của Nho giáo
Đạo theo Khổng Tử là con đường phải theo. Đạo chính là năm mối quan hệ cơ bản của con người gọi là Ngũ luân: “Quân thần dã, phụ tử dã, phu phụ dã, con đệ dã, bằng hữu chi giao dã, ngũ dã thiên hạ chi đạt đạo dã” (năm mối quan hệ vua tôi, cha con, vợ chồng, anh em, bằng hữu mà đã đạt được, chính là đạo đấy). Trong năm mối quan hệ này, về sau Hán Nho tôn lên thành ba mối quan hệ đầu gọi là Tam cương (tức là vua tơi, cha con, chồng vợ). Đó
là ba sợi dây ràng buộc con người vào trách nhiệm lớn nhất của họ. Vua là dây cương của bề tôi, cha là dây cương của con, chồng là dây cương của vợ.
Theo Nho giáo, có năm chuẩn mực (hay phẩm chất) đạo đức cơ bản của con người (Ngũ thường) bao gồm: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Kết hợp Tam cương với Ngũ thường gọi là Cương thường hay mở rộng ra, kết hợp Ngũ luân với Ngũ thường gọi là Luân thường.
Cương thường (Luân thường) là nguyên tắc chi phối mọi suy nghĩ và hành động của con người, đó là cốt lõi của đạo đức Nho giáo.
Thứ nhất: Đức Nhân
Nhân là một khái niệm đạo đức, là chuẩn mực đạo đức cơ bản của con người trong học thuyết đạo đức của Nho giáo. Khổng Tử và học trị của ơng luôn coi Nhân như một tiêu chuẩn cao nhất trong đạo lý làm người. Chữ Nhân đối với mọi người dân trong thiên hạ cịn hơn cả nước, lửa, vì như Khổng Tử giải thích, người ta có thể đạp lên nước, lửa mà chết, chứ không thể đạp lên chữ Nhân mà chết: “Dân chi ư nhân dã, thậm ư thuỷ hoả. Thuỷ hoả, ngô kiến đạo nhi tử giã hỹ!Vị kiến đạo nhân nhi tử giả dã”.
Kẻ cai trị, người nhân giả, theo Nho giáo, khơng vì lợi ích (lợi ích vật chất, đời sống vật chất) mà làm hại đức nhân mà phải cả cuộc đời của mình để làm trịn đạo Nhân, như Khổng Tử nói: “Chí sĩ nhân nhân vơ cầu sinh dĩ hại nhân, hữu sát nhân dĩ thành nhân” (Người chí sĩ đạt bậc nhân không ai cầu sống mà hại điều nhân, chỉ có người xã thân để giữ đạo nhân). Và theo Nho giáo, chỉ có người có Nhân mới biết yêu người và ghét người: “Duy nhân giả, năng hiếu nhân, năng ố nhân”. Vậy đức nhân, hay con người có đức nhân được biểu hiện ra như thế nào?
Một là: Nhân cách
Nhân cách là khái niệm chỉ tư cách con người chủ yếu về phương diện đạo đức, là phương cách làm người của con người. Nhân cách là sự xác định của chủ thể (con người) trong các mối quan hệ xã hội là phát huy các phẩm
chất của chủ thể đối với mọi người xung quanh, đó là xác định tư cách của người có đức nhân. Theo Nho giáo, muốn vậy mỗi người luôn phải “Khắc kỷ, phục lễ vi nhân” (ln sửa mình, theo lễ để làm điều nhân). Biểu hiện của đức nhân, trong sách Luận ngữ có ghi lại việc khi học trị Tử Trương hỏi về đức
nhân, Khổng Tử nói: “Năng hành ngũ giả ư thiên hạ, vi nhân hỹ. Viết: cung, khoan, tín, mẫn, huệ. Cung tắc bất vũ, Khoan tắc đắc chúng, tín tắc nhân nhiệm yên, mẫn tắc hữu công, huệ tắc túc dĩ sử nhân” (Hãy làm được năm đức tốt trong thiên hạ là người nhân. Đó là cung, khoan, tín, mẫn, huệ. Cung kính thì khơng bị khinh nhờn, khoan dung thì được mọi người mến, có chữ tín thì được mọi người tin cậy, cần mẫn thì được cơng việc, nhiều ơn huệ thì dễ thu hút được lòng người). Hay như “Cương nghị mộc nột, cận nhân” (người có tính cương trực, trí kiên quyết, lịng chất phác, nói chậm chạp thì gần với đức nhân). Khổng Tử ví người có đức nhân như nước vậy. Nước có thể cho khắp mà khơng riêng ai, đến đâu thì ở đó sống, khơng đến đâu thì ở đó chết. Nước chảy xuống chỗ trũng, chảy quanh co giống như nghĩa vậy. Nước từ trên cao muôn trượng đổ xuống mà không ngần ngại giống như dũng vậy. Nước ở chỗ cạn thì lưu hành, ở chỗ sâu thhì khơng lường được giống như trí vậy. Yếu ớt mờ nhỏ mà đâu cũng thấm được giống như quan sát vậy (soi xét tinh tường). Nước chịu mọi cái xấu bẩn, không từ chối cái nào, đó là bao thoả khát vậy (bao dung cả mọi vật). Cái gì khơng sạch vào nước khi ra thành sạch, tinh khiết giống như thiên hố. Nước đứng đọng bằng phẳng giống như chính vậy, nước đầy thì khơng phải giống như đọ vậy… Nước đi chiết khúc chảy về biển Đông (nơi mặt trời xuất hiện) giống như có ý vậy. Như thế nhân cách theo Khổng Tử là tự mỗi người phải tự trau dồi cho mình những đức tính tốt đẹp, đủ để giáo hóa, làm gương cho mọi người chung quanh như nước vậy.
Hai là: Nhân ái (ái nhân)
Nhân ái là lòng yêu thương mọi người. Như khi học trị Phàn Trì hỏi Khổng Tử về đức nhân, Khổng Tử nói rằng, đó là u người (“Phàn Trì vấn
nhân. Tử viết ái nhân”), hoặc như: “Duy nhân giả, năng hiếu nhân, năng ố nhân” (Chỉ có người có nhân mới biết yêu người ghét người). Thân ái, yêu thương người như thể thương thân, mình thành cơng cũng giúp cho người thành cơng, điều gì mình khơng muốn thì chớ đem làm cho người khác. (“Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân”). Theo Nho giáo, người có đức nhân mới có lịng thương yêu mọi người và mới có hành động yêu người, mới xem mọi người như ruột thịt, xem cả đoàn thể như một người, xem cả vũ trụ là nhất thể “Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”. Như vậy, nhân ái phải là lòng yêu người, yêu vật, muốn cho mọi người “đắc kỳ sở” được như ý muốn.
Ba là: Nhân an
Nhân an là lịng u người phải tự nhiên như khơng khiên cưỡng. Nhân và an quan hệ mật thiết với nhau, an là ung dung trúng đạo, làm việc gì cũng phù hợp với tính thiện. Bất nhân, tà dâm, chỉ nghĩ đến và tìm cách làm điều ác, trái đạo, nên trong lịng khơng lúc nào yên được. Bởi thế có an mới nhân được. Người dùng lời nói khéo léo và làm ra sắc mặt hiền lành ít có lịng nhân vậy (Xảo ngôn lệnh sắc tiểu hỹ nhân). Như vậy, nhân an là “thành nhân chi mĩ”, là niềm vui lớn của người có đức nhân.
Bốn là: Nhân hậu
Nhân hậu là thuỷ chung như nhất, trước sau như một, đã hứa là phải giúp, phải thực hiện “Kỳ ngôn chi bất tạc, tắc vi chi dà nan” (Kẻ nào khốc lác mà khơng hổ thẹn thì đến khi làm việc, khó mà làm đúng theo lời nói ấy, khó mà giữ được nhân vậy). Nho giáo cho rằng, nhân là gốc mở đầu của đạo đức, do vậy, với mỗi người, điều trọng yếu cốt ở đức nhân và đức nhân là mục đích tu dưỡng căn bản của con người. Ai đạt bậc nhân thì làm việc gì cũng được lịng người, ích cho đời. Bởi thế, “Qn tử vơ chung thực chi gian vô nhân, tháo thứ tất ư thị, điên bái tất ư thị” (Người quân tử trong bữa ăn cũng không trái điều nhân; dù vội vàng cũng phải theo nhân; dù đổ ngã, hoạn nạn cũng phải giữ đạo nhân).
Thứ hai: Đức Lễ.
Lễ là một trong những phạm trù đạo đức trong học thuyết đạo đức của Nho giáo, là một trong những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người. Lễ đóng vai trị quan trọng trong việc đưa Nhân, Nghĩa vào cuộc sống hàng ngày. Nó khiến cho Nhân, Nghĩa trở thành những quy tắc, quy phạm có tính ràng buộc để điều chỉnh suy nghĩ và hành động của con người. Lễ còn là một biện pháp chủ yếu và hữu hiệu nhất trong việc giáo dục con người và duy trì trật tự, kỷ cương trong gia đình và xã hội. Khổng Tử đã nhấn mạnh, người có Dũng trước hết phải có Nghĩa, nhưng phải có Lễ, hành động ấy phải hợp với Lễ. Như ơng nói: “Qn tử ố dũng nhi vô lễ giá” (Người quân tử rất ghét những kẻ dũng mà khơng giữ Lễ). Vì theo ơng, dũng mà khơng có lễ sẽ là loạn: “Dũng nhi vô lễ tắc loạn” (Dũng cảm mà khơng có lễ hố ra loạn nghịch). Và cũng chính vì thế mà, khi Tử Cơng hỏi Khổng Tử về người nghèo mà khơng nịnh hót, người giàu mà khơng kiêu căng thì thế nào, Khổng Tử đã trả lời: “Vi nhược bần nhi lạc, phú nhhi hiếu lễ giả dã” (không bằng nghèo mà vui, giàu mà ham giữ lễ).
Lễ là những quy tắc ứng xử lớn nhỏ mà Nho giáo đòi hỏi mọi người phải nhất thiết tuân theo. Với đức Lễ, Nho giáo cịn cho rằng, nó khơng chỉ là một trong những biện pháp giáo giục có hiệu quả nhất, mà còn là những phương tiện cơ bản nhất để ràng buộc, cột chặt nhân dân vào chế độ phong kiến và duy trì sự tồn tại vĩnh viễn của chế độ ấy.
Nho giáo yêu cầu để có đạo đức, con người phải thực hiện Lễ suốt đời. Bởi vì, theo nhiều nhà Nho cho rằng, bản tính con người khi mới sinh ra dù là lành hay thiện và do trời phú cho, nhưng cái bản tính ấy dễ mất đi vì con người dễ bị chi phối bởi những ham muốn, dục vọng và sự tác động của các yếu tố ngoại cảnh, cho nên nếu không học Lễ, hành động theo Lễ, con người sẽ khơng có đạo đức, sẽ trở thành ác nhân.
Trong sách Luận ngữ, Khổng Tử đã đưa ra khá chi tiết về các hình thái, phương diện khác nhau của Lễ, như tang lễ, tế lễ, là những quy định của con người trong đối nhân, xử thế, là những quy định có tính bắt buộc đối với con người trong từng mối quan hệ xã hội cụ thể. Ơng nghiêm khắc địi hỏi phải tôn trọng những yêu cầu, những quy định, những khuôn phép ấy từ việc tế lễ quỷ thần, đến mọi quan hệ vua tôi, cha con, chồng vợ, anh em, bạn bè, từ những quy tắc sinh hoạt hàng ngày như ma chay, cưới hỏi, đến cách đi đứng, chào hỏi, ăn uống, trang phục,…
Theo Khổng Tử (và Nho giáo nói chung), người quân tử nhất thiết phải từ chối mọi điều trái lễ. Như Khổng Tử nói: “Phi lễ vật thị. Phi lễ vật thính. Phi lễ vật ngơn. Phi lễ vật động” (Không phải lễ chớ trông. Không phải lễ chớ nghe. Không phải lễ chớ nói. Khơng phải lễ chớ làm).
Ngồi ra, Khổng Tử cịn cho rằng, điều quan trọng trong việc thi hành Lễ phải thành, không thái quá, không bất cập. Không phải ông đã cố chấp khi ông không tán thành việc đứng bên trên thềm mà lạy vua. Ơng nói: “Bái hạ, lễ dã; Kim Bái hồ thượng, thái dã; tuy vi chúng, ngơ tịng hạ” (Bái ở thềm nhà là lễ (đời xưa). Người đời nay bái ở trên thềm nhà, là kiêu mạn. Dù trái với mọi người, ta bái ở thềm dưới nhà). Đây chỉ là một nghi thức thông thường nhưng ông không muốn cho moi người tuỳ tiện, bởi ông biết rằng, vi phạm những quy tắc nhỏ ấy tức là bước bước đầu đi đến vi phạm những nguyên tắc khác lớn hơn. Và ơng cịn nói thêm rằng: “Người mặc áo xơ gai, chống gậy, chí khơng để đến sự vui, khơng phải là tại khơng nghe thấy, vì y phục khiến như thế; người mặc cái phủ, cái phất, áo cổn, mũ miện, dáng điệu không nhờn, khơng phải là ngun tính vốn trang nghiêm, vì y phục khiến như thế; người đội mũ trụ, mặc áo giáp, cầm cây giáo khơng có cái khí nhút nhát, khơng phải là thân thể vốn mạnh bạo, vì y phục khiến như thế” [46, tr.149].
Nhận thức rõ vai trò của Lễ và việc thi hành lễ đối với đạo đức của con người, Khổng Tử đòi hỏi từ vua chúa đến người dân bình thường đều phải rèn
luyện và nghiêm khắc với với mình từ những sinh hoạt nhỏ nhặt nhất. Trong sách Luận ngữ, Khổng Tử khơng những khun mọi người mà cịn tự mình nêu gương trong việc thi hành Lễ. Để tỏ lịng kính cẩn, ơng lễ quỷ thần coi như quỷ thần ngồi tại đó. Trường hợp vào chầu vua, ơng quy định rất chi tiết từ dáng đi, nét mặt cho đến tiếng nói và hơi thở. Để giữ lịng mình trong sạch và thẳng thắn, chiếu giả không ngay ngắn ông không ngồi, thịt thái không vuông vắn ông không ăn, nước lấy từ suối Đạo tuyền ông không uống (Đạo tuyền là suối thằng ăn trộm). Ông nêu lên những yêu cầu rất chi tiết trong việc tiếp đón khách khứa, thăm viếng bạn bè. Ơng quy định những quy tắc khá tỉ mỉ như ngồi ăn với người trên, không được đứng dậy trước, không được ném xương cho chó. Ơng u cầu đang ăn hay đang nằm cũng khơng được nói. Ngủ thì khơng được duỗi thẳng chân như xác chết. Bước lên xe thì khơng được chỉ trỏ. Gặp người có tang cũng như gặp người trên hoặc gặp người mù đều phải cúi đầu kính cẩn,…
Việc giáo dục đạo đức con người lấy Lễ làm biện pháp chủ yếu cho thấy, trong tư tưởng Nho giáo đã đạt tới mức độ sâu sắc ở chỗ, nó cịn trở thành tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá hành vi của con người. Nho giáo đã huy động được dư luận của toàn thể xã hội biết quý trọng người có lễ và khinh ghét người vơ lễ. Mức độ sâu sắc cịn ở chỗ, nó đi vào lương tâm con người, vi phạm điều Lễ trở thành một điều đau khổ, đáng sỉ nhục, thậm chí đến mức “thà chết chứ không bỏ Lễ”.
Lễ không phải chỉ là lễ giáo, nghi thức, kỷ cương, những quy định cụ thể về danh, thực, mà quan trọng hơn nữa, còn là đạo đức, bổn phận, nghĩa vụ của con người sống đúng và phù hợp với danh và thực, đúng theo lễ giáo, nghi thức, kỷ cương ấy. Nói theo ngơn ngữ ngày nay là tính đẳng cấp, tính trật tự, tính tổ chức, tính kỷ luật vừa rộng khắp, vừa chặt chẽ. Cái gọi là “Cống hiến tích cực” của đạo Nho đối với các triều đại phong kiến ở Trung Quốc chính là Lễ. Nó là đạo đức, nó là thể chế, nó cũng chính là quyền uy. Lễ
trị của Nho giáo vì vậy mà là sợi dây trói buộc con người từ tuổi tấm bé đến khi chết, từ trong gia đình đến đất nước và thiên hạ một cách có vẻ êm dịu, nhẹ nhàng, vừa trang trọng, vừa khoan hoà,…
Trải qua hàng ngàn năm lịch sử, các xã hội theo Nho giáo đã giữ được sự ổn định trong gia đình và trật tự ngồi xã hội, củng cố được mối cương thường của xã hội vì những xã hội ấy đã sống theo những quy tắc của Lễ. Lễ trở thành quan trọng bậc nhất trong việc quản lý đất nước và gia đình. Đó cịn là bài học sâu sắc mà những nước theo Khổng giáo hơm nay đã tiếp thu để ổn định chính trị, xã hội và trong q trình tăng trưởng kinh tế.
Thứ ba: Đức Nghĩa.
Nghĩa là một phạm trù đạo đức của Nho giáo, cũng là một trong những chuẩn mực đạo đức cơ bản của con người. Nghĩa có quan hệ mật thiết với Nhân. Nếu nhân là tình cảm sâu sắc nhất của con người thì nghĩa là trách nhiệm thể hiện tình cảm đó. Cho nên, tình vua tơi, cha con, vợ chồng chưa đủ mà phải có nghĩa vụ nữa: Nghĩa vua tôi, nghĩa cha con, nghĩa vợ chồng. Người có đức nghĩa thấy việc phải làm mà khơng làm thì lương tâm cắn rứt, thấy sự bất bình thì khơng để n. Nghĩa bao gồm sự trả nghĩa, trả cái ân huệ mà nguời khác đã vô tư cứu mình qua cơn hoạn nạn, là “xả thân thủ nghĩa”, khơng tiếc thân mình giữ lấy điều nghĩa với chủ tướng, với ban bè, với nghĩa cả. Nghĩa có vai trị như thế đối với con người, đối với việc hình thành đạo đức của con người, cho nên Mạnh Tử đã nói rằng: “Người ta ai cũng có điều bất nhẫn, đem điều bất nhẫn ấy mà thi ra ở những điều mình sở nhẫn, thế là nhân; người ta ai cũng biết có điều khơng nên làm, đem điều ấy mà thi ra ở những điều mình làm thế là nghĩa” [46, tr.244].
Nghĩa gắn liền với dũng, tức là người muốn làm việc nghĩa mà không có dũng thì khơng thể thực hiện được, thấy việc nghĩa mà khơng làm thì khơng phải là người có dũng. Chính vì thế mà Nho giáo nhấn mạnh: “Kiến nghĩa bất vi, vô dũng dã” (thấy việc nghĩa mà khơng làm là người khơng có