại với quan điểm "xây dựng nông thơn mới", các giá trị văn hố lại được đánh giá ở tính hiện đại hố của kết cấu "điện, đường, trường, trạm".

Như vậy, xét từ các yếu tố bên trong cũng như bên ngoài, chúng ta thấy rằng: sự thay đổi hệ thống giá trị trong bước chuyển từ cơ chế khép kín sang cơ chế mở, từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là sự thay đổi hợp quy luật, là một quá trình tất yếu khách quan, trước hết do tồn tại xã hội mà cụ thể và trực tiếp nhất là do kinh tế quyết định. Trong suốt q trình đó, những cái gì là tốt đẹp,

là tích cực, là kết tinh của truyền thống vẫn được tôn trọng, vẫn được bảo tồn và cũng cần được nâng lên một tầm cao mới.

Bước vào hội nhập quốc tế với phương châm "Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, dân giầu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh" [14, tr.85-86] chúng ta đã tận dụng được những cơ hội mà tồn cầu hố mang lại. Hiện nay chúng ta đã mở cửa hội nhập, giao lưu kinh tế, văn hố, chính trị với khoảng 160 nước trong số hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Quá trình này tạo nên sự phát triển nhanh, mạnh và ổn định về kinh tế, đồng thời đời sống tinh thần và các giá trị văn hoá bản địa ngày càng được làm phong phú thêm và cũng chỉ có trong q trình đó thì giá trị truyền thống dân tộc mới được truyền bá ra bên ngoài, làm cho các dân tộc khác trên thế giới có thể hiểu được nền văn hố, những giá trị đặc sắc của dân tộc ta, từ đó hình thành lịng u mến, sự tơn trọng và có những hành động tích cực ủng hộ q trình phát triển của dân tộc ta. Sự đồng tình ủng hộ của cộng đồng quốc tế đối với các vụ kiện các cơng ty hố chất Mỹ của nhân dân Việt Nam hay đầu tư nước ngoài vào Việt Nam trong thời gian vừa qua là những ví dụ sinh động cho vấn đề này. Bên cạnh đó, q trình hội nhập quốc tế cũng đồng thời làm cho chính bản thân những người Việt Nam có thái độ tơn trọng, yêu quý và có ý thức bảo lưu gìn giữ những di sản đặc sắc rất dân tộc ấy.

Quá trình mở cửa hội nhập quốc tế theo quy mơ tác động của tồn cầu hóa đã tạo điều kiện cho sự giao lưu văn hóa giữa các nước ở cả phương Đơng lẫn phương Tây, nó đã tạo ra điều kiện và môi trường thuận lợi cho việc hiện đại hoá, tiên tiến hoá các giá trị truyền thống dân tộc, tạo cơ hội cho chúng ta gia tăng các giá trị văn minh, để từ đó nền văn hố Việt Nam thực sự là "nền văn hoá tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc".

Tuy nhiên sự biến đổi của những giá trị truyền thống trong q trình hội nhập cịn theo chiều hướng tiêu cực; đó là sự xói mịn những giá trị truyền

thống dẫn đến trạng thái mâu thuẫn giữa giá trị truyền thống với những yếu tố ngoại sinh.

Không phải ngẫu nhiên mà phong trào phản đối tồn cầu hố diễn ra một cách mạnh mẽ ở nhiều nước trên thế giới cả ở các nước phát triển, đang phát triển và chậm phát triển như trong thời gian qua. Thực tế, tồn cầu hố, bên cạnh những thời cơ, thuận lợi, bên cạnh sự tác động mang tính tích cực thì nó cũng đã gây ra khơng ít khó khăn và thách thức. Đây chính là tính chất hai mặt của tồn cầu hố. Xét một cách cụ thể, trên lĩnh vực văn hoá đặc biệt là sự tác động đối với sự biến đổi các giá trị truyền thống, chúng ta khơng thể phủ nhận rằng một mặt nó góp phần bảo tồn, làm mới những giá trị đã có, bổ sung những giá trị mới mang tính nhân loại hiện đại; nhưng mặt khác sự du nhập các giá trị thậm chí là chân giá trị thì sự tác động của nó cũng đang làm cho tính riêng biệt, sắc thái độc đáo của dân tộc bị mai một nếu chủ thể tiếp nhận văn hố thụ động, khơng có chiến lược phịng ngừa và bảo vệ những nét riêng độc đáo trong giá trị truyền thống của dân tộc mình. Biểu hiện của trạng thái này là sự biến chất giá trị truyền thống, trạng thái mâu thuẫn giữa giá trị truyền thống với những giá trị ngoại sinh và hệ quả kéo theo là sự đánh mất bản sắc văn hố dân tộc, là sự xói mịn giá trị truyền thống dân tộc.

Ngày nay với sự phát triển của mạng lưới truyền thông quốc tế, con người giao tiếp với thế giới bên ngoài trở nên dễ dàng hơn, họ có thể tiếp nhận thơng tin từ nhiều chiều khác nhau. Điều đó giúp họ có khả năng tự phán đoán, tự đánh giá. Tuy nhiên, một điều cần lưu ý là trong hội nhập các nước phát triển khi xuất khẩu quốc tế các giá trị vật chất thì chính trong q trình đó họ cũng xuất khẩu các giá trị tinh thần. Vì thế, một phần lớn các giá trị văn hoá tinh thần do các nước tư bản phát triển phát ra có thể làm cho sắc thái dân tộc, hệ chuẩn giá trị truyền thống bị mai một, nhạt phai khi chúng ta thiếu ý thức, khơng có chiến lược giữ gìn và bảo vệ hoặc việc giữ gìn, bảo vệ và phát huy không biện chứng, không hợp lý.

Hàng ngày trên lĩnh vực văn hố, các mạng thơng tin mang tính chất tồn cầu liên tục đăng tải các hình ảnh, tin tức, ấn phẩm không phù hợp với truyền thống văn hoá dân tộc. Hơn thế nữa quy luật cạnh tranh của kinh tế thị trường trong thời đại toàn cầu đã gây ra những lối sống bạo lực, thực dụng, vị kỷ cá nhân, tạo ra nhu cầu tiêu sài hưởng thụ theo kiểu phương Tây... Mỗi ngày, mỗi giờ cùng với quy mơ của q trình giao lưu hội nhập và mức độ ảnh hưởng của thơng tin hố thì các phản giá trị đã hình thành và ảnh hưởng một cách có hệ thống đối với đời sống tinh thần của dân tộc, đặc biệt là đối với thế hệ trẻ, nó làm xói mịn các giá trị truyền thống hoặc ít nhất thì cũng gây ra trạng thái mâu thuẫn giữa các yếu tố văn hoá ngoại sinh và các giá trị văn hoá bản địa. Đây là một trạng thái tất yếu trong quá trình giao lưu tiếp biến văn hoá và mở rộng quan hệ kinh tế quốc tế. "Văn hoá" ngoại sinh được du nhập không chỉ là sự tích hợp những yếu tố giá trị mà còn bao hàm cả những yếu tố phản giá trị, đi ngược lại những giá trị nhân văn, nhân đạo của văn hố dân tộc. Vì thế mà việc giải quyết, nhận thức khơng đúng đắn, khách quan sẽ làm cho sự phát triển của văn hoá bản địa đi lệch hướng những giá trị chuẩn, những giá trị truyền thống. Ngược lại nếu có biện pháp giải quyết đúng đắn và khách quan không những tạo ra sự ổn định của nền văn hố bản địa mà cịn tạo ra sự phát triển trong sự phong phú của giá trị truyền thống, tạo điều kiện cho giá trị truyền thống mở rộng cả nội hàm và ngoại diên.

Bước vào hội nhập quốc tế nếu bản thân chúng ta khơng thực sự có thái độ chủ động và tích cực cịn dẫn đến nguy cơ xáo trộn mang tính tự phát trong đời sống văn hố tinh thần của dân tộc. Trước sức ép khơng hạn chế của tồn cầu hoá, của nền kinh tế thị trường thì thói quen sinh hoạt, lối sống, phong cách tư duy truyền thống đã có những biến đổi đáng kể. Ví như truyền thống hiếu học đang bị xói mịn bởi sự thiếu trung thực trong thi cử, nạn chạy điểm, làm bằng giả; các chuẩn mực đạo đức của gia đình Việt Nam truyền thống đang bị lu mờ trước các hiện tượng ly hôn gia tăng, bạo lực gia đình, cha mẹ

thiếu trách nhiệm với con cái, con cái thiếu sự tơn kính hiếu thuận với ơng bà cha mẹ và thêm nữa là mối dây liên hệ của mỗi người với gia đình và quê hương cũng bị suy yếu đi.

Yêu cầu của hội nhập bắt buộc mỗi người phải tự thích nghi với các giá trị chung của nhân loại, điều đó đơi khi cịn tạo nên sự mất phương hướng trong hoạt động văn hoá của cá nhân, của cộng đồng. Có thể thấy điều này ở hiện tượng chạy đua theo mốt ở một bộ phận không nhỏ thanh thiếu niên. Để được coi là người hợp thời đại khơng ít các bạn trẻ nhuộm tóc xanh tóc đỏ, ăn mặc trái với thuần phong mỹ tục của người Việt Nam mà có thể chính bản thân những bạn trẻ ấy cũng không biết những hành vi đó của mình để làm gì. Tuy nhiên, nói như thế cũng khơng có nghĩa là để đúng với thuần phong mỹ tục thì các bạn trẻ hiện nay phải ăn mặc theo kiểu "áo tứ thân, khăn mỏ quạ hay là quần nái đen". Vấn đề là cần phải nhận thức đúng rằng: xã hội chúng ta hiện nay là xã hội hiện đại, mỗi con người trong xã hội là một con người hiện đại, mang phong cách hiện đại và phong cách hiện đại phải vừa lịch sự, vừa kín đáo, vừa gọn gàng, thể hiện sự năng động của mỗi người trong cuộc sống.

Có thể nhận thấy rằng chính trong q trình hội nhập với trọng tâm là hội nhập kinh tế thì một loạt những phản giá trị, những tiêu cực của đời sống xã hội đã thực hiện một lộ trình đó là lộ trình quốc tế hố sự ảnh hưởng của nó đối với các quốc gia dân tộc. Đó là sự du nhập những lối sống xa lạ với giá trị truyền thống, thậm chí là lối sống đồi truỵ, trái với hệ quy chuẩn chung của dân tộc như nạn ma tuý, mại dâm, coi trọng lợi ích vật chất mà xem nhẹ giá trị tinh thần, chú ý đến lợi ích cá nhân trước mắt mà khơng thấy được lợi ích cộng đồng lâu dài... Điều này đã và đang làm cho sự hình thành phẩm chất

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Phát huy giá trị truyền thống Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế (Trang 54 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)