dựng và hoàn thiện đạo đức con người, đạo đức xã hội
1.2.1. Quan niệm của Nho giáo về vai trị của đạo đức trong việc xây dựng và hồn thiện đạo đức con người dựng và hoàn thiện đạo đức con người
Với tư cách là một học thuyết đạo đức, Nho giáo cũng đưa ra những quan niệm về thiện, ác, về đạo làm người cùng những chuẩn mực, những quy tắc, quy phạm đạo đức để điều chỉnh, đánh giá hành vi của con người trong các mối quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân với gia đình, nước, thiên hạ. Hệ thống những phạm trù, nguyên lý, quy phạm đạo đức ấy trong học thuyết đạo đức Nho giáo không chỉ phản ánh các quan hệ đạo đức mà còn phản ánh các quan hệ chính trị của xã hội và con ngưòi. Do vậy, những phạm trù, nguyên lý, chuẩn mực đạo đức này còn là những phạm trù, nguyên lý, chuẩn mực có tính chính trị và nhằm những mục đích chính trị. Để đạt được những mục đích chính trị, theo quan niệm của nhà Nho cần có đường lối trị nước, quản lý xã hội. Với ý nghĩa như vậy, tư tưởng đức trị ở Nho giáo là quan niệm về đường lối trị nước, quản lý xã hội dựa trên những chuẩn mực đạo đức.
Xuất phát từ tình trạng phi nhân tính, phi đạo đức đang thống trị, chi phối đời sống xã hội và sự nhìn nhận bản tính của con người chủ yếu từ phương diện đạo, đức đặc biệt là nhằm đưa xã hội từ loạn đến trị và để tạo ra mẫu người lý tưởng cần có của xã hội đó, Nho giáo đề ra đường lối “đức trị ”, đề cao vai trị của đạo đức, coi đạo đức là cơng cụ, là phương tiện chủ yếu nhất, hữu hiệu nhất để đạt được mục đích chính trị.
Trong quan niệm về vai trò của đạo đức trong việc xây dựng và hoàn thiện đạo đức con người, các nhà Nho đều cho rằng, đạo đức là điều kiện, là tiền đề quan trọng nhất để hình thành và hồn thiện đạo đức con người, góp phần vào việc củng cố và duy trì trật tự, kỷ cương xã hội.
Nho giáo khẳng định rằng, để thiết lập và duy trì trật tự, kỷ cương và ổn định trong gia đình và trong xã hội thì cần phải coi trọng đạo đức, phải thực hiện các biện pháp mang nội dung đạo đức. Tức là phải lấy những chuẩn mực đạo đức nhân, lễ, nghĩa, trí, tín mà bổ hố (đức hóa) ra tồn xã hội, phải làm cho những chuẩn mực đạo đức ấy trở thành những nguyên tắc, những quy phạm để điều chỉnh mọi hành vi của con người và các mối quan hệ xã hội của con người. Có như vậy, mỗi người mới có đạo đức nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, mới bảo tồn được tính thiện, trừ bỏ được tính ác và “gia mới tề, quốc mới trị, thiên hạ mới bình”. Để đạt được mục đích cuối cùng này, các nhà Nho đều khẳng định rằng, nhân tố quan trọng và có ý nghĩa quyết định là, mọi người trong thiên hạ từ thiên tử trở xuống phải tận tâm trong việc “tu thân” (tu dưỡng đạo đức) như sách Đại học đã chỉ rõ: “Từ thiên tử cho đến kẻ thứ nhân, tất cả đều lấy việc sửa mình làm gốc” [77, tr.36].
Vì chủ yếu là học thuyết chính trị - xã hội, đạo đức, cho nên Nho giáo tập trung bàn về vấn đề chính trị mà ít bàn về vấn đề kinh tế, chủ yếu bàn đến vấn đề Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí, Tín mà ít bàn tới vấn đề Lợi. Mục đích của Nho giáo là nhằm giáo hố, đào tạo con người, hồn thiện con người và hoàn thiện xã hội, làm cho xã hội ln ổn định, thái bình, thịnh trị. Vì vậy mà cũng là
điều dễ hiểu, những xã hội chịu ảnh hưởng của Nho giáo rất đề cao vai trò của đạo đức và văn hố, đề cao văn hiến, trọng kẻ có học, kẻ làm văn chương.
Cũng chính vì Nho giáo đã đặt trọng tâm trong học thuyết của mình vào vấn đề đạo đức con người và xã hội, cho nên ít bàn đến hoặc xem nhẹ lợi ích vật chất. Xét trong toàn bộ học thuyết của mình, Nho giáo khơng hồn tồn đối lập giữa lợi ích vật chất và đạo đức, không coi thường việc làm giàu, khơng phủ nhận vai trị tích cực của sự phát triển kinh tế đối với sự hoàn thiện đạo đức con người đạo đức và ổn định xã hội. Nho giáo đề cao nhân, lễ, nghĩa, trí, tín - là những phẩm hạnh đạo đức tối thượng của con người nhưng không tách rời với vai trò của lợi (kinh tế, vật chất) đối với cái tối thượng ấy. Khổng Tử không coi việc làm giàu là xấu, cũng không phản đối việc làm giàu. Ơng nói: “Giàu với sang, ai lại chẳng muốn? Nhưng nếu chẳng phải đạo mà được giàu sang, thì mọi người quân tử chẳng thèm. Nghèo với hèn ai mà chẳng ghét? Nhưng nếu chúng nó đến với mình mà mình chẳng lỗi đạo, thì người quân tử chẳng từ bỏ” [3, tr.53]. Khổng Tử nói rõ thêm: “Như nước nhà n trị mà mình chịu phận bần cùng, đê tiện đó là sự xấu hổ. Cịn như nước nhà loạn lạc mà mình hưởng phần giàu có sang trọng, đó là điều xấu hổ” [8, tr.127]. Ơng quan niệm: “Ăn cơm thơ, uống nứoc lã, co cánh tay mà gối đầu, ở trong cảnh đơn bạc như vậy, nhà đạo đức cũng lấy làm vui. Cớ do nơi những cuộc hành vi bất nghĩa mà trở nên giàu có và trọng, thì ta coi cảnh sang ấy như mây nổi” [10, tr.107]. Do vậy, “bậc quân tử có khi phải cùng khốn là lẽ cố nhiên, còn kẻ tiểu nhân gặp cùng khốn thì hay làm càn” [1, tr.239] và “kẻ nào nương theo lợi mà thi hành, ắt có nhiều người ốn thù” [9, tr.55]. Cho nên theo Khổng Tử, “Đứng trước điều Nghĩa và Lợi nếu phải chọn một, thì người quân tử chọn theo Nghĩa Đức”. Xuất phát từ quan niệm như vậy, ông khuyên người quân tử phải chủ tâm vào học đạo, mưu đạo, theo lễ, nghĩa… khơng có nghĩa là hồn tồn vứt bỏ vật lợi, mà là bỏ qua cái vật lợi nhỏ bé
trước mắt để được cái lợi lớn hơn, lâu dài hơn, đó là “tề gia, trị quốc, bình thiên hạ).