là thực hiện nhiệm vụ then chốt đó.
2.2. Những chuẩn mực đạo đức cơ bản của con người Việt Nam hiện nay hiện nay
Chuẩn mực đạo đức là một hệ thống các tiêu chuẩn, các khuôn mẫu phản ánh yêu cầu của xã hội đối với cá nhân. Yêu cầu đó được thể hiện ở hai mức độ: đó là những điều cấm đoán, những mệnh lệnh hoặc khuyến khích một hành vi nào đó mà con người cần tuân theo. Chuẩn mực là cái để đánh giá đạo đức của mỗi cá nhân. Người hành động trong giới hạn, được xã hội đồng tình được coi là người có đạo đức. Ngược lại người khơng có đạo đức là người hành động vượt ra ngoài giới hạn, bị xã hội lên án. Như vậy, chuẩn mực đạo đức là những luật lệ khơng thành văn bản, nó là địi hỏi của xã hội đối với hành vi của con nguời. Nó chi phối và quýêt định hành vi đạo đức của con người.
Trong mỗi thời kỳ lịch sử, có những chuẩn mực đạo đức khác nhau phù hợp với thực tiễn đòi hỏi của xã hội.
Khi bàn vấn đề đạo đức của con ngưịi nói chung đặc biệt đạo đức cách mạng nói riêng, Hồ Chí Minh đã đưa ra hệ thống những chuẩn mực đạo đức và Người là một tấm gương sáng về đạo đức để chúng ta noi theo.
Xuất thân trong một gia đình Nho học, sinh ra và lớn lên trên mảnh đất giàu truyền thống khoa bảng, tiếp thu một cách sáng tạo tư tưỏng đạo đức Nho giáo, Hồ Chí Minh đã làm một cuộc cách mạng trong tư tưởng đạo đức. Trong di sản tư tưởng mà Hồ Chí Minh để lại, vấn đề đạo đức là một nội dung cơ bản và là điều Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm “Hồ Chí Minh là một trong những nhà tư tưởng, những lãnh tụ cách mạng đã bàn nhiều nhất đến vấn đề đạo đức. Tư tưởng đạo đức của Người được thể hiện trong những bài viết, lời nói ngắn gọn. Tư tưởng ấy còn được thể hiện qua những việc làm cụ thể của Người. “Người vừa là một nhà đạo đức học lớn, lại vừa là tấm gương đạo đức trong sáng nhất, tiêu biểu nhất đã được thế giới thừa nhận”. Trong tư tưởng đạo đức, Hồ Chí Minh đã sử dụng rất nhiều khái niệm, phạm trù đạo đức của các nhà tư tưởng trước đây, trong đó có những khái niệm đạo đức của Nho giáo đã được sử dụng nhiều nhất. Tuy nhiên, Hồ Chí Minh cũng nêu rõ, đạo đức mà Người xây dựng đó là đạo đức mới - đạo đức cách mạng. Người viết: “Có người cho đạo đức cũ và đạo đức mới khơng có gì khác nhau. Nói như vậy là lầm to. Đạo đức cũ và đạo đức mới khác nhau nhiều. Đạo đức cũ như người đầu ngược xuống đất chân chổng lên trời. Đạo đức mới như người hai chân đứng vững được dưới đất, đầu ngửng lên trời” [66, tr.320-321]. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh được xây dựng trên cơ sở của thực tiễn cách mạng Việt Nam, lấy mục tiêu vì lợi ích của Đảng, của dân tộc, của lồi người.
Bàn về đạo đức của con người, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm đến đạo đức người cách mạng. Hồ Chí Minh coi đạo đức là nền tảng của người cách mạng. Bởi vì, muốn làm cách mạng trước hết con người phải có tâm trong sáng, đạo đức cao đẹp. Tâm đức ấy phải được thể hiện thơng qua những hành động cụ thể của người đó trong các mối quan hệ xã hội. Xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn cách mạng Việt Nam, trên cơ sở kế thừa truyền thống đạo đức của dân tộc và đạo đức Nho giáo, Hồ Chí Minh đã nêu lên những phẩm chất đạo đức cơ bản của con người Việt Nam nói chung và đạo đức của người cách mạng nói
riêng. Đó là: Trung với nước, hiếu với dân. ở đây ta thấy có sự khác biệt cơ bản giữa tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh với tư tưởng đạo đức Nho giáo.
Nho giáo cho rằng đức trung là “trung quân”: trung thành với nhà vua, trung với vua cũng là trung với nước vì họ quan niệm nước là của vua “Quân sử thần dĩ lễ; thần sự quân dĩ trung” (nghĩa là vua sai khiến tôi bằng lễ, bề tôi phụng sự vua bằng trung). Cịn đức hiếu chỉ được gói gọn trong quan hệ gia đình, nghĩa là con cái phải có hiếu với cha mẹ, với người thân của mình, “Hiếu sự thân; thân dĩ thính mệnh” (nghĩa là hiếu để thờ phụng song thân (cha mẹ); thuận để vâng lệnh bề trên).
Theo Khổng Tử, trung hiếu là đầu mối của kỷ cương, của phép nước. Ông cho rằng trong xã hội có giữ được quan hệ trung, hiếu thì mới ổn định. Tuy nhiên, Nho giáo đã tuyệt đối hoá đức trung, hiếu đến mức cực đoan cho rằng nếu nhà vua bảo chết thì bề tơi cũng phải chết, hay như tư tưởng cho rằng bề tôi trung không thờ hai chủ. Trung, hiếu đã trở thành sợi dây trói buộc con người, làm cho con người mất đi tính chủ động sáng tạo, thiếu sự cân nhắc phán xét trước thời cuộc luôn luôn biến động. Đến đây trung đã trở thành “ngu trung”; Hiếu đã trở thành “ngu hiếu”.
Theo Hồ Chí Minh, trung có nghĩa là trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước, là suốt đời đấu tranh cho Đảng, cho cách mạng, là tuyệt đối trung thành với Đảng với nhân dân. Nước không phải chỉ là của một cá nhân người lãnh đạo mà là nước của nhân dân. Chính vì vậy, cán bộ Đảng viên tận trung, tận hiếu thì mới xứng đáng vừa là người lãnh đạo, vừa là đày tớ thật trung thành của nhân dân.
Các nhà Nho trước đây cũng đã nhận thấy sức mạnh của dân và cũng đề cao vai trò của dân. Chẳng hạn, Khổng Tử cho rằng “dân vi bang bảng” (dân là gốc của nước). Mạnh Tử nhấn mạnh “dân vi quý, xã tắc thứ chi, quân vi khinh” (dân là thứ nhất, đất nước là thứ hai và sau cùng là nhà vua). Dân theo Nho giáo chỉ là đối tượng để bề trên chăn dắt, sai khiến, dạy dỗ, ban ơn.
Cịn theo Hồ Chí Minh, hiếu với dân nghĩa là thương yêu dân, kính trọng dân. Phải vì lợi ích của nhân dân mà tranh đấu. Phải hết lòng phục vụ nhân dân, phải lấy dân làm gốc, phải gần gũi dân đẻ hiểu tâm tư , nguyện vọng của dân. Phải quan tâm đến việc nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân chứ không như trong chế độ phong kiến xưa là kìm hãm dân trong vịng dốt nát để dễ bề sai khiến. Hồ Chí Minh cho rằng, người cán bộ lãnh đạo nếu thực hiện “trung với nước, hiếu với dân” thì sẽ được dân tin yêu, kính trọng, quý mến.
Phẩm chất đạo đức khác được Hồ Chí Minh bàn nhiều đó là đức cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư.
Cần là lao động siêng năng, có năng suất cao. Khơng lười biếng, không ỷ lại.
Kiệm tức là tiết kiệm tiền của, sức lao động và tiết kiệm thời gian. Không sống xa hoa, lãng phí.
Liêm là liêm khiết, ln giữ gìn và bảo vệ của cơng, khơng tham lam. Hồ Chí Minh cịn chỉ ra những hành vi trái với chữ liêm như cậy quyền thế, tham ô, ăn trộm của công. Khi bàn về phẩm chất đạo đức liêm, Hồ Chí Minh đã dẫn dắt những câu nói của Khổng Tử: Người mà khơng liêm, khơng bằng súc vật và câu của Mạnh Tử: ai cũng tham lợi thì nước sẽ nguy.
Chính tức là khơng tà, thẳng thắn, đúng đắn. Đối với mình khơng tự cao tự đại, ln chịu khó học tập, khắc phục những khiếm khuuyết sai lầm của mình. Đối với người ln giữ thái độ chân thành, khiêm tốn, không lừa lọc, dối trá, không nịnh trên, khinh dưới… Đối với công việc cố gắng hồn thành dù có khó khăn, nguy hiểm. Làm việc thiện, tránh làm điều ác. Mọi việc làm đều đặt lợi ích của dân của nước lên trên lợi ích của bản thân mình.
Chí cơng vơ tư được Hồ Chí Minh đặt đối lập với “dĩ công vi tư”. Người yêu câu khi làm bất cứ việc gì cũng đừng nghĩ đến mình trước, Người nói: “phải lo trước thiên hạ, vui sau thiên hạ” (tiên thiên hạ chi ưu nhi ưu, hậu thiên hạ, chi lạc nhi lạc).
Theo Hồ Chí Minh các đức cần, kiệm, liêm, chính, chí cơng vơ tư có mối quan hệ gắn bó với nhau và là yêu cầu đạo đức của người cách mạng. Người cho rằng cần, kiệm như hai chân của một con người. Cần mà khơng kiệm thì chẳng khác gì như “gió vào nhà trống”, cịn kiệm mà khơng cần thì làm sẽ khơng đủ ăn, phải tích cực sản xuất tăng năng suất thì đời sống mới cao và xã hội mới có phát triển. Người cịn ví bốn đức cần, kiệm, liêm, chính trong mỗi con ngưịi như trời có bốn mùa, đất có bốn hướng, nếu thiếu một mùa thì khơng thành trời, thiếu một hướng thì khơng thành đất, cịn ở con người nếu thiếu một đức thì khơng thành người. Cần, kiệm, liêm, chính, sẽ dẫn đến chí cơng vơ tư; ngược lại nếu một lịng vì nước, vì dân thì sẽ thực hiện được cần, kiệm, liêm, chính. Người đã khẳng định: “Người đảng viên, người cán bộ muốn trở nên người cách mạng chân chính khơng có gì là khó cả. Điều đó là hồn tồn do lịng mình mà ra. Lịng mình chỉ biết vì Đảng, vì Tổ quốc, vì đồng bào thì mình sẽ tiến đến chí cơng vơ tư. Mình đã chí cơng vơ tư thì khuyết điểm sẽ ngày càng ít đi, mà những tính tốt sẽ ngày càng thêm nhiều.
Nói tóm tắt, tính tốt ấy có năm điều: “Nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm” [65, tr.251].
Bồi dưỡng các phẩm chất đạo đức nói trên sẽ giúp cho con người vững vàng và vượt qua qua được mọi thử thách trong cuộc sống: Giàu sang không thể quyến rũ, nghèo khó khơng thể chuyển lay, uy vũ khơng thể khuất phục. Để làm được điều này cũng khơng phải dễ dàng, nó địi hỏi mỗi người phải gạt bỏ chủ nghĩa cá nhân.
Có thể nói rằng, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đã chắt lọc những tinh hoa của đạo đức truyền thống dân tộc, của tư tưởng đạo đức Nho giáo và các tôn giáo khác như Phật giáo, Đạo Thiên chúa và được tiếp tục phát triển với nội dung toàn diện và phong phú. Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh đã và đang trở thành định hướng cho việc xây dựng con người mới Việt Nam trong thời kỳ đổi mới hiện nay.
Từ những chuẩn mực đạo đức của con người Việt Nam theo tư tưởng đạo đức Hồ chí Minh nói trên. Trong cơng cuộc đổi mới ở nước ta hiện nay. Đảng Cộng sản Việt Nam trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp cách mạng cũng luôn quan tâm tới việc xây dựng đạo đức con người Việt Nam cho phù hợp với yêu cầu của sự phát triển đất nước. Theo Nghị quyết Trung ương V về xây dựng con người Việt Nam trong giai đoạn mới, con người Việt Nam cần có những đức tính sau:
Thứ nhất: Có tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, phấn đấu vì độc lập
và chủ nghĩa xã hội, có ý chí vươn lên đưa đất nước thốt khỏi nghèo nàn lạc hậu, đoàn kết với nhân dân thế giới trong sự nghiệp đấu tranh vì hịa bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội.
Thứ hai: Có ý thức tập thể, đồn kết phấn đấu vì lợi ích chung.
Thứ ba: Có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung
thực, nhân nghĩa, tôn trọng kỷ cương phép nước, quy ước của cộng đồng, có ý thức bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái.
Thứ tư: Lao động chăm chỉ với lương tâm nghề nghiệp, có kỷ luật, sáng
tạo, năng suất cao vì lợi ích của bản thân, gia đình, tập thể và xã hội.
Thứ năm: Thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chun
mơn, trình độ thẩm mỹ và thể lực.
Nghị quyết cũng khẳng định rằng: “Năm đức tính đó vừa kế thừa những truyền thống tốt đẹp của con người Việt Nam, vừa xây dựng những đức tính phù hợp với thời kỳ mới. Đó cũng là những chuẩn mực để mọi người phấn đấu để trở thành công dân tốt”.
Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai Ban chấp hành Trung ương Đảng (Khóa VIII) cũng chỉ rõ nhiệm vụ và mục tiêu cơ bản của giáo dục là nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý chí kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; cơng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; giữ gìn và phát
huy các giá trị văn hóa của dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Việt Nam, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong cơng nghiệp, có tính tổ chức và kỷ luật; có sức khỏe, là những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên” như lời căn dặn của Bác Hồ.
Các nghị quyết trên đây là định hướng để chúng ta xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam hiện nay. Trong các tiêu chí nói trên, có thể khái qt rằng, mẫu người mới chúng ta xây dựng là con người vừa có đức vừa có tài.
Xây dựng đạo đức con người Việt Nam hiện nay cần phát huy tinh thần yêu nước, tự cường dân tộc, ý thức tập thể, đoàn kết, phấn đấu vì lợi ích chung, phát huy truyền thống đạo đức nhân nghĩa của dân tộc. Xây dựng lối sống lành mạnh, văn minh… Xây dựng đạo đức mới là nhằm phát triển cái thiện ở mỗi con người: lịng nhân ái, trọng nghĩa, trọng tình, khoan dung, đức tính cần cù, sáng tạo trong lao động, sự giản dị trong lối sống, sự tinh tế trong ứng xử với người khác. Sự nghiệp đổi mới của đất nước đòi hỏi những con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam phải biết suy nghĩ đúng và hành động đúng, phải ln đấu tranh vì cái thiện, cái đẹp, cái có ích.
Trí tuệ, tài năng của mỗi người khơng phải là cái có sẵn, cũng khơng phải bẩm sinh mà là kết quả của quá trình giáo dục và tự giáo dục. Để phát triển trí tuệ, mỗi người Việt Nam cần phải chú ý nâng cao trình độ học vấn cả về chun mơn và lý luận. Cần giáo dục nghiêm khắc, có chất lượng, học phải đi đôi với hành, lý luận phải gắn liền với thực tiễn. Trong bối cảnh tồn cầu hóa và xu thế hội nhập quốc tế, nếu thiếu tri thức sẽ không làm chủ được khoa học, công nghệ, khơng có khả năng phân tích thực tiễn, tổng kết kinh nghiệm. Tóm lại, cần phải có sự mềm dẻo tronng tư duy, sáng suốt trong hành động,
tác phong làm việc đĩnh đạc, bình tĩnh, sáng suốt, nhanh nhạy, phương pháp làm việc khoa học.
Có đầy đủ những phẩm chất trên mới có thể thực hiện thắng lợi mục tiêu: “Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” [23, tr.22].