Quan niệm của Nho giáo về vai trò của đạo đức trong việc xây dựng đạo đức xã hộ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) học thuyết đạo đức nho giáo và vận dụng nó vào việc xây dựng và hoàn thiện đạo đức con người việt nam hiện nay (Trang 28 - 32)

dựng đạo đức xã hội

Ở Trung Quốc thời cổ - trung đại với vai trò là hệ tư tưởng của giai cấp thống trị, Nho giáo coi đạo đức, lễ giáo có vai trị quyết định trong việc duy trì địa vị, quyền lợi của giai cấp thống trị, trong việc củng cố, duy trì chế độ phong kiến, trong việc cai trị. Trong sách Luận ngữ, Khổng Tử nói: “Nếu dẫn dắt bằng đạo đức, sửa trị bằng lễ giáo, thì dân khơng những có lịng hổ thẹn mà cịn cảm hố quy phục” [74, tr.245]. Khổng Tử còn khẳng định rằng, đạo đức là biện pháp hiệu quả nhất trong việc thu phục nhân tâm, nhân lực, trong việc “trị quốc”, “bình thiên hạ”. Như ơng nói: “Làm chính trị bằng đạo đức, thì tự mình sẽ giống như sao Bắc Đẩu, ở nguyên một chỗ, mà mọi vì sao khác chầu quanh mình” [74, tr.244]. Trong sách Mạnh Tử, Mạnh Tử cũng khẳng

định rằng, nhà vua, kẻ cầm quyền nếu thực hành đạo nhân, thi hành đường lối “Nhân chính”sẽ giữ gìn được bốn biển, bảo tồn nền xã tắc, ngơi vị của con cái mình được duy trì. Ngược lại nếu thi hành đường lối “bất nhân” tàn bạo với dân thì nhà vua sẽ nguy hiểm tới tính mạng, nước nhà sẽ bị diệt vong [74, tr.716]. Mạnh tử cịn tuyệt đối hố vai trị của đường lối Đức trị (cịn gọi là Nhân chính, Vương đạo), coi việc cai trị xã hội bằng đạo đức là vơ địch: “Người có đức nhân thì khơng ai địch nổi” [72, tr.257].

Ngoài ra, nhiều nhà Nho còn cho rằng, đạo đức và việc thi hành đạo đức còn là biện pháp tốt nhất để loại trừ tình trạng phi nhân tính, phi đạo đức trong xã hội, là phương tiện để duy trì trật tự, kỷ cương và sự ổn định của xã hội. Như trong sách Mạnh Tử có chép lại việc Thuần Vu Khơn hỏi Mạnh Tử rằng, liệu có biện pháp nào để cứu cho thiên hạ khỏi cảnh chìm đắm thì Mạnh Tử trả lời” “Thiên hạ chìm đắm cần cứu vớt bằng đạo (nhân, nghĩa)… ơng muốn dùng tay không để cứu vớt thiên hạ hay sao?”. Ở Nho giáo, cái điều

đáng sợ nhất của một quốc gia, của một nền chính trị khơng phải là nước nghèo, của cải ít, mà là khơng có phép tắc, khơng có đạo đức, như Mạnh Tử nói rằng: “Thành qch chẳng hồn bị, binh giáp chẳng nhiều, chưa phải tai hoạ cho đất nước, ruộng nương chẳng mở mang, của cải chẳng tích tụ, cũng chưa phải nguy hại cho đất nước; nhưng người trên không giữ lễ, người dưới không học hỏi, dân hung hăng dấy lên, thì nước mất chưa biết ngày nào” [38, tr.1015-1016].

Từ việc đề cao vai trò của đạo đức đối với việc xây dựng đạo đức xã hội, Nho giáo cho rằng, cần phải xây dựng một xã hội thái bình, ổn định, có trật tự, có kỷ cương, mọi cái trong xã hội đều là của chung, mọi người trong xã hội đều có quyền lợi, được chăm sóc, được bình đẳng, sống hồ mục thân ái với nhau. Một xã hội như vậy, theo nhà Nho, là một xã hội có đạo đức là một xã hội lý tưởng. Theo các nhà Nho, một trong những đặc trưng cơ bản của xã hội lý tưởng và được gọi là xã hội có đạo đức phải là một xã hội ổn định, đồng thời xã hội ổn định cũng là tiền đề, điều kiện quan trọng nhất, để tạo dựng, duy trì cái xã hội ấy giàu có về người về của cải và về đạo đức.

Xuất phát từ quan niệm cho rằng, gia đình là tế bào của xã hội, mọi sự rối loạn của xã hội đều bắt đầu từ sự rối loạn trong gia đình mà ra, cho nên các nhà Nho đều cho rằng, xã hội muốn có trật tự, kỷ cương, ổn định và có đạo đức thì trước hết, gia đình phải có trật tự, kỷ cương ổn định và có đạo đức sao cho “cha ra cha, con ra con, vợ ra vợ, chồng ra chồng”. Và để đạt được điều đó, các nhà Nho đều khẳng định, mọi người phải tu thân, phải được giáo dục, giáo hoá theo những chuẩn mực, luân lý đạo đức của đạo Tam cương, Ngũ thường. Cho nên không phải ngẫu nhiên, các nhà Nho đều chú trọng, đề cao giáo dục, giáo hoá đạo đức với tinh thần “Hữu giáo vô loại”, “Phú nhi hậu giáo”; đồng thời cịn coi đó là một trong những biện pháp chính trị căn bản nhất để duy trì trật tự, kỷ cương, sự ổn định và đạo đức xã hội.

Kế thừa tư tưởng của các nhà Nho thời trước, Tăng Sâm (tác giả sách

Đại học) có nói: “Đời xưa, người nào muốn làm sáng đức sáng của mình

trong thiên hạ, thì phải trị nước của mình. Muốn trị nước phải tề gia. Muốn tề gia trước hết phải tu thân” [16, tr.15]. Hay như trong chương Ly Lâu, sách Mạnh Tử cũng có viết: “Gốc của thiên hạ là quốc gia, gốc của quốc gia là gia

tộc và nhà cửa, gốc của gia tộc và nhà cửa là chính bản thân mình” [19, tr660- 661]. Bởi theo các nhà Nho, nếu mỗi người trong gia đình mình, gia tộc mình khơng được giáo dục thì làm sao có thể giáo dục được người khác, gia đình khác. Đúng như sách Đại học đã chỉ rõ: “Người nhà mà mình dạy khơng nổi

lại có thể dạy dỗ người khác là chuyện khơng hề có. Vì thế người quân tử không rời khỏi nhà mà nên được việc giáo dục trong nước: hiếu với cha mẹ là để thờ vua, kính anh là để đối xử với người trên, từ ái với các con là để sai khiến dân chúng vậy” [16, tr.42]. Tuy nhiên, những chủ trương ấy của các nhà Nho, đặc biệt là từ Đổng Trọng Thư trở đi, không nhằm tạo ra một gia đình mà trong đó mọi người đều bình đẳng hồn tồn. Bởi theo ông và nhiều nhà Nho sau ơng, trong cái gia đình đó, vì cha là “trời của con”, chồng là “trời của vợ”, cho nên, cha là người có quyền cao nhất, người chồng có quyền lớn hơn người vợ. Có như vậy theo Nho giáo, gia đình mới được gọi là có đạo đức, có tơn ti trật tự, có kỷ cương, mới hợp với “đạo trời”. Và khi coi gia đình là tế bào của xã hội, nhà là gốc của nước, xã hội là cái “gia đình lớn” thì theo nhiều nhà Nho, trật tự, kỷ cương đạo đức của gia đình là tiền đề, điều kiện và là nhân tố căn bản để duy trì trật tự, kỷ cương đạo đức của xã hội. Như vậy, khơng thể phủ nhận yếu tố tích cực và hợp lý trong quan niệm này. Nhưng về thực chất, trong quan niệm đó của các nhà Nho chủ yếu là nhằm bảo vệ, duy trì vĩnh viễn địa vị thống trị tuyệt đối của nhà vua và cố định hố cái tơn ti trật tự, cơ cấu giai cấp của xã hội đẳng cấp, phong kiến và phù hợp với yêu cầu của giai cấp thống trị. Có nghĩa là, trong quan niệm của các nhà Nho, một số xã hội được coi là có đạo đức, có tơn ti trật tự, có kỷ cương là phải đảm bảo

một nguyên tắc bất di bất dịch: “Đứng đầu nhà nước phải là thiên tử và thiên tử phải là người có uy quyền cao nhất, đứng lên trên xã hội và bách tính; dưới thiên tử là vua chư hầu, dưới vua chư hầu là các quan đại phu, dưới quan đại phu là thần dân” [4, tr.48]. Nói cách khác, xã hội lý tưởng, có đạo đức theo nhà Nho, là một xã hội ln có sự phân biệt đẳng cấp, ln phù hợp với yêu cầu và lợi ích của giai cấp thống trị. vì vậy, mà kẻ nào, người nào xâm phạm và phá hoại cái xã hội ấy, tôn ti ấy, trật tự ấy sẽ bị “Trời”trừng phạt, bị thiên tử trừng phạt.

Cũng ở Nho giáo, muốn có xã hội lý tưởng, xã hội có đạo đức thì phải có con người lý tưởng, con người có đạo đức. Con người lý tưởng, có đạo đức theo quan niệm của các nhà Nho, không chỉ là một trong những động lực để loại trừ tình trạng rối loạn phi nhân tính trong xã hội, khơi phục và duy trì trật tự, kỷ cương đạo đức của xã hội mà cịn đóng vai trị quan trọng trong việc thiết lập xã hội lý tưởng, xã hội có đạo đức.

Mẫu người lý tưởng, có đạo đức theo quan niệm của Nho giáo là người

Quân tử. Nho giáo đưa ra quan niệm về người quân tử xuất phát từ sự đối lập

giữa “tính thiện” và “tính ác”, giữa “Nghĩa” và “Lợi”, giữa “Quân tử” và “Tiểu nhân”. Theo đó, người quân tử là người có đạo đức, học và thực hành nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, là người coi trọng việc nghĩa, coi thường lợi,…

Nhưng để trở thành người quân tử, theo các nhà Nho, họ phải học tập, rèn luyện, tu dưỡng đạo đức lâu dài, với một nỗ lực bền bỉ. Có như vậy, trí và đức của họ mới giàu có thêm và ngày càng bền vững. Người quân tử tu dưỡng đạo đức phải ở mọi lúc, mọi nơi, mọi hoàn cảnh. Như Khổng Tử đã nói: “Người quân tử chẳng bao giờ rời bỏ điều nhân, dù chỉ trong khoảng thời gian một bữa ăn, dẫu trong cơn vội vàng hay trong lúc nghiêng ngả, chao đảo, người ấy cũng vẫn ở với điều nhân [74, tr.280]. Không chỉ vậy, mà điều quan trọng hơn là, người quân tử phải làm gương trong việc thi hành cái đức của mình và phải đem cái đức đó giáo hố mọi ngưịi, bổ hố khắp thiên hạ: “Ta

dạy tất cả mọi người khơng có phân biệt địa phương hay giàu nghèo,… [74, tr.501] và“còn như “nhân” muốn lập thì cũng lo cho người được lập, mình muốn đạt thì cũng lo cho người đạt”. “Điều gì mình khơng muốn thì đừng áp đặt cho người khác” [74, tr.423]. Có những đức tính và năng lực ấy, theo Nho giáo, với người quân tử thì nghèo hèn, phú quý chẳng hề chuyển lay, uy vũ chẳng thể khuất phục [73, tr.259], mới được của cải dồi dào và mới có thể cai trị nhân dân được.

Rõ ràng, theo Nho giáo để trở thành thánh nhân, quân tử, con người lý tưởng, điều có ý nghĩa quyết định nhất là con người phải tu dưỡng và thi hành những chuẩn mực đạo đức, nguyên tắc đạo đức.

Như vậy, từ chỗ coi trọng, quan tâm đến vấn đề con người, nhìn nhận con người chủ yếu từ phương diện đạo đức - chính trị, Nho giáo đặc biệt đề cao đến mức tuyệt đối hố vai trị của đạo đức, của đường lối đức trị trong việc khơi phục, duy trì trật tự, kỷ cương, ổn định xã hội, trong việc tạo lập, hoàn thiện nhân cách con người và xã hội lý tưởng. Nhưng cũng chính vì vậy mà, Nho giáo cũng chỉ tạo ra những con người phiến diện chứ không thể tạo ra con người (dù đó là con người lý tưởng) toàn diện, đủ năng lực để thực hiện vai trị của mình trong cơng cuộc phát triển mọi mặt của xã hội, trong việc loại trừ vĩnh viễn tình trạng rối loạn, phi nhân tính trong xã hội và đưa xã hội đến thái bình, thịnh trị được như mong muốn của các nhà Nho.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) học thuyết đạo đức nho giáo và vận dụng nó vào việc xây dựng và hoàn thiện đạo đức con người việt nam hiện nay (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)