Một số giải pháp chủ yếu nhằm vận dụng có hiệu quả hơn nữa đạo đức Nho giáo trong việc xây dựng và hoàn thiện đạo đức con ngườ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) học thuyết đạo đức nho giáo và vận dụng nó vào việc xây dựng và hoàn thiện đạo đức con người việt nam hiện nay (Trang 87 - 99)

đạo đức Nho giáo trong việc xây dựng và hoàn thiện đạo đức con người Việt Nam hiện nay

Đứng trước thực trạng đạo đức con nười Việt Nam hiện nay, một vấn đề đặt ra là phải thường xuyên giáo dục đạo đức cho con người Việt Nam, nhất là những chuẩn mực đạo đức truyền thống. Điều này có ý nghĩa vơ cùng to lớn đối với việc xây dựng và hoàn thiện đạo đức con người mới. Từ việc nghiên cứu những nội dung chủ yếu trong học thuyết đạo đức của Nho giáo, có thể đưa ra một số giải pháp chủ yếu nhằm vận dụng có hiệu quả hơn nữa đạo đức Nho giáo trong việc xây dựng và hoàn thiện đạo đức con người Việt Nam hiện nay như sau:

Thứ nhất, Tăng cường giáo dục có hiệu quả chủ nghĩa Mác-Lênin và

tư tưởng Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng.

Cơng việc này có ý nghĩa đối với cả giai cấp cơng nhân, giai cấp có sứ mệnh lịch sử lãnh đạo dân tộc quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Bởi vì “Cơng nhân đang xây dựng một xã hội mới, nhưng họ chưa biến thành những con người mới, rũ sạch được hết bùn nhơ của thế giới cũ” [57, tr.551]. Đấu tranh chống lại những tàn dư của xã hội cũ nhất là những tàn dư đạo đức là một cơng việc khó khăn, phức tạp. Vì tàn dư của tư tưởng đạo đức phong kiến vẫn tồn tại khá nặng nề trong đời sống nhân dân. Đấu tranh chống những tàn dư đó là một việc cấp thiết. Vì sự tồn tại lâu dài của của chế độ phong kiến Việt Nam và ảnh hưởng của tư tưởng đạo đức Nho giáo đã tạo nên một truyền thống bảo thủ lạc hậu. Ngày nay, để phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta một mặt, cần phải tiếp tục phát huy những phẩm chất đạo đức truyền thống, mặt khác cần tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh.

Với bề dày lịch sử dân tộc đã đem đến cho đân tộc ta nhiều truyền thống quý báu như yêu nước, tinh thần tương thân tương ái, truyền thống lao

động cần cù... những truyền thống đó cần được kế thừa và phát huy nhưng phải được nâng cao hơn ở một trình độ mới. Chủ nghĩa yêu nước phải kết hợp với chủ nghĩa quốc tế chân chính; lao động cần cù nhưng phải có kỷ luật, kỷ cương, có kỹ thuật, có tinh thần sáng tạo; tư tưởng nhân bản phải được nâng lên trình độ chủ nghĩa nhân đạo cao cả. Nếu khơng sẽ lẫn lộn quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh với các quan điểm về đạo đức đã từng xuất hiện trong xã hội Việt Nam trước đây, mà từ đó khơng có sự nhìn nhận lại mình để có sự bồi dưỡng và nâng cao.

Ngày nay, tư tưởng đạo đức Nho giáo khơng cịn là hệ tư tưởng thống trị trong đời sống tinh thần của con người Việt Nam. Mà thay vào đó là hệ tư tưởng của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh. Nhưng khơng có nghĩa là tư tưởng đó khơng cịn tồn tại, trái lại chúng đã và đang biến dạng để thích nghi với xã hội mới. Vì vậy, cần phải tích cực tăng cường giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh về đạo đức cách mạng để mỗi con người Việt Nam nhận thức được mặt tích cực trong những tư tưởng đó và đi đến khắc phục dần dần những ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Nho giáo. Bởi vì, theo Hồ Chí Minh “làm cách mạng để cải tạo xã hội cũ thành xã hội mới là một sự nghiệp rất vẻ vang, nhưng nó cũng là một nhiệm vụ rất nặng nề, một cuộc đấu tranh rất phức tạp, lâu dài, gian khổ” [68, tr.283].

Hiện nay nước ta đang trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Đây là thời kỳ cải tạo xã hội cũ, xây dựng xã hội mới trên tất cả các mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa, tư tưởng, là thời kỳ mà cái cũ và cái mới vẫn còn đan xen nhau. Bên cạnh những yếu tố tích cực về đạo đức đã hình thành những con người nhanh nhạy, năng động, dám nghĩ, dám làm, tiếp thu những cái mới… đáp ứng được yêu cầu thực tiễn xây dựng đất nước trong thời kỳ mở cửa, hội nhập và giao lưu với các nước khác trên thế giới thì vẫn cịn khơng ít những người trong đạo đức, tác phong, lối sống và suy nghĩ vẫn còn mang nặng, ảnh

hưởng của tàn dư tư tưởng đạo đức cũ như: Đạo đức phong kiến, thực dân, tiểu tư sản. Các tư tưởng đạo đức đó kết hợp với nhau đã tạo ra nhiều biểu hiện tiêu cực về đạo đức, là lực cản sự phát triển xã hội. Trong đó là phải kể đến là lối sống chay theo đồng tiền, buông thả, gia trưởng, đề cao chủ nghĩa cá nhân… Chính vì vậy, việc đấu tranh để xóa bỏ những hiện tượng tiêu cực về đạo đức là việc làm cần thiết, bền bỉ và lâu dài. Muốn xây dựng đạo đức mới - đạo đức cách mạng, theo Hồ Chí Minh là cần phải quét sạch chủ nghĩa cá nhân, vì chủ nghĩa cá nhân là cơ sở của các tiêu cực về đạo đức. Cũng vì chủ nghĩa cá nhân mà một số cán bộ đã tha hóa biến chất, chỉ nghĩ đến cái lợi nhuận của bản thân, của gia đình mà khơng biết mình phải vì mọi người, họ tham danh lợi, thích địa vị, quyền hành, tự cao tự đại. Vì chủ nghĩa cá nhân mà kéo bè kéo cánh gây mất đoàn kết trong nội bộ, không chấp hành đúng đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước. Khơng phải ngẫu nhiên mà Hồ Chí Minh đã gọi chủ nghĩa cá nhân là kẻ thù nguy hiểm. Kẻ thù ấy nó nằm trong bản thân mỗi con người. Do đó đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân không phải là việc dễ dàng. Vì đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân là đấu tranh với chính bản thân mình. Trong thực tế, thường thì đấu tranh phê bình người khác thì dễ, nhưng tự phê bình thì khó hơn và địi hỏi mỗi người cần có nghị lực và quyết tâm cao. Một trong những nguyên nhân của tình trạng suy thối về đạo đức, lối sống của con người Việt Nam hiện nay chính là phê bình, tự phê bình và sửa chữa khuyết điểm chưa nghiêm túc. Để đấu tranh chống chủ nghĩa cá nhân mỗi người cần phát huy tính ý thức, tự giác, cần đẩy mạnh cuộc đấu tranh tự phê bình và phê bình. Mỗi cá nhân con người Việt Nam cần phải thấm nhuần đạo đức cách mạng theo tư tưởng Hồ Chí Minh, thật sự cần, kiệm, liêmn, chính, chí cơng vơ tư. Có như vậy chúng ta mới có thể xây dựng thành cơng chủ nghĩa xã hội. Vì theo như Hồ Chí Minh: Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần phải có con người xã hội chủ nghĩa. Điều đó càng có ý nghĩa to lớn đối với sự nghiệp cách mạng nước ta hiện nay.

Thứ hai, Tạo điều kiện để mỗi cá nhân tự tu dưỡng, rèn luyện đạo đức.

Trong học thuyết đạo đức của Nho giáo, vấn đề tu thân được đặt lên hàng đầu: “Từ thiên tử ở địa vị cao nhất, cho đến những người dân bình thường đều phải lấy việc tu thân làm gốc”.

Đối với Việt Nam, tu dưỡng đạo đức cũng là một vấn đề hết sức quan trọng mà Hồ Chí Minh ln nhắc nhở nhân dân ta. Tu dưỡng đạo đức là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc và vă hóa phương Đơng. Hồ Chí Minh đã nói về ưu điểm của Khổng Tử là “vấn đề tu dưỡng đạo đức cá nhân”. Quan điểm của Khổng Tử là “chính tâm, tu thân”. Có tu thân mới làm những việc lớn khác như “trị quốc, bình thiên hạ. Hồ Chí Minh nói: “Chúng ta phải nhớ câu “Chính tâm, tu thân” để “Trị quốc, bình thiên hạ”. Chính tâm, tu thân tức là cải tạo. Cải tạo cũng phải trường kỳ gian khổ, vì đó là một cuộc cách mạng trong bản thân mỗi người. Bồi dưỡng tư tưởng mới để đánh thắng tư tưởng cũ, để trở thành con người mới không phải là một việc dễ dàng…dù khó khăn gian khổ, nhưng muốn cải tạo thì nhất định thành công” [67, tr.148].

Ngày nay, chúng ta cũng có thể tiếp thu tư tưởng đạo đức Nho giáo theo tinh thần “tu thân”. Nhưng không phải tu thân theo kiểu đạo đức cũ mà tu thân theo tinh thần đạo đức mới, phục vụ cho sự nghiệp đỏi mới hôm nay. Kế thừa phương pháp rèn luyện đạo đức cá nhân trong học thuyết đạo đức của Nho giáo. Mỗi con người Việt Nam cần không ngừng tu dưỡng, rèn luyện bản thân mình như Hồ Chí Minh đã nói: giống như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong. Một trong những biện pháp cơ bản để tu dưỡng đạo đức là tự phê bình và phê bình, tự đánh giá và xem xét các hành động của mình về các mặt như tư cách, đạo đức, lối sống để từ đó đưa ra những biện pháp cụ thể để khắc phục các mặt yếu kém, phát huy những mặt tích cực. Sự rèn luyện này phải kiên trì, bền bỉ, liên tục.

Tư tưởng đạo đức Nho giáo còn nhấn mạnh các mối quan hệ của con người trong xã hội. Trong đó xuất phát điểm là quan hệ gia đình, từ gia đình

mở rộng ra quan hệ với nước, với thiên hạ. Nho giáo đã coi việc tu dưỡng đạo đức từ trong gia đình là cơ bản nhất, sau đó mới đến ngoài xã hội. Theo quan niệm của các nhà Nho, người có đạo đức tốt phải là người biết u thương những người thân thích, ruột thịt của mình. Có như vậy mới biết u thương những người khác. Trong điều kiện nước ta hiện nay, việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức được coi là việc làm thường xuyên. Tuy nhiên, việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức của con người Việt Nam hiện nay không thể sao chép một cách máy móc giống như nội dung tu thân trong học thuyết đạo đức của Nho giáo mà cần phải có sự vận dụng sáng tạo cho phù hợp với thực tiền cách mạng.

Thứ ba, Kết hợp giáo dục đạo đức với giáo dục pháp luật.

Giáo dục đạo đức, ngoài việc kết hợp giữa phát triển kinh tế với xây dựng môi trường xã hội lành mạnh, kết hợp giữa giáo dục và tự giáo dục đạo đức, cần có sự kết hợp giữa nâng cao tinh thần ý thức, trách nhiệm của mỗi người dân Việt Nam với tăng cường sức mạnh của pháp luật.

Đạo đức và pháp luật có mối quan hệ mật thiết. Cả pháp luật và đạo đức đều yêu cầu mọi thành viên của cộng đồng phải tự hạn chế mọi ham muốn, sở thích của mình để tn theo những quy định chung của xã hội.

Cũng giống như đạo đức, pháp luật có vai trị điều chỉnh hành vi của con người trong xã hội. Tuy nhiên, chức năng điều chỉnh hành vi của pháp luật là cưỡng chế, còn đạo dứcđiều chỉnh hành vi của con người bằng dư luận xã hội, bằng sự tự vấn lương tâm. Cho nên giáo dục đạo đức cũng không tách rời giáo dục pháp luật.

Vị trí của pháp luật đối với đạo đức là ngăn chặn, hạn chế những hành vi thiếu đạo đức. Đồng thời, khuyến khích, nâng đỡ, nêu gương, khen thưởng các hành vi đạo đức.

Để pháp luật phát huy được vai trị tích cực của mình, yêu cầu phải thực hiện nghiêm minh, xét và xử đúng người đúng tội đối với những cá nhân gây ra các hiện tượng tiêu cực, làm cho nền đạo đức xã hội phát triển không

lành mạnh. Đồng thời bảo vệ những nhân tố đạo đức mới đang được hình thành tránh khỏi những tác động tiêu cực của đạo đức Nho giáo cũng như các biểu hiện tiêu cực khác.

Trước đây, dưới chế độ phong kiến, giai cấp thống trị ở các triều đại khác nhau mặc dù đề cao “đức trị”nhưng họ vẫn phải dùng đến pháp luật. Sở dĩ họ đề cao “đức trị”, bởi đạo đức dễ cảm hóa lịng người và thuyết phục con người hơ là pháp trị. Mạnh Tử đã từng nói rằng: Dùng sức thì mau thắng mà khơng bền, dùng đức mới có tâm phục, đó là cái thắng bền lâu nhất. Chính vì vậy, theo Nho giáo người cầm quyền phải thực hành đức trị và bản thân họ cũng phải có đạo đức thì mới trị được thiên hạ.

Kế thừa những yếu tố tích cực của việc kết hợp đạo đức và pháp luật trong đạo đứ Nho giáo, nhưng chúng ta cũng khẳng định một điều rằng: pháp luật xã hội chủ nghĩa có sự khác biệt căn bản về chất so với pháp luật phing kiến. Pháp luật xã hội chủ nghĩa là vì nhân dân, là cơng cụ bảo vệ quyền lợi của nhân dân, cịn pháp luật phong kiến là vì tầng lớp quý tộc.

Tuy nhiên, nếu chỉ dùng đức thì chưa đủ, đối với những người vi phạm kỷ cương phép nước cần phải dùng pháp trị. Chế độ phong kiến xưa đã dùng những hình phạt hà khắc để răn đe con người.

Cùng với việc đẩy mạnh tuyên truyền giáo dục đạo đức cũng cần giáo dục và tuyên truyền pháp luật để mọi người nắm và hiểu pháp luật, phải thực thi pháp luật nghiêm minh. Có như vậy con người mới xác định được đúng hành vi của mình, nhận thấy điều gì nên tránh, điều gì nên làm.

Ở nước ta hiện nay cần chú trọng giáo dục đạo đức kết hợp với giáo dục pháp luật. Cũng cần tránh tình trạng hoặc quá nhấn mạnh đạo đức, hoặc quá nhấn mạnh giáo dục pháp luật.

Về giáo dục đạo đức:

Cần chú trọng giáo dục đạo đức truyền thống, trong đó bao hàm những giá trị đạo đức của Nho giáo. Mỗi con người Việt Nam, nhất là thế hệ trẻ phải

được hình thành và củng cố lòng yêu nước, lòng tự hào tự tơn dân tộc. Từ đó xây dựn ý thức bảo vệ, giữ gìn và pháy huy các giá trị đạo đức, bản lĩnh đao đức như là cái thể hiện tập trung nhất bản sắc văn hóa dân tộc.

Lịng nhân ái, bao dung là nét đẹp cao quý trong tâm hồn cong người Việt Nam, dân tộc Việt Nam. Nó được hình thành trên cơ sở nối tiếp và phát huy giá trị truyền thống đặc sắc của dân tộc, là tinh thần đồn kết, sự gắn bó cộng đồng, tinh thần tương thân tương ái, giúp đỡ đùm bọc nhau trong lúc khó khăn hoạn nạn. Theo suốt chiều dài lịch sử dân tộc, nó trở thành đặc trưng của nhân cách, lối sống văn hóa, cách ửng xử của con người Việt Nam cũng như dân tộc Việt Nam. Những phẩm chất cáo quý khác như cần cù, thông minh, sáng tạo, dũng cảm, bất khuất... đều được nảy sinh từ cội nguồn đó. Đó là những giá trị đạo đức truyền thống, là văn hóa đạo đức sâu sắc và bền vững của các thế hệ người Việt Nam. Thông qua giáo dục đạo đức, các giá trị đó được nhân lên mãi.

Cùng với giáo dục đạo đức truyền thống, việc giáo dục các quy tắc ứng xử, các hành vi đạo đức, hình thành văn hóa giao tiếp là một nội dung khơng thể thiếu của giáo dục đạo đức trong điều kiện đổi mới hiện nay. Việc giáo dục quy tắc, ứng xử, các hành vi đạo đức phải hình thành và củng cố trong con người một niềm tin sâu sắc vào những giá trị đích thực và bền vững.

Về giáo dục pháp luật:

Pháp luật là cơ sở và là chỗ dựa cho việc hình thành đạo đức mới. Giáo dục pháp luật tạo ra khả năng thiết lập trong đời sống hàng ngày những nguyên tắc đạo đức, củng cố tình cảm, nghĩa vụ đạo đức cho mỗi người trong tư cách cơng dân của mình. Thơng qua việc trang bị tri thức pháp luật, hình thành niềm tin và thói quen tuân thủ pháp luật. Giáo dục pháp luật tạo ra khả năng đổi mới các quan hệ xã hội, khắc phục tư tưởng bảo thủ, ích kỷ, cục bộ, khuyến khích các hành vi tích cực và tự giác, hình thành văn hóa pháp luật cho các các nhân và cộng đồng.

Việt Nam đi lên chủ nghĩa xã hội bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa, cũng có

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) học thuyết đạo đức nho giáo và vận dụng nó vào việc xây dựng và hoàn thiện đạo đức con người việt nam hiện nay (Trang 87 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)