Nâng cao chất lượng tuyển dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty cổ phần giải pháp nguồn nhân lực quốc tế (Trang 30 - 85)

7. Kết cấu của luận văn

1.3. Các hoạt động nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp

1.3.2. Nâng cao chất lượng tuyển dụng

Tuyển dụng nhân sự là quá trình tìm kiếm và sàng lọc, tuyển chọn lực lượng lao động có đủ năng lực để thỏa mãn nhu cầu, đáp ứng được vị trí đang cần tuyển trong một doanh nghiệp nhằm thực hiện những mục tiêu của công ty. Một trong các yếu tố quyết định đến chất lượng nguồn nhân lực là chú trọng vào công tác tuyển dụng. Công ty sẽ tuyển được những lao động có chuyên môn, trình độ tay nghề cao, phẩm chất đạo đức tốt nếu công tác tuyển dụng được thực hiện có kế hoạch theo quy trình bài bản; trái lại nếu công tác tuyển dụng đi ngược lại với quy trình, làm không đúng các bước, hời hợt thì sẽ không tuyển được lực lượng lao động chất lượng cao.

Công tác tuyển dụng phải được thực hiện trên sự công bằng, minh bạch, khách quan, dựa trên cơ sở số lượng cần tuyển đúng tiêu chí như ban đầu đã đưa ra theo kế hoạch để tránh việc tuyển thừa và không phù hợp với vị trí đang cần tuyển dụng. Thời kỳ hội nhập doanh nghiệp sẽ yêu cầu cao hơn đối với nguồn nhân lực với tiêu chí tuyển dụng cao hơn, quy trình khắt khe hơn đòi hỏi nguồn nhân lực phải có nhiều kỹ năng khác ngoài kiến thức chuyên môn như: khả năng giao tiếp, làm việc nhóm, kỹ năng thuyết trình hay trình độ tin học…v.v

1.3.3. Chăm sóc sức khỏe, cải thiện đời sống cho người lao động

Tổ chức các chương trình khám sức khỏe cho nhân viên trong mỗi doanh nghiệp là việc tổ chức chương trình khám bệnh toàn diện các bộ phận

trên cơ thể con người nhằm kiểm soát bệnh tật, bảo trì sức khỏe hàng năm, kịp thời điều trị bệnh ở giai đoạn đầu, tránh các biến chứng do bệnh gây ra, nâng cao tuổi thọ và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, lối sống, chế độ làm việc phù hợp với từng bộ phận trong doanh nghiệp. Việc theo dõi tình trạng sức khỏe của NLĐ là rất quan trọng bởi sức khỏe của NLĐ không đảm bảo sẽ làm ảnh hướng tới hiệu suất làm việc của cả doanh nghiệp. Tùy theo nhu cầu thông tin sức khỏe và ngân sách riêng của mỗi doanh nghiệp mà nội dung và cách thức tiến hành chương trình kiểm tra sức khỏe định kỳ cho nhân viên sẽ khác nhau.

Doanh nghiệp cần trang bị đầy đủ trang thiết bị bảo hộ lao động cho mỗi cá nhân người lao động. Trang bị bảo hộ lao động là một trong những biện pháp tích cực và hiệu quả để bảo vệ sức khỏe và tình trạng của công nhân trong khi làm việc. Như tại một số nhà máy sản xuất, để công nhân khỏi bị nhiễm độc của hơi và bụi bay ra, nhà máy cần bố trí máy móc, phương tiện khử độc, để việc pha chế được tiến hành trong những điều kiện an toàn. Nhưng nếu do thiếu phương tiện an toàn, thiếu phương tiện trừ độc thì tùy theo loại hóa chất, cần phải trang bị cho công nhân khẩu trang, kính che mắt, găng tay hoặc những mặt nạ thích hợp. Do tính chất phức tạp của nhiều loại công việc khác nhau, mỗi công việc vị trí khác nhau sẽ được trang bị bảo hộ lao động đúng với điều kiện làm việc ở vị trí tương ứng. Hình thức và phẩm chất của mỗi loại dụng cụ cần phải được nghiên cứu kỹ càng cho thích hợp với tính chất công việc và điều kiện làm việc. Việc sử dụng các biện pháp bảo hộ cần phải được theo dõi, rút kinh nghiệm để kịp thời cải tiến phương pháp trang bị cho thích ứng với vị trí công việc thích hợp để có được tác dụng cao nhất.

Hoạt động làm việc của người lao động bị ảnh hưởng trực tiếp bởi cách tổ chức và bố trí nơi làm việc, sắp xếp môi trường làm việc gián tiếp tác động tới hiệu quả công việc của họ. Bố trí nơi làm việc thoải mái giúp cho NLĐ giảm bớt mệt mỏi, căng thẳng khi làm việc, tránh được các rủi ro tai nạn

không đáng có, giảm nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp từ đó NLĐ luôn có trạng thái yên tâm hoàn toàn khi làm việc.

- Quan tâm đến đời sống vật chất, tinh thần NLĐ

+ Nâng cao chất lượng bữa ăn cho người lao động Đây là một trong những biện pháp cần thiết và có thể dễ dàng áp dụng đối với doanh nghiệp. Sức khỏe của người lao động được đảm bảo một phần phụ thuộc vào bữa ăn. Chất lượng bữa ăn đảm bảo về an toàn vệ sinh thực phẩm, đủ dinh dưỡng sẽ cung cấp năng lượng cho NLĐ sau thời gian làm việc. Từ đó NLĐ sẽ có thể trạng tốt để tiếp tục làm việc và cống hiến cho doanh nghiệp.

+ Các chính sách hỗ trợ vật chất cho người lao động trong mỗi một doanh nghiệp, chất lượng của nguồn nhân lực đóng vai trò rất quan trọng đến chất lượng sản phẩm cũng như hiệu suất công việc.

Muốn hiệu suất công việc được cải thiện thì doanh nghiệp cần chú trọng đến đời sống vật chất tinh thần của người lao động. Để NLĐ luôn ở trạng thái sẵn sàng, tâm huyết với nhiệm vụ công việc được giao phó, thì đời sống của họ phải được đảm bảo những yếu tố cơ bản. Doanh nghiệp có nhiều chính sách đãi ngộ tốt thì sẽ thu hút được nhiều nhân tài vào làm việc.

Đối với các lao động nữ, doanh nghiệp cần quan tâm đến chế độ thai sản, chế độ chăm con nhỏ, chăm mẹ già … Có những chính sách hỗ trợ cho NLĐ ở xa như: phân nhà tập thể hay phòng ở tại ký túc xá của công ty, hỗ trợ phương tiện đi lại như xe đưa đón… Ngoài ra các chế độ phụ cấp, trợ cấp cho các bà mẹ đơn thân cũng cần được doanh nghiệp quan tâm hơn nữa.

Đối với lao động là nam, doanh nghiệp cần quan tâm đến các gia đình có khó khăn về kinh tế, các lao động ở xa nhà. Hay những người lao động có mẹ già, con nhỏ cũng cần được hỗ trợ một phần nào đó để họ yên tâm công tác. Mỗi lao động ở mỗi độ tuổi, hoàn cảnh khác nhau, doanh nghiệp đều có những chính sách hỗ trợ riêng để giúp họ ổn định cuộc sống. Có như vậy, họ mới coi doanh nghiệp như thể là nhà, đồng nghiệp là người thân.

- Tổ chức hoạt động ngoại khóa (thể dục thể thao, giao lưu văn nghệ) Việc tập luyện thể dục thể thao thường xuyên có tác dụng phòng bệnh và chữa bệnh rất tích cực, lấy lại sự cân bằng điều hòa các cơ quan trong cơ thể người, điều đó giúp cho người lao động có được sự dẻo dai, bền bỉ, làm việc nhanh nhẹn hơn. Để tránh được mọi bệnh tật NLĐ cần có cơ thể tốt, thần kinh tốt, tinh thần tốt. Khi con người có sức khỏe toàn diện thì sẽ nâng cao được năng lực thể chất. Trong cuộc sống, trong lao động, trong công tác và trong học tập năng lực thể chất có vai trò quan trọng. Có năng lực thể chất tốt sẽ giúp cho con người vượt qua được mọi khó khăn, hoàn thành tốt được mọi công việc.

1.3.4. Giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, kỷ luật và xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Bác Hồ sinh thời đã dạy: “Có tài mà không có đức là vô dụng”. Ý thức, đạo đức, kỷ luật lao động, văn hóa… là yếu tố tâm lực quan trọng của người lao động. Nó có vai trò định hướng, điều chỉnh hành vi lao động, giúp cho con người có thái độ lao động đúng dăn, có ý thức, trách nhiệm đối với công việc được giao, từ đó làm chủ hành vi, tự giác, nỗ lực, tích cực hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Hoàn thiện bản thân là công việc suốt đời, mỗi cá nhân phải tự phấn đấu, rèn luyện, tu dưỡng bản thân cho phù hợp với những đòi hỏi của tổ chức.

Tuy nhiên vai trò của DN cũng rất quan trọng trong việc xây dựng ý thức, thái độ, đạo đức kỷ luật lao động. Trước hết DN phải tổ chức các hoạt động giáo dục chính trị, tư tưởng cho người lao động, giúp họ nắm vững pháp luật lao động, các nội quy, quy định để từ đó chấp hành và làm đúng các yêu cầu, quy định của DN, tuân thủ mọi nội quy, quy định trong quá trình lao động, có ý thức, thái độ tác phong phù hợp trong đối xử kinh doanh, có tinh thần tương trợ, hợp tác cùng đồng nghiệp, đặc biệt là xây dựng tác phong làm việc, có ý thức trách nhiệm trước nhiệm vụ được giao, cố gắng, nỗ lực vượt mọi khó khăn để hoàn thành tốt nhất công việc được giao, đặc biệt là trong

điều kiện kinh tế thị trường, những vấn đề đạo đức cần được coi trọng và củng cố, tránh xa ngã trước những cám dỗ, tiêu cực làm băng hoại đạo đức, nhân cách con người, làm những điều mà xã hội, tổ chức không cho phép, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc. Nói cách khác, DN cần chú trọng, đề cao tính kỷ luật lao động, thường xuyên giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, tác phong trong công việc, xây dựng kỷ cương, kỷ luật lao động, tăng cường kiểm tra, đánh giá người lao động, kịp thời uốn nắn những tư tưởng lệch lạc, chủ nghĩa cá nhân, tư lợi, ảnh hưởng đến lợi ích của cộng đồng, tập thể và DN.

Cần phát động các phong trào thi đua lao động, sản xuất, lựa chọn các nhân tố điển hình, các gương người tốt, việc tốt để nhân rộng trong DN, xây dựng bầu không khí tập thể, văn hóa, thân thiện, hợp tác và giúp đỡ lẫn nhau trong công tác.

Có thể sử dụng văn hóa doanh nghiệp như một công cụ hữu hiệu tác động đến người lao động nhằm nâng cao chất lượng NNL trong doanh nghiệp thông qua mối quan hệ giữa: người lao động với đồng nghiệp của họ, người lao động với doanh nghiệp, người lao động với lãnh đạo quản lý.

Trong đó, tập trung xây dựng nếp sống văn minh, kỷ cương, pháp luật; xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý chuyên nghiệp, CNLĐ lành nghề, có nếp sống văn hóa và tác phong công nghiệp; xây dựng, giữ vững thương hiệu, sản phẩm; đảm bảo cạnh tranh lành mạnh; xây dựng quan hệ lao động hài hòa, ổn định và tiến bộ; xây dựng môi trường làm việc xanh - sạch - đẹp - an toàn, bảo vệ môi trường sinh thái... Qua đó, không chỉ giúp CNLĐ yên tâm lao động, sản xuất mà còn góp phần xây dựng doanh nghiệp ngày càng vững mạnh.

1.3.5. Hợp lý cơ cấu nguồn nhân lực

Trên thực tế cho thấy, không có một cơ cấu tổ chức hay cơ cấu nguồn nhân lực nào được coi là tốt nhất, có thể áp dụng cho mọi DN mà phải làm sao để cơ cấu này đảm bảo tính tối ưu và hợp lý. Quá trình kiện toàn lại bộ

máy tổ chức, luôn gắn với việc phân công, bố trí, sắp xếp lại đội ngũ nhân lực, điều đó, đòi hỏi mỗi DN phải bám sát chức năng, nhiệm vụ, xây dựng, sắp xếp, kiện toàn bộ máy tổ chức, từ đó cân đối cung và cầu NNL, tuyển dụng, đào tạo, bố trí lao động cho từng bộ phận, đơn vị và toàn DN.

Trong quá trình sử dụng lao động phải thường xuyên cân đối, điều chỉnh bảo đảm tính tương thích, đồng bộ, thống nhất, bảo đảm sự liên kết, phối hợp giữa các bộ phận, đợn vị trong DN để thực hiện tốt mục tiêu đề ra... Khi phân công, bố trí lao động phải bảo đảm phù hợp với cơ cấu bộ máy tổ chức, chức năng nhiệm vụ, trình độ công nghệ, mức độ phức tạp của công việc, tức là đảm bảo nguyên tác tổ chức lao động khoa học, bảo đảm sự phù hợp về số lượng, chất lượng, cơ cấu lao động quản lý, lao động trực tiếp, cơ cấu giới tính, độ tuổi, trình độ, tính kế thừa…

1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực trong doanh nghiệp

1.4.1. Những nhân tố bên ngoài doanh nghiệp

1.4.1.1. Chất lượng nguồn nhân lực xã hội

NNL xã hội được coi là nguồn cung ứng chủ yếu cho DN, nếu chất lượng NNL thấp sẽ ảnh hưởng đến NNL đầu vào của DN và do đó ảnh hưởng đến các hoạt động nâng cao chất lượng NNL của DN. Thực tế, thị trường lao động của Việt Nam cho thấy, mặc dù nguồn cung ứng nhân lực khá dồi dào, song chất lượng NNL không bảo đảm. Nhiều nhà đầu tư nước ngoài rất phàn nàn về chất lượng NNL Việt Nam, ngoài yếu tố cần cù, thông minh, chịu khó, thì ý thức tổ chức kỷ luật lao động, tác phong làm việc, trình độ chuyên môn, kỹ năng thực hành nghề nghiệp và cả về thể lực không đáp ứng với yêu cầu mong muốn của họ, nhất là thiếu vắng NNL chất lượng cao ở một số ngành nghề, lĩnh vực đòi hỏi có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao.

Trong điều kiện hội nhập quốc tế, song số lao động có trình độ ngoại ngữ và tin học rất khiêm tốn. Điều này, cũng là những cản trở lớn cho DN mở

rộng kinh doanh, mở rộng thị trường, quan hệ hợp tác với các đối tác quốc tế, cũng như khó khăn cho các DN có vốn đầu tư nước ngoài.

1.4.1.2. Chất lượng giáo dục, đào tạo quốc dân

Chất lượng giáo dục, đào tạo quốc dân có vai trò quyết định cho việc hình thành chất lượng NNL xã hội nói chung và chất lượng NNL của DN. Sự phồn thịnh của một quốc gia hay DN đều phụ thuộc vào NNL, đặc biệt là NNL chất lượng cao. Đối với Việt Nam, lâu nay vấn đề giáo dục và đào tạo vẫn là vấn đề mà xã hội đặc biệt quan tâm. Đã có nhiều cải cách trong giáo dục, đào tạo. Song vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, mong muốn của xã hội. Chất lượng NNL đầu vào của DN thấp. Hầu hết các DN khi tuyển LĐ, đều phải đào tạo lại mới có thể làm việc; các lao động muốn đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề đều rất khó tìm các cơ sở đào tạo có uy tín, chất lượng. Mối quan hệ giữa cơ sở đào tạo và DN rất lõng lẽo, chưa có sự gắn kết trong công tác đào tạo dẫn đến lệch pha nhau, gây lãng phí về đào tạo. Chưa có sự gắn kết giữa kiến thức trong nhà trường với kiến thức, kỹ năng thực hành thực tế.

1.4.1.3. Chăm sóc sức khỏe cộng đồng và phát triển y tế

Sức khỏe công đồng là tài sản quý giá của xã hội. Để có được cộng đồng mạnh khỏe, với các chỉ số nhân trắc đáp ứng tốt yêu cầu công việc cho các tổ chức và DN cần phải có biện pháp chăm sóc sức khỏe công đồng một cách chuyên nghiệp, bài bản, hệ thống: từ chăm sóc sức khỏe sinh sản, đến các chế độ dinh dưỡng, chế độ luyện tập thể dục, thể thao, thể chất, các hình thức sinh hoạt văn hóa, văn nghệ, vui chơi giải trí công động, những biện pháp chăm sóc y tế, khám chữa bệnh, điều trị, điều dưỡng. Do điều kiện kinh tế, đầu tư phát triển hệ thống an sinh xã hội, y tế công đồng, các thiết chế văn hóa và hoạt động cộng đồng chưa được đầu tư và phát triển thỏa đáng. Điều đó phần nào ảnh hưởng đến sức khỏe về thể chất và tinh thần của công đồng và NNL của DN.

1.4.1.4. Truyền thống văn hóa xã hội

Truyền thống văn hóa xã hội là cái nôi để hình thành nhân cách con người. Các chuẩn mực, giá trị văn hóa xã hội là những khuôn khổ, chuẩn mực tạo nên phẩm chất tốt đẹp của con người, trong đó có đạo đức, văn hóa, thói quen, tập tục của dân tộc. Những truyền thống văn hóa dân tộc Việt Nam ngàn đời đã hun đúc nên nhân cách, chẩm chất, đạo đức, giá trị, chuẩn mực của con người Việt Nam và cũng chính những những nhân cách, phẩm chất, giá trị, chuẩn mực này cũng được theo NLĐ Việt Nam đi vào các DN, tỏa đi mọi phương trời, trong đó có rất nhiều những phẩm chất tốt đẹp đã được lan tỏa, được các bạn bè, các DN nước ngoài khen ngợi. Trong một không gian rộng mở và xu hướng hội nhập quốc tế, chúng ta cần phát huy những bản sắc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty cổ phần giải pháp nguồn nhân lực quốc tế (Trang 30 - 85)