Thực trạng đạo đức con người Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) học thuyết đạo đức nho giáo và vận dụng nó vào việc xây dựng và hoàn thiện đạo đức con người việt nam hiện nay (Trang 61 - 74)

Thứ nhất: Mặt tích cực

Lịch sử dân tộc Việt Nam là lịch sử hơn 4000 năm đấu tranh dựng nước và giữ nước. Trong dịng lịch sử đó đã hình thành nhiều truyền thống quý báu như: yêu nước, đoàn kết, lao động cần cù và sáng tạo, nhân ái, là tinh thần cố

kết cộng đồng,… Những truyền thống đó đã được ơng cha ta gìn giữ và phát huy từ đời này qua đời khác, qua những giai đoạn cách mạng khác nhau.

Ngày nay, trong điều kiện nước ta đang phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, một loạt các giá trị đạo đức mới đã và đang hình thành. Đó là sự kết hợp giữa những giá trị đạo đức truyền thống với giá trị toàn nhân loại của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng và đạo đức nhân văn Hồ Chí Minh và tinh hoa văn hóa nhân loại. Từ trong q trình đổi mới của đất nước, bắt đầu là đổi mới tư duy, lý luận, những phẩm chất đạo đức mới của con người Việt Nam cũng được bổ sung và hình thành. Có thể nhìn nhận những mặt tích cực trong đạo đức của con người Việt Nam hiện nay như sau:

Một là, Một bộ phận đông đảo con người Việt Nam là những người đã

được rèn luyện, thử thách trong đấu tranh cách mạng lâu dài, gian khổ. Cho nên, những người này ln có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên định với mục tiêu, con đường mà Đảng, Hồ Chí Minh và nhân dân ta đã lựa chọn; gương mẫu, tiên phong và hăng hái thực hiện mọi chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước. Trước những phức tạp và khó khăn của tình hình thế giới, đặc biệt là đứng trước âm mưu “diễn biến hịa bình” rất thâm độc của các thế lực thù địch, phần lớn những con người này vẫn vững vàng, năng động, sáng tạo, góp phần đưa đất nước Việt Nam vượt qua khủng hoảng và tiếp tục đi lên.

Hai là, Có khơng ít những con người Việt Nam, nhất là cán bộ Đảng

viên, cán bộ công chức Nhà nước là những con người luôn trau dồi đạo đức cách mạng, thực hiện đầy đủ và nghiêm túc lời dạy của Hồ Chí Minh: “Cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư”, tích cực đấu tranh chống các biểu hiện tiêu cực, nạn quan liêu, tham nhũng, các tệ nạn xã hội, lối sống thực dụng, cách sống trái với đạo đức truyền tốt đẹp của dân tộc.

Ba là, Phần lớn con người Việt Nam hiện nay đều phát huy tính gương

cao trình độ lý luận, khoa học, năng lực thực tiễn và luôn nêu cao ý thức kỷ luật, tự giác chấp hành mọi chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà Nước; kiên trì tìm tịi cái mới; biết lựa chọn các giải pháp, biện pháp thích hợp để giải quyết nhiều tình huống có hiệu quả.

Bốn là, Đại bộ phận người Việt Nam mà đi đầu là đội ngũ cán bộ Đảng

viên và cán bộ công chức Nhà nước đều biết tự kiềm chế mình, giáo dục những người thân trong gia đình gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; biết chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau trong những lúc khó khăn cũng như khi gặp thiên tai, bệnh dịch. Đó là sự cưu mang giúp đỡ đồng bào vùng bị nạn hoặc lâm vào hoàn cảnh hoạn nạn với tinh thần lá lành đùm lá rách, chia sẻ ngọt bùi, thương người như thể thương thân… Đó là đức hy sinh qn mình vì hạnh phúc và bình n cuộc sống của nhân dân,…

Có thể nói, trong đời sống xã hội nước ta hiện nay, những mặt tích cực về đạo đức vẫn đang tồn tại, những gương sáng về đạo đức, lối sống và nhân cách đang xuất hiện khơng ít, những giá trị và chuẩn mực đạo đức mới đang được hình thành. Tuy nhiên, đạo đức của người lao động, của nhân dân lao động nước ta vẫn giữ được những giá trị và chuẩn mực tốt đẹp của truyền thống đạo đức dân tộc. Những biểu hiện tốt đẹp đó được thể hiện trong ý thức, tình cảm và hành vi đạo đức của cá nhân và của cộng đồng. Chính những phẩm chất đạo đức tốt đẹp đó là những động lực cơ bản quyết định sự phát triển của xã hội.

Thứ hai: Mặt tiêu cực

Bên cạnh những mặt tích cực của đạo đức xã hội, thì mặt trái của nền kinh tế thị trường, cũng như sự sơ hở trong công tác quản lý, đặc biệt là sự thiếu rèn luyện, tu dưỡng đạo đức cách mạng... đã đưa đến một thực trạng đạo đức ở nước ta đó là tình trạng xuống cấp về mặt đạo đức của con người Việt Nam. Những biểu hiện, những hành vi phi đạo đức như: Tệ nạn tham ơ, tham

nhũng, móc ngoặc đang là hiện tượng tương đối phổ biến. Một số kẻ đã bất chấp pháp luật, bất chấp luân thường đạo lý mà sống xa hưởng lạc. Lúc này, dường như người ta chú ý đến vấn đề lợi ích cá nhân của mình nhiều hơn. Nếu như trước đây, khẩu hiệu “mình vì mọi người” là phương châm suy nghĩ và hành động của mọi người thì giờ đây người ta đã chú ý đến “vì mình” nhiều hơn. Những hiện tượng tiêu cực về đạo đức đã và đang nảy sinh đang gây ra nhức nhối trong đời sống xã hội. Và nguy hại hơn là sự tha hoá, biến chất về đạo đức, lối sống của con người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ. Tình trạng suy thối đạo đức xã hội ở nước ta trong những năm gần đây và hiện nay đang nổi lên những vấn đề đáng lo ngại sau đây:

Một là, Sự lệch lạc các chuẩn mực giá trị trong lao động, giao tiếp và

lối sống.

Hai là, Đời sống đạo đức trong gia đình, nhất là gia đình ở đơ thị đang

có chiều hướng suy giảm nghiêm trọng, gây ảnh hưởng tiêu cực tới sự bền vững cuộc sống gia đình, hạnh phúc của mỗi thành viên, tới tình cảm và niềm tin đạo đức của trẻ em đối với người lớn.

Ba là, Đạo đức của cán bộ đảng viên và công chức không được coi

trọng đúng mức, giáo dục và tự giáo dục đạo đức bị xem nhẹ, việc rèn luyện và đánh giá đạo đức đối với cán bộ trong cơ quan, công sở bị buông lỏng dẫn tới những sai phạm đạo đức, thậm chí một bộ phận khơng nhỏ cán bộ, đảng viên, cả những người có chức, có quyền thối hóa biến chất, thậm chí có người phạm tội.

Bốn là, Đạo đức học đường, quan hệ thầy trị và mơi trường giáo dục

đạo đức, nhân cách trong gia đình - nhà trường và xã hội bị tổn thương bởi thương mại hóa giáo dục khơng được ngăn chặn và đẩy lùi.

Năm là, Trong ngành y tế, truyền thống y đức, trị bệnh cứu người,

lương y như từ mẫu bị xâm phạm, việc giáo dục và thực hành y đức không được tiến hành thường xuyên trong các bệnh viện và các cơ sở y tế.

Sáu là, Trong nghiên cứu khoa học và sáng tác, biểu diễn nghệ thuật

cũng như đời sống văn hóa tinh thần của giới trí thức, văn nghệ sĩ nói chung cũng có khơng ít những tình huống nhức nhối, những biểu hiện xa lạ với lý tưởng và khát vọng chân - thiện - mỹ vốn là tính hướng đích của người trí thức, người nghệ sĩ chân chính.

Bảy là, Thế hệ trẻ - thanh, thiếu niên, học sinh, sinh viên nước ta hiện

nay, sinh ra và lớn lên trong hịa bình, xây dựng chủ nghĩa xã hội và trong thời kỳ đổi mới không được giáo dục đầy đủ và cẩn thận về truyền thống lịch sử, truyền thống văn hóa và đặc biệt là truyền thống đạo đức của dân tộc. Một bộ phận trong lớp trẻ hiện nay đang chuẩn bị vào đời hoặc vừa mới vào đời đã tập nhiễm phải những thói hư tật xấu, sống bng thả, vô trách nhiệm với mọi người, với xã hội và với chính bản thân mình. Những tệ nạn và tiêu cực xã hội, những tội ác và tội phạm mà một bộ phận trong số họ mắc phải đã minh chứng cho sự thoái hóa về mặt đạo đức. Sự mất mát này khơng chỉ đối diện với hiện tại mà còn tổn hại nặng nề cho tương lai của đất nước, dân tộc trên con đường phát triển,…

Vậy nguyên nhân nào dẫn đến sự sa sút về đạo đức, lối sống của con người Việt Nam hiện nay?

Trước hết, muốn tìm hiểu nguyên nhân của những hiện tượng tiêu cực về đạo đức của con người Việt Nam hiện nay cần phải xuất phát từ lập trường của chủ nghĩa duy vật lịch sử. Theo quan điểm của chủ nghĩa duy vật lịch sử, mọi hình thái ý thức xã hội đều có nguồn gốc từ tồn tại xã hội. Tư tưởng đạo đức Nho giáo là sản phẩm của xã hội phong kiến, đồng thời Nho giáo là công cụ bảo vệ cho quan hệ kinh tế đã sản sinh ra nó.

Mặt khác chủ nghĩa duy vật lịch sử cịn khẳng định rằng các hình thái ý thức xã hội thường có tính lạc hậu hơn so với tồn tại xã hội. Điều đó có nghĩa là, khi tồn tại xã hội đã thay đổi, có một số yếu tố của ý thức xã hội chưa thay đổi ngay mà nó cịn có sức ỳ, chậm thay đổi như truyền thống, các thói quen,

các tập tục, tư tưởng đạo đức cũng nằm trong số này. Và như C. Mác đã nhận khẳng định rằng: “Truyền thống của tất cả các thế hệ đã qua đè rất nặng lên đầu óc những người đang sống” [62, tr.377]. V.I.Lê nin cũng khẳng định: “Khi một con người chết thì bệnh tật của người ấy được đem đi chơn cùng với thi hài, cịn khi xã hội cũ chết đi thì người ta khơng thể đem tử thi của nó mà bỏ vào áo quan mà chôn xuống đất. Thây ấy rữa ra ở trong hàng ngũ của chúng ta và gây bệnh sang bản thân chúng ta nữa” [59, tr.555]. Chính những tàn dư của tư tưởng đạo đức cũ (đạo đức phong kiến, mà trong đó đạo đức Nho giáo là cơ sở) vẫn còn ảnh hưởng sâu nặng ở nước ta. Đạo đức Nho giáo là sản phẩm của chế độ phong kiến, gắn liền với nền kinh tế tiểu nông là một trong những nguyên nhân dẫn đến những biểu hiện tiêu cực về mặt đạo đức của con người Việt Nam hiện nay.

Ngồi ngun nhân trên, cịn phải kể đến điều kiện kinh tế - xã hội hiện nay. Đại hội VI (1986) của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đánh một mốc lịch sử quan trọng trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta - sự nghiệp đổi mới tồn diện, trong đó có sự đổi mới về kinh tế: Đổi mới từ cơ chế quản lý kinh tế tập trung quan liêu, bao cấp sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.

Cơ chế tập trung quan liêu bao cấp tồn tại trong một thời gian quá dài đã cho thấy nó khơng những không tạo ra được động lực cho sự phát triển kinh tế xã hội mà còn tạo ra nhiều tiêu cực trong xã hội đặc biệt là lĩnh vực đạo đức. Cơ chế bao cấp trên các lĩnh vực sản xuất, phân phối đòi hỏi một cơ chế đạo đức phù hợp, phản ánh, điều chỉnh và bảo vệ cho các quan hệ kinh tế xã hội. Các chuẩn mực và giá trị đạo đức có nhiệm vụ cổ vũ sự lao động hết mình cho tập thể, nó tun truyền tính ưu việt của việc hưởng thụ theo sự phân phối cơng bằng của nhà nước. Đó là mặt mạnh của cơ chế cũ, tuy nhiên cơ chế này cũng có mặt hạn chế đó là đã khơng phát huy được tính chủ động, tích cực và sáng tạo của người lao động. Đồng thời, nó cũng tạo ra sự lệch

chuẩn về các chuẩn mực đạo đức cũng như các giá trị đạo đức. Trong xã hội đã xuất hiện nhiều hiện tượng tiêu cực về đạo đức nhưng nó khơng nghiêm trọng như hiện nay. Trong thời kỳ bao cấp, người ta chỉ tham ô, tham nhũng của cơng như cân gạo, củ khoai. Nhưng ngày nay có người tham nhũng hàng chục tỷ đồng. Chính tham ơ, tham nhũng, móc ngoặc… đã làm loạn kỷ cương, làm sai lệch các mục tiêu chính trị, làm trì trệ sự vận động xã hội.

Giải thích về nguyên nhân của các hiện tượng tiêu cực trên, có nhiều ý kiến khác nhau. Một số người cho rằng, đó là do mặt trái của nền kinh tế thị trường. Nền kinh tế thị trường xét ở một khía cạnh nhất định cũng tạo cơ hội cho những hiện tượng tiêu cực dễ nảy sinh. Nhưng nếu hoàn toàn quy lỗi cho kinh tế thị trường thì chưa thật thoả đáng. Trong thực tế vẫn có nơi nền kinh tế thị trường rất phát triển nhưng đạo đức xã hội vẫn phát triển lành mạnh. Đành rằng kinh tế thi trường cũng có mặt trái của nó. Nhưng có nên để làm giàu cho mình mà chà đạp lên lợi ích của người khác, bất chấp mọi chuẩn mực đạo đức? Chúng ta vẫn có thể vừa phát triển kinh tế, vừa xây dựng những chuẩn mực đạo đức tốt đẹp bởi kinh tế không đối lập một cánh tuyệt đối với đạo đức.

Quan điểm khác lại cho rằng, sự suy thoái đạo đức là do kỷ cương chưa nghiêm. Việc tổ chức thực hiện nghị quyết, chủ trương chính sách của Đảng chưa tốt, chậm cải cách về hành chính, cơng tác tổ chức cán bộ còn nhiều bất cập và yếu kém. Đôi khi chúng ta buông lỏng kỷ luật, kỷ cương làm cho một số người có ý thức coi thường pháp luật mà có hành vi phạm pháp. Đánh giá về công tác cán bộ trong thời gian qua, hội nghị lần thứ sáu, Ban chấp hành Trung ương khoá IX đã nhận định: Đánh giá và quản lý các bộ là khâu yếu nhất nhưng chậm được khắc phục. Những năm gần đây những khuyết điểm, yếu kém, bất cập trong công tác cán bộ ngày càng bộc lộ rõ nét hơn. Qua các vụ án về tham nhũng, tiêu cực trong đó có cả cán bộ lãnh đạo quản lý ở các ngành, thậm chí cả cán bộ cấp cao đã cho thấy công tác cán bộ của chúng ta

cịn nhiều sơ hở. Đây chính là cơ hội tốt cho hiện tượng tiêu cực và suy thoái về đạo đức nảy sinh và tồn tại. Khơng những thế, chúng ta cịn coi nhẹ việc giáo dục đạo đức. Sở dĩ những cái xấu trong xã hội cứ tồn tại dai dẳng và ngày càng có xu hướng gia tăng vì nó được chính những cái xấu che chắn, bảo vệ,… Một khi cái xấu không những không bị lên án, bị trừng trị mà được che chắn, bảo vệ bằng cả bộ máy điều hành thì nó sẽ có cơ hội và điều kiện nảy nở, tồn tại và lây lan. Có thể nói, đây cũng là một nguyên nhân cơ bản của hiện tượng suy thoái đạo đức hiện nay.

Một vấn đề có ý nghĩa phương pháp luận quan trọng là, ở mỗi giai đoạn, mỗi thời kỳ cách mạng bao giờ cũng đặt ra những nhiệm vụ mới, những khó khăn, thử thách mới.

Theo Hồ Chí Minh, cái khó khăn của cuộc chiến đấu mới khơng phải chỉ ở tầm vóc và quy mơ của sự nghiệp xây dựng, mà còn ở chỗ mỗi người phải khắc phục những yếu kém của mình, chiến thắng “giặc ở trong lịng” mình, “giặc nội xâm” ngay ở trong tổ chức của mình. Đó là loại giặc “vơ hình”, “vơ ảnh”, nhưng rất mạnh. Nó “ln ln lẩn lút trong mình ta”, “khó thấy”, “khó biết”. “Việc tranh đấu với kẻ địch ở tiền tuyến bằng súng, bằng gươm còn dễ, nhưng việc tranh đấu với kẻ địc trong người, trong nội bộ, trong tinh thần, là một khó khăn, đau xót” [67, tr.36].

Tinh thần đó được Người nhấn mạnh trong bản Di chúc để lại cho

Đảng, cho dân: Sự nghiệp xây dựng nước Việt Nam hồ bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh là “một cuộc chiến đấu khổng lồ” để “chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tươi”.

Cuộc chiến đấu khổng lồ ấy diễn ra trong những điều kiện mới với

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) học thuyết đạo đức nho giáo và vận dụng nó vào việc xây dựng và hoàn thiện đạo đức con người việt nam hiện nay (Trang 61 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)