Phân biệt hình tượng với biểu tượng

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thơ Chử Văn Long nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật (Trang 81 - 82)

Chương 3 : BIỂU TƯỢNG VÀ NGÔN NGỮ TRONG THƠ CHỬ VĂN LONG

3.1. Biểu tượng

3.1.2. Phân biệt hình tượng với biểu tượng

Căn cứ vào Từ điển thuật ngữ văn học - Nxb Giáo dục - Hà Nội, 2006 do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (đồng chủ biên) và 150 thuật ngữ do Lại Nguyên Ân biên soạn (Nxb ĐHQG HN - 2003) có thể hiểu khái niệm hình tượng nghệ thuật là: "Sản phẩm của phương thức chiếm lĩnh thể hiện và tái tạo hiện thực theo quy luật của tưởng lượng, hư cấu nghệ thuật"[18, tr.146], là "phương thức chiếm lĩnh và tái tạo hiện thực riêng biệt vốn có và chỉ có ở nghệ thuật"[4, tr.142]. Hình tượng nghệ thuật chính là khách thể đời sống được nghệ sĩ tái tạo một cách sáng tạo trong tác phẩm nghệ thuật. Giá trị trực quan độc lập là đặc điểm quan trọng của hình tượng nghệ thuật. Đặc trưng của hình tượng nghệ thuật thường được xây dựng trong mối quan hệ: hiện thực và quá trình tư duy. Hình tượng nghệ thuật tái hiện đời sống nhưng không phải sao chép y nguyên mà tái hiện có chọn lọc, có sáng tạo thông qua nhận định riêng của người nghệ sĩ . Hình tượng văn học mang tính biểu cảm cao. Biểu tượng trong tác phẩm văn học được nhà văn sử dụng với ý đồ nghệ thuật riêng. Chính cách lựa chọn biểu tượng để xây dựng tác phẩm đã phản ánh được tư tưởng nghệ thuật của nghệ sĩ. Trong tác phẩm văn học, hình tượng và biểu tượng có tính thống nhất với nhau, chúng là sản phẩm lao động nghệ thuật của người nghệ sĩ, bản thân chúng đều mang tính thẩm mỹ, tính tượng trưng. Có một số hình tượng đồng thời cũng là biểu tượng (Ví dụ: hình tượng "Cây xà nu" trong tác phẩm Rừng xà nu của Nguyễn Trung Thành)

Nếu yếu tố khu biệt giữa hình tượng và biểu tượng là: tính ký hiệu, tính bền vững ở biểu tượng nổi rõ hơn còn hình tượng mờ hơn. Điều đó có nghĩa biểu tượng xuất hiện trong tác phẩm là tín hiệu nghệ thuật để ngừi đọc phát hiện ra các tầng nghĩa đi vào mạch ngầm sáng tạo của nghệ sĩ vừa là biểu tượng vừa là hình tượng. Tuy vậy, biểu tượng là những hình tượng văn học nhưng không phải hình tượng văn học nào cũng là biểu tượng. Như vậy hình tưọng và biểu tượng trong tác phẩm văn học thống nhất nhưng không đồng nhất.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thơ Chử Văn Long nhìn từ góc độ tư duy nghệ thuật (Trang 81 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)