Cải thiện điều kiện làm việc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty cổ phần giải pháp nguồn nhân lực quốc tế (Trang 70)

Theo anh Phạm Ngọc Anh (47 tuổi), nhân viên Tổ vật tư: Điều kiện làm việc hiện nay đã tốt hơn nhiều so với trước đây, hầu hết các công đoạn đều đã được thay thế bằng máy móc, thiết bị. Giảm sức đi rất nhiều. Hiện nay, có đến 80% công đoạn làm bằng máy móc, thiết bị hiện đại, không phải thực hiện bằng tay như trước kia. Tại xưởng may, công việc thùa khuyết đính cúc phải làm bằng tay, nhưng giờ đã sử dụng máy thùa, đính cúc nên tiết kiệm được rất nhiều thời gian và cho năng suất cao. Với điều kiện như thế này, các cây vải khoảng 40 kg trước đây ít nhất phải từ 2 người khênh mới nổi, bây giờ chỉ cần gạt cần điều khiển, dùng máy nâng di chuyển tới vị trí cần xếp là xong. Sau mỗi giờ làm việc, anh em kho vật tư đều thấy mệt mỏi và người đau nhức, nghĩ đến giờ vẫn còn sợ…”.

2.2.3.4. Bố trí thời gian làm việc và nghỉ ngơi hợp lý

Thông thường công ty bố trí lao động theo ca làm việc, theo chế độ 8 giờ/ngày/ca, có tổ chức nghỉ lao và ăn giữa ca. Suất ăn của cán bộ công nhân viên đã được cải thiện nâng từ 25 nghìn đồng/suất ăn lên 30 nghin đồng/ suất và miễn phí cho cán bộ công nhân viên. Trong trường hợp phải tăng ca hoàn thành gấp rút tiến độ theo đơn hàng và hợp đồng của đối tác, Công ty có thể bố trí tăng giờ làm việc, nhưng vẫn bảo đảm quy định của Nhà nước, cũng như trả lương theo chế độ quy định làm vượt giờ. Qua số liệu thống kê giai đoạn 2017-2020 công ty có tổ chức làm vượt giờ 6 đợt, mỗi đợt từ 15 ngày đến 20 ngày. Nhìn chung không ảnh hưởng đến sức khỏe và được sự đồng ý của cán bộ, công nhân viên và có trao đổi với công đoàn.

Hộp 2.3. Bố trí thời gian làm việc hợp lý:

Trần Thị Duyên- Nhân viên Kế hoạch sản xuất cho rằng việc sắp xếp thời gian làm việc hợp lý như trong thời kỳ Covid diễn ra, Hà Nội và Hà Nam bị giãn cách xã hội, công ty đã có sắp xếp hợp lý phân công, thời gian bố trí nhân sự làm việc tại xưởng phù hợp nên tiến độ đơn hàng của khách trong thời kỳ nghỉ dịch vẫn được đảm bảo, không bị chậm tiến độ hay phạt hợp đồng. Ví dụ: Làm việc giãn cách mỗi máy cách nhau 1m, có rèm chắn ngăn cách từng máy; hay công ty sắp xếp cho công nhân ăn ở và làm việc tại xưởng trong thời gian giãn cách.

(Trích phỏng vấn do tác giả thực hiện)

2.2.3.5. Tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao

Phát động phong trào thể dục thể thao góp phần nâng cao thể lực, tầm vóc, làm cho tinh thần đầu óc NLĐ thoải mái giúp thăng hoa hơn trong công việc. Xây dựng các mô hình chuẩn về thể dục, thể thao bao gồm các bài tập hướng dẫn, hỗ trợ phát triển, mở các lớp thể thao, tư duy tại Công ty. Khuyến khích toàn Công ty tham gia các hoạt động thể dục thể thao dưới các hình thức thi đấu thể thao giao lưu văn hóa một cách phù hợp nhất. Hàng năm công

ty thường tổ chức giao lưu giữa các phân xưởng, phòng ban trong công ty với nhau, huy động đông đảo người lao động tham gia các hoạt động bằng các trò chơi mang tính chất tập thể như kéo co, nhảy sạp, chạy bộ... và các trò chơi mang tính giải trí cao trong nội bộ Công ty.

Theo số liệu thống kê của Công đoàn công ty, trong 4 năm, chủ yếu là từ 2017 đến 2019, Công ty đã tổ chức mỗi năm từ 1 đến 2 lần các phong trào văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao..thường là vào các dịp sơ kết, tổng kết công ty, qua đó đã thu hút được hàng nghì lượt người tham gia.

Tuy nhiên qua khảo sát và phỏng vấn đối với cán bộ và công nhân viên công ty cho thấy, Công ty ít có điều kiện tổ chức thường xuyên, liên tục mà chỉ tập trung cao trào theo từng đợt phát động phong trào, sau đó lại trở nên trầm lắng. Nguyên nhân chính là công ty chưa có sự đầu tư thỏa đáng cho các thiết chế văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, điều kiện khách quan như san bãi, nơi luyện tập cũng còn nhiều hạn chế, thiếu không gian để tổ chức các hoạt động này, hơn nữa về phía người lao động, đa số cán bộ, công nhân viên là nữ ngoài công việc công ty, còn phải gánh vác công việc gia đình, không có thời gian bố trí ngoài giờ để tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao… mặc dù, theo cán bộ quản lý và cán bộ công đoàn cơ sở công ty là có rất nhiều chị em trong số đó có tiềm năng, khả năng hoạt động phong trào. Mặt khác, do không có nhà ở cho công nhân, vì vậy, không có điều kiện tập trung cán bộ, công nhân viên ngoài giờ tham gia các hoạt động này một cách thường xuyên.

Ngoài các hoạt động và phong trào văn hóa, văn nghệ công ty hàng năm cũng tổ chức cho cán bộ, công nhân viên đi tham quan, du lịch. Theo thống kê của Phòng hành chính kế toán từ năm 2017 đến 2020, Công ty đã tổ chức được 6 đợt cho cán bộ, công nhân viên và gia đình đi du lịch nghỉ mát tại Sầm Sơn, Bãi Cháy, Cửa Lò..vv với kinh phí hỗ trợ gần 2,4 tỷ đồng, từ năm 2019 do dịch bệnh Covid-19 bùng pháp nên không thể tổ chức được. Bù vào đấy công ty đã hỗ trợ mỗi cán bộ, công nhân viên 900 nghìn đồng/người.

Hộp 2.4. Điều kiện tham gia hoạt động thể dục thể thao tại Công ty:

Theo chị Đặng Thị Hòa- Nhân viên Hành chính- kế toán: Thực trạng nhân viên công ty tại phân xưởng may đa phần là nữ, một số tổ may được tính lương theo sản phẩm nên đa phận các chị em thường tận dụng triệt để quỹ thời gian để nâng cao năng xuất sản phẩm. Công ty đã bố trí phù hợp tạo kiều kiện cho cán bộ nhân viên có thêm thời gian để tham gia các hoạt động thể dục thể thao hay phong trào văn hóa văn nghệ do công ty tổ chức nâng cao sức khỏe.

(Trích phỏng vấn do tác giả thực hiện)

2.2.4. Thực trạng giáo dục chính trị, tư tưởng, đạo đức, kỷ luật lao động và xây dựng văn hóa doanh nghiệp

2.2.4.1. Tuyên truyền phổ biến chủ trương đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và nhà nước

Công ty cũng định kỳ tổ chức cho cán bộ, công nhân viên học tập chính trị, nghị quyết, cập nhật các chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và nhà nước. Mỗi nhân viên từ khi tuyển dụng chính thức sẽ được công ty phổ biến về nội quy, quy chế và các quy tắc ứng xử của công ty, yêu cầu tuân thủ các quy định trong sản xuất kinh doanh, trong ứng xử với đồng nghiệp và lãnh đạo, đồng thời cam kết thực hiện tốt. Hưởng ứng cuộc vận động “Học và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, trong nhiều năm gần đây Công ty đã mời báo cáo viên, tuyên truyền viên nói chuyện về tấm gương, việc làm của Bác Hồ, qua đó phát động phong trào học tập và làm theo tấm gương của Bác Hồ, sát với điều kiện công việc của công ty và nhiệm vụ được giao. Kết quả đã có nhiều tấm gương tiêu biểu trong sinh hoạt và công tác, điển hình là nề nếp và tác phong công tác, thái độ chuẩn mực trong thực thi nhiệm vụ, thực hành tiết kịp, chống lãng phí, tham ô tham nhũng..vv

Hộp 2.5. Thực hiện đƣờng lối chính sách của nhà nƣớc

Theo chị Trịnh Thị Đào- nhân viên kế toán: Cuối năm công ty có biểu dương những tấm gương nhân viên ưu tú, điển hình lao động giỏi để làm gương cho tất cả đội ngũ cán bộ nhân viên noi theo

(Trích phỏng vấn do tác giả thực hiện)

2.2.4.2. Giáo dục đạo đức, tác phong lề lối làm việc

Công ty quan tâm đề cao tính kỷ luật, tác phong, đạo đức nghề nghiệp của cán bộ công nhân viên, trước hết là chấp hành Pháp luật, các quy định trong kinh doanh, tuân thủ các nội quy, quy chế, quy tắc ứng xử và văn hóa trong công ty.

Đề cao tính gương mẫu của cán bộ lãnh đạo, đặc biệt là Đảng viên, trong giao tiếp kinh doanh, công ty có những quy định khá cụ thể về trách nhiệm của người đứng đầu trong các bộ phận, đơn vị. Theo đó, mọi sai sót, vi phạm các quy tắc ứng xử, chuyên môn, nghiệp vụ tại đơn vị trước hết trách nhiệm thuộc về người đứng đầu của các đơn vị đó. Các cán bộ lãnh đạo phải có trách nhiệm phân công, theo dõi, kiểm tra, giám sát, điều hành, đánh giá, đề xuất khen thưởng, kỷ luật…nhân viên dưới quyền. Thành tích của cán bộ lãnh đạo gắn liền với kết quả, thành tích của bộ phận và đơn vị phụ trách. Qua thực tế, cho thấy trách nhiệm cá nhân của người Lãnh đạo, quản lý tương đối rõ ràng, cụ thể. Có thể kiểm soát được khi có sai sót, vi phạm khuyết điểm. Chính vì vậy, ý thức trách nhiệm của người quản lý, phụ trách các đơn vị khá cao, mọi sai sót xảy ra trước hết quy kết trách nhiệm người đứng đầu sau đó liên đới tới tập thể và người vi phạm.

Hộp 2.6. Tác phong lề lối làm việc

Theo chị Đoàn Thị Thanh Mai- Thủ kho: Do thực trạng hoạt động tại các xưởng may của công ty đòi hỏi là một quy trình khép kín và tiến độ các bộ phận ảnh hưởng trực tiếp đến kế hoạch sản xuất các đơn hàng nên Quy định của công ty rất coi trọng đề cao kỷ luật, giờ giấc và lề lối làm việc của các bộ

phận, đặc biệt hoạt động tại xưởng may. Vì vậy, công ty quy định ra các khung phạt vi phạm giờ làm việc. VD: nhân viên tại xưởng đi muộn 1 lần không báo trước sẽ bị phạt 100.000đ, lần thứ 2 tăng gấp đôi, lần thứ 3 lập biên bản, lần 4 buộc thôi việc…

(Trích phỏng vấn do tác giả thực hiện)

2.2.4.3. Nâng cao ý thức tổ chức, kỷ luật lao động

Công ty rất coi trọng ý thức tổ chức kỷ luật. Từng lĩnh vực hoạt động tác nghiệp đều được thể chế hóa và quy định rất cụ thể những gì được làm, nên làm và cấm được làm kèm theo đó là các chế tài và mức độ xử lý. Mọi cán bộ công nhân viên khi tiếp nhận công việc đều được phổ biến và quán triệt nội dung quy chế làm việc liên quan đến công việc, nhiệm vụ được phân công. Riêng một số công việc đặc thù hoặc phổ biến, công ty đã chọn lọc tóm lược các nội dung chính trong quy chế, nội quy và biên soạn thành “sổ tay nhân viên” để phát cho cán bộ công nhân viên, trong đó yêu cầu đọc kỹ nội dung và viết cam kết chấp hành. Qua phỏng vấn ngẫu nhiên, 30 cán bộ công nhân viên của công ty cho thấy: 100% người được phỏng vấn cho rằng đã được công ty phổ biến về nội quy quy chế đồng thời hiểu rõ được nội dung quy định trong nội quy, quy chế.

2.2.4.4.Tăng cường kiểm tra, giám sát thực hiện kỷ luật lao động

Ngoài việc khuyến khích ý thức tự giác chấp hành quy định, công ty cũng tăng cường các biện pháp kiểm tra giám sát. Tùy theo mức độ vi phạm mà công ty có biện pháp xử lý kỷ luật khác nhau như: nhắc nhở, khiển trách, cảnh cáo, trừ thi đua, sa thải. Các biện pháp kiểm tra giám sát có thể định kỳ thường xuyên hoặc đột xuất.

Qua theo dõi thống kê tại công ty trong các năm 2017-2020 cho thấy: số người vi phạm kỷ luật trong công ty tương đối ít, tổng cộng trong 4 năm là 52 người; trong đó năm 2017 là 27 người, năm 2018 là 12 người, năm 2019 là 13 người và năm 2020 chỉ có 2 nhân viên bị nhắc nhở và trừ thi đua tháng do lỗi đi muộn về sớm. Hầu hết các trường hợp đều vi phạm lần

đầu không có trường hợp nào tái phạm, mức độ vi phạm thường là trừ thi đua, trừ lương, mức kỷ luật cao nhất là cảnh cáo, không có trường hợp nào bị đình chỉ công tác hoặc sa thải… Các lỗi chủ yếu là: nghỉ việc không có lý do, đi muộn về sớm; vi phạm quy đinh về phòng chống cháy nổ, vi phạm quy trình tác nghiệp, vi phạm đạo đức nghề nghiệp…Cụ thể thể hiện qua Bảng 2.11 sau:

Bảng 2.11. Thống kê tình hình vi phạm kỷ luật lao động năm 2017-2020

ĐVT: lượt người

Nội dung vi phạm Năm

2017 Năm 2018 Năm 2019 Năm 2020 Nghỉ việc không lý do 2 3 2 0 Đi muộn, về sớm 20 6 5 2

Vi phạm quy định về an toàn, cháy nổ 4 2 3 0

Vi phạm quy tắc tác nghiệp 1 0 2 0

Vi phạm đạo đức nghề nghiệp 0 1 1 0

Tổng 27 12 13 2

(Nguồn: Phòng Hành chính- Kế toán) 2.2.4.5.Nâng cao trách nhiệm xã hội, ý thức cộng đồng:

Công ty đề cao công tác giáo dục truyền thống, văn hóa dân tộc. Thường xuyên tổ chức các hoạt động, phong trào hướng phục vụ lợi ích cộng đồng như: thăm hỏi, tặng quà các thương bình, gia đình liệt sỹ, tổ chức hoạt động thiện nguyện cho các đối tương thuộc diện chính sách có hoàn cảnh khó khăn, trẻ mồ côi, tàn tật trên địa bàn thủ đô Hà nội, thành phố Hồ Chí Minh, đóng góp ủng hộ cho các đồng bào vùng cao, vùng lũ, phong trào hiến máu tình nguyện…Nhờ các hoạt động xã hội mà các ý thức cộng đồng, trách nhiệm xã hội của cán bộ, nhân viên của công ty ngày một nâng cao. Phong trào và hoạt động của đoàn thanh niên, công đoàn công ty khá sôi nổi.

2.2.4.6. Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Xây dựng văn hóa lành mạnh trong doanh nghiệp chính là xây dựng lợi thế cạnh tranh và bản sắc riêng của công ty. Công ty luôn nhận thức và coi

trọng yếu tố văn hóa, tri thức. Văn hóa doanh nghiệp là chất keo gắn kết mỗi cá nhân trong công ty, tạo nên nền tảng tinh thần giúp người lao động thêm tin yêu, gần gũi, gắn kết với công ty.

Công ty đã có hình thức tuyên truyền văn hóa doanh nghiệp qua những công việc cụ thể như treo logo công ty, treo bảng nội quy, quy định tại các phòng làm việc... Ngoài ra công ty có những quy định cụ thể về trang phục, ý thức bảo vệ môi trường, tác phong làm việc, kỷ luật lao động, thái độ đối với công việc và giao tiếp khách hàng.

Giúp người lao động tích cực tu dưỡng, rèn luyện về phẩm chất đạo đức, tuân thủ kỉ luật, kiên định, cần cù, siêng năng, tỉ mỉ, chu đáo dẫn đến hiệu suất lao động cao.

Khuyến khích người lao động chú ý học hỏi nâng cao trình độ khoa học kĩ thuật, kĩ năng, kĩ xảo theo chuyên môn nghề nghiệp, nâng cao khả năng tiên đoán, sáng tạo.

Văn hóa doanh nghiệp là một trong các yếu tố cơ bản quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp cũng như việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực bởi khi văn hóa doanh nghiệp mạnh sẽ giúp doanh nghiệp tạo được sự ổn định, giảm xung đột, giảm được xu thế người lao độngrời bỏ doanh nghiệp. Văn hoá doanh nghiệp gắn kết các thành viên, giúp họ thống nhất về cách hiểu vấn đề, đánh giá, lựa chọn và định hướng hành động. Khi doanh nghiệp phải đối mặt với xu hướng xung đột lẫn nhau thì văn hoá doanh nghiệp chính là yếu tố giúp mọi người hoà nhập và thống nhất lại với nhau. Văn hoá doanh nghiệp phù hợp giúp nhân viên có cảm giác mình làm công việc có ý nghĩa và hãnh diện vì là một thành viên của doanh nghiệp.

Công ty cũng tạo điều kiện để các cá nhân, bộ phận trong công ty có cơ hội, gặp gỡ, giao lưu giao tiếp lẫn nhau, trong đó khuyến khích tinh thần đoàn kết, hợp tác trong toàn đơn vị, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, chia sẻ khó khăn trong sinh hoạt và công việc. Công ty đã phối hợp với công đoàn thăm hỏi, động viên cán bộ, công nhân viên có hoàn cảnh khó khăn, thăm hỏi khi

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại công ty cổ phần giải pháp nguồn nhân lực quốc tế (Trang 70)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)