Một số vai trò nổi bật của đạo đức Nho giáo đối với việc xây dựng và hoàn thiện đạo đức con người Việt Nam hiện nay

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) học thuyết đạo đức nho giáo và vận dụng nó vào việc xây dựng và hoàn thiện đạo đức con người việt nam hiện nay (Trang 81 - 87)

dựng và hoàn thiện đạo đức con người Việt Nam hiện nay

Nho giáo nói chung và học thuyết đạo đức Nho giáo nói riêng được du nhập vào nước ta và đã tồn tại trong suốt thời kỳ phong kiến. Mặc dù trong khoảng thời gian khơng ngắn đó, lịch sử tư tưởng Việt Nam đã tiếp thu nhiều tư tưởng khác nhau như Phật giáo, Đạo giáo và cũng có thời kỳ Phật giáo trở thành hệ tư tưởng chính thống (Lý - Trần), nhưng nhìn chung, Nho giáo chiếm ưu thế và đã trở thành công cụ tư tưởng cho các triều đại phong kiến Việt Nam. Do có thời gian tồn tại lâu dài và được các triều đại phong kiến tiếp thu và sử dụng nhằm phục vụ nhiều mục đích của giai cấp phong kiến thống trị, cho nên Nho giáo có ảnh hưởng sâu rộng trong nhiều lĩnh vực, nó gần như đã trở thành máu thịt của một lớp người. Đặc biệt, tư tưởng đạo đức Nho giáo đã trở thành cơ sở cho đạo đức thời phong kiến ở Việt Nam.

Những chuẩn mực đạo đức mà Nho giáo nêu ra như nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, chính danh,… cùng với những nguyên tắc tu thân, sửa đức có ý nghĩa tích cực trong việc xây dựng và hoàn thiện đạo đức con người Việt Nam hiện nay. Vai trò của đạo đức Nho giáo đối với việc xây dựng và hoàn thiện đạo đức con người Việt Nan hiện nay được biểu hiện như sau:

Thứ nhất: Lòng nhân ái

Trong học thuyết đạo đức của Nho giáo, chữ Nhân, Nghĩa luôn được đề cao và được coi là nguồn gốc của mọi đức khác. Với nội dung nhân ái (yêu người) - đức nhân có ý nghĩa tích cực, nó làm cho con người biết sống, biết hy sinh vì người khác. Một trong những tiêu chuẩn để đánh giá con người có đức nhân hay khơng, chính là căn cứ vào hoạt động thực tiễn của họ, dựa vào

suy nghĩ và hành động của họ là vì mọi người. Đặt mục tiêu quan tâm con người là trên hết, những con người này đã sẵn sàng đấu tranh, xả thân vì nghĩa cả. Họ khơng nề hà khó khăn gian khổ mà đấu tranh không khoan nhượng đối với những hiện tượng tiêu cực, những biểu hiện đồi bại trong cuộc sống của một số người. Trong lịch sử Việt Nam, có thể kể ra những tấm gương có đức như Lý Cơng Uẩn đã biết: “Chỉ vì muốn tính kế mn đời cho con cháu, trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, nếu thấy thuận tiện thì thay đổi”. Đến Lê Lợi, Nguyễn Trãi mọi suy nghĩ và hành động của các ơng đều vì “Việc nhân nghĩa cốt ở yên dân”. Đến Hồ Chí Minh - Vị lãnh tụ mn vàn kính yêu của dân tộc Việt Nam, là một tấm gương sáng về người có đức nhân. Người đã từng nói: “Tơi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ta ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành” [64, tr.161]. Có lẽ khơng một người Việt Nam nào có thể qn được hình ảnh một vị lành tụ - người đứng đầu một quốc gia đã cho từng nắm gạo trong tiêu chuẩn ăn hàng ngày của mình vào trong hũ gạo tiết kiệm để cứu đói cho nhân dân. Đó là hình tượng và là biểu hiện cụ thể nhất của lịng nhân ái. Và giờ đây cũng có biết bao con người Việt Nam đang ngày đêm trăn trở để tìm ra những giải pháp, kế sách để cho nước thịnh, dân an. Tất cả đều là biểu hiện của lòng nhân ái.

Thứ hai: Tư tưởng trọng lễ

Lễ trong học thuyết đạo đức của Nho giáo còn được xây dựng thành một hệ thống chặt chẽ, tỉ mỉ trên cơ sở chế độ tông pháp để quy định thái độ và hành vi ứng xử giữa người với người trong xã hội đồng thời nó cũng là chuẩn mực để phân biệt kẻ sang, người hèn, là công cụ để sắp xếp các trật tự đẳng cấp khác nhau. Lễ theo quan niệm của đạo đức Nho giáo rất quan trọng, trong sách Lễ ký viết: Đạo đức nhân, nghĩa khơng có lễ khơng thành; dạy bảo sửa đổi phong tục khơng có lễ khơng đủ; xử việc phân tranh, kiện tụng khơng

có lễ khơng quyết; vua tôi, trên dưới, cha con, anh em khơng có lễ khơng định; học làm quan thờ thày khơng có lễ khơng thân; xếp đặt thứ vị trong triều, cai trị quân lính, đi làm quan thi hành pháp lệnh khơng có lễ khơng uy nghiêm; cầu khẩn tế tự cúng cấp quỷ thần khơng có lễ khơng thành kính, khơng trang kính. Bởi thế cho nên quân tử dung mạo phải cương, trong bụng phải kính, giữ gìn pháp độ, thối nhượng để làm rõ lễ. Xét ở một góc độ nhất định, trên phương diện pháp luật thì lễ trong học thuyết đạo đức của Nho giáo đã có tác dụng tích cực trong việc duy trì trật tự kỷ cương của xã hội và ngày nay chúng ta có thể kế thừa.

Thứ ba: Sự tu dưỡng đạo đức

Nét đặc sắc trong tư tưởng đạo đức Nho giáo là chú trọng đến vấn đề tu dưỡng đạo đức cá nhân, đến đạo đức của người cầm quyền. Bởi theo đạo đức Nho giáo, đạo đức của người cầm quyền có ảnh hưởng rất lớn đến sự hưng phong của một triều đại. Vì vậy, Khổng Tử khuyên người cầm quyền phải “tu thân” (tự sửa bản thân mình, tự rèn luyện mình) để làm gương cho người dưới. Nho giáo cũng đã coi tu dưỡng bản thân là cái gốc. Khổng Tử đã nói: Từ thiên tử cho đến thứ dân, ai cũng phải lấy sự tu thân làm gốc, cái gốc loạn mà cái ngọn trị thì chưa có vậy. Tu thân tức là sửa mình theo lễ, theo đạo cương - thường để bản thân trở thành người có đức hạnh. Phương pháp tu thân là: chính tâm (làm cho lịng mình ngay thẳng), thành ý (không lừa dối mình, đối với việc gì cũng thành thực), trí tri, cách vật (hiểu biết sự vật). Rằng con người, nhất là người cầm quyền phải biết tu thân. Có tu thân thì mới tề gia (cai quản được gia đình), mới trị được quốc, bình thiên hạ. Khổng Tử yêu cầu “quân quân, thần thần, phụ phụ, tử tử” (vua ra vua, bề tôi ra bề tôi, cha ra cha, con ra con). Nếu bề trên “bất chính” thì dưới sẽ loạn. Chính vì đề cao đạo tu thân nên Nho giáo cũng nhấn mạnh đến việc giáo dục đạo đức - giáo dục đạo luân thường (ngũ luân, ngũ thường), đạo tam cương (tam cương và ngũ thường). Mặt tích cực của đạo đức Nho giáo là đã tạo nên một lớp người sống

có đạo đức, có nhân cách. Ở khía cạnh này đạo đức Nho giáo đã ảnh hưởng tích cực tới đời sống đạo đức của con người Việt Nam qua nhiều thế hệ. Trong lịch sử dân tộc Việt Nam đã có khơng ít những tấm gương sáng về đạo đức của các nhà vua, của những anh hùng hào kiệt. Theo các nhà kinh điển của Nho giáo, bản thân mỗi con người nhất là bậc quân tử phải luôn luôn tu dưỡng đạo đức, phải là người có đức, có nhân, có nghĩa. Ngày nay, tư tưởng trên vẫn cịn có giá trị tích cực trong việc xây dựng và hồn thiện đạo đức con người Việt Nam và nhất là đội ngũ cán bộ lãnh đạo.

Thứ tư: Phải làm gương

Ngoài biện pháp giáo dục đạo đức cho con người là tu thân, đạo đức Nho giáo còn đề cao biện pháp làm gương. Người trên phải làm gương cho kẻ dưới. Khổng Tử đã khuyên rằng, người cai trị phải dùng đức để trị dân chứ không nên dùng bạo lực. Mạnh Tử cũng cho rằng, nhà vua thì phải thực hiện vương đạo (đạo đức của nhà vua). Bởi theo ơng, nếu dùng sức thì sẽ mau thắng mà không bền. Chỉ dùng đạo đức để trị dân thì mới có sự mến phục ở trong lòng. Muốn trị dân bằng đức (đức trị), muốn thu phục nhân tâm thì tự nhà cầm quyền phải đặt nhiệm vụ cho mình là làm gương cho nhân dân. trong sách Luận ngữ, Khổng Tử đã từng nói: “Người cầm quyền mà chuyên dùng pháp chế, cấm lệnh mà dẫ dắt dân thì dân sợ mà chẳng phạm pháp đó thơi chứ họ khơng biết hổ thẹn. Muốn dắt dân phải dùng đức, muốn cai trị dân phải dùng lễ thì chẳng những dân hổ thẹn mà họ được cảm hóa trở nên tốt”. Như vậy, theo Nho giáo, người cai trị phải biết sửa mình (tu thân), làm gương thì mới dễ cai trị dân. Nếu nhà cầm quyền mà khơng tham lam, khơng có những thói hư tật xấu thì dân sẽ bị cảm hóa mà noi theo. Bài học răn dạy trên của Nho giáo về đạo đức của nhà cầm quyền có ý nghĩa tích cực đối với việc xây dựng đạo đức con người Việt Nam hiện nay đặc biệt là đội ngũ cán bộ Đảng viên, cán bộ công chức Nhà Nước.

Theo đạo đức Nho giáo, người cán bộ quản lý muốn lãnh đạo được dân thì phải làm gương cho quần chúng, cấp trên phải làm gương cho cấp dưới, có như vậy mới được dân tín. Trước đây, trong tư tưởng chính sự, Khổng Tử đã đề cao ba điều: Túc thực, túc binh, dân tín (lương thực đầy đủ, quân đội hùng mạnh, dân có lịng tin). Theo ơng, nếu phải bỏ một thì bỏ “binh”, phải bỏ hai điều thì bỏ thêm “thực” và ơng giữ lại điều “tín”. Khơng phải ngẫu nhiên mà Khổng Tử cũng như các học trị của ơng trong hệ thống các chuẩn mực đạo đức của con người cần phải rèn luyện chữ tín bao giờ cũng có một vị trí đáng kể. Bởi vì, theo Nho giáo “dân vơ tín bất lập” (nếu khơng được dân tín thì triều đại khơng tồn tại). Tư tưởng này của đạo đức Nho giáo đã có vai trị to lớn đối với việc tu dưỡng đạo đức của bao thế hệ những con người Việt Nam mà Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng về tu dưỡng đạo đức nhất là tu dưỡng, rèn luyện đạo đức cách mạng. Người nói: “Đạo đức cũ như người đầu ngược xuống đất, chân chổng lên trời. Đạo đức mới như người hai chân đứng vững được dưới đất, đầu ngửng lên trời. Bọn phong kiến ngày xưa nêu ra cần, kiệm, liêm, chính nhưng khơng bao giờ làm mà lại bắt nhân dân phải phải tân theo để phụng sự quyền lợi cho chúng. Ngày nay ta đề ra cần, kiệm, liêm, chính cho cán bộ thực hiện làm gương cho nhân dân theo để lợi cho nước cho dân” [66, tr.320-321].

Qua những điều phân tích trên, có thể thấy rằng tư tưởng đạo đức Nho giáo đã có vai trị tích cực tới việc xây dựng và hoàn thiện đạo đức con người Việt Nam hiện nay. Vai trị đó được thể hiện rõ trong việc: Đạo đức Nho giáo đã đề ra những nội dung như lý tưởng đạo đức, vai trò của đạo đức, các chuẩn mực đạo đức và phương pháp tu dưỡng, giáo dục đạo đức đã làm cho mỗi con người Việt Nam nhận thức rõ vai trò và trách nhiệm của mình đối với gia đình, xã hội và bản thân. Thấy được sự cần thiết phải tu dưỡng đạo đức theo các chuẩn mực: nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư. Đó là những phẩm chất đạo đức cao quý mà bất cứ một người dân nước Việt

nào cũng cần phải rèn luyện. Những phẩm chất đạo đức đó là sự kế thừa, chọn lọc và phát triển tư tưởng đạo đức Nho giáo.

Ngoài việc xây dựng các chuẩn mực đạo đức, Nho giáo còn nêu phương pháp, cách thức để đạt được các tiêu chí ấy. Đạo đức Nho giáo đề cao việc giáo hóa đạo đức và đặc biệt nhấn mạnh đến “tu thân” (tự rèn luyện) của mỗi người.

Bên cạnh những vai trị tích cực như đã nêu ở trên, tư tưởng đạo đức Nho giáo cũng có mặt trái của nó là tạo ra một số mặt tiêu cực về đạo đức như q nhấn mạnh tình mà qn lý, thói đạo đức giả, chạy theo địa vị, chủ nghĩa cá nhân. Hay như quá trọng lễ mà dẫn đến bệnh hình thức chủ nghĩa, quan liêu, giáo điều, tư tưởng bảo thủ, coi thường lớp trẻ. Quá trọng đức mà quên tài, trọng đức mà coi thường pháp luật. Chính những điều đó là những lực cản khơng nhỏ trong q trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.

Tóm lại, ở việt Nam hiện nay, để phục vụ cho sự nghiệp cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước với mục tiêu “Dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh” và xây dựng những con người mới xã hội chủ nghĩa vừa có đức, vừa có tài, chúng ta cần vận dụng sáng tạo những nhân tố và giá trị tích cực trong học thuyết đạo đức của Nho giáo và đặc biệt là tu dưỡng những phẩm chất đạo đức theo tư tưởng Hồ Chí Minh “Cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư” và “Trung với nước, hiếu với dân”. Những khái niệm đó trong tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh được Người rút ra từ kho tàng đạo đức của Nho giáo Khổng - Mạnh và được Người bổ sung thêm nội dung và ý nghĩa mới phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của từng giai đoạn cách mạng. Mỗi con người Việt Nam phải coi việc trau dồi những đức tính ấy là việc làm thường xuyên, liên tục để giữ vững phẩm chất của mình, như Hồ Chí Minh đã từng dạy: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủ nghĩa”.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) học thuyết đạo đức nho giáo và vận dụng nó vào việc xây dựng và hoàn thiện đạo đức con người việt nam hiện nay (Trang 81 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)