Văn hóa doanh nhân

Một phần của tài liệu Văn hóa doanh nghiệp tại công ty điện lực lào chi nhánh tỉnh bolikhamxay (Trang 26 - 29)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

1.3. Nội dung của văn hóa doanh nghiệp

1.3.3. Văn hóa doanh nhân

- Xây dựng môi trường làm việc

Kiến thức, kĩ năng, tinh thần, thái độ đối với các thành viên trong doanh nghiệp.

Trong bước này, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp cần đặt ra một hệ thống quy định những tiêu chuẩn về kiến thức, trình độ chun mơn đối với các nhân viên trong doanh nghiệp ví dụ như u cầu về trình độ học vấn, yêu cầu về kĩ năng. Điều này là rất cần thiết vì nó giúp cho ban lãnh đạo doanh nghiệp có cơ sở để tuyển chọn nhân viên phù hợp với từng vị trí cũng như đánh giá được chất lượng và hiệu quả công việc trong quá trình làm việc.

Đồng thời, đây là cơ sở để các nhân viên không ngừng phấn đấu, rèn luyện mình sao cho đáp ứng được yêu cầu của cơng việc. Ngồi ra, doanh nghiệp cũng cần phải xây dựng riêng cho mình những tiêu chuẩn về thái độ của nhân viên đối với nhân viên, của nhân viên với khách hàng, nhân viên với lãnh đạo và ngược lại lãnh đạo với nhân viên. Đây là việc làm hết sức quan trọng vì nó tạo nên bộ mặt của doanh nghiệp khi giao tiếp với khách hàng, với đối tác, tạo nên những ấn tượng tốt đẹp trong mắt người tiêu dùng [7, tr.45].

+ Môi trường làm việc thân thiện và cởi mở

Một môi trường làm việc cởi mở sẽ là nơi mà người nhân viên có thể chia sẻ thông tin và kiến thức một cách tự do, thoải mái và chắc chắn điều này sẽ giúp doanh nghiệp có thể đạt được những mục tiêu của mình. Thực tế là nếu như người lãnh đạo không tạo ra được một môi trường làm việc cởi mở thì sẽ chẳng nhận được ý kiến phản hồi nào từ phía nhân viên, dẫn đến tình trạnh mù mờ về thơng tin. Nhân viên khơng có cơ hội đưa ra ý kiến của mình, dần dần đưa đến tình trạng bất mãn. Hậu quả là họ khơng làm việc hết mình, họ khơng muốn tìm tịi những ý tưởng mới hay ngại thay đổi vì sợ bị cấp trên khiển trách. Mơi trường làm việc thân thiện sẽ có sự tồn tại của niềm vui, sự chia sẻ, cộng tác và kết nối.

+ Cơ chế khen thưởng, kỉ luật

Việc khen thưởng, đề bạt vào các chức danh, các biểu tượng về địa vị và các tiêu chí đề bạt cần nhất quán với các tuyên bố về nhiệm vụ, về giá trị mà doanh nghiệp hướng tới. Kinh nghiệm của Mai Linh là không bỏ qua việc khen thưởng, động viên những nhân viên biết trả lại của rơi của khách hàng, những hành vi cứu giúp người bị nạn… Điều này nhằm củng cố thêm uy tín cho doanh nghiệp trước xã hội.

+ Cơ chế kết hợp hài hồ giữa lợi ích cá nhân và doanh nghiệp

Khơng phải lợi ích cá nhân và lợi ích của doanh nghiệp bao giờ cũng thống nhất, cũng quy về một mối do vậy lãnh đạo doanh nghiệp cần phải kiên trì, bền bỉ, quyết đốn trong việc kết hợp hài hồ hai lợi ích này. Lợi ích cá nhân và doanh nghiệp có mối quan hệ gắn bó với nhau. Lợi ích cá nhân nằm trong tổng thể lợi ích chung của cả một tập thể và ngược lại lợi ích tập thể tạo điều kiện cho lợi ích cá nhân được thực hiện. Doanh nghiệp cần phải xây dựng được một cơ chế kích thích và thúc đẩy sao cho mỗi cá nhân hăng hái thực hiện lợi ích của mình đồng thời thực hiện lợi ích của doanh nghiệp.

- Thiết kế biểu tượng: logo, khẩu hiệu thương mại

Các lôgô, khẩu hiệu, ngôn ngữ, huyền thoại trong công ty, kiến trúc và màu sắc trang trí… cũng ảnh hưởng đáng kể đến hành vi ứng xử của nhân viên, đến đời sống văn hố của doanh nghiệp. Có hai sản phẩm thường cho ta hiểu sâu về cơ cấu của văn hoá một tổ chức là lôgô và những tuyên bố về nhiệm vụ.

Ví dụ như lôgô của hãng Volvo dùng hình ảnh tay nắm cổ tay, biểu hiện không che giấu giá trị của các mối quan hệ hợp tác. Hãng Apple dùng hình ảnh nhiều màu sắc của quả táo cấm Eden, có mất đi một miếng - tượng trưng cho sự sinh thành một tri thức mới. Các doanh nghiệp của chúng ta phần lớn chưa nhận thức ra ảnh hưởng của các yếu tố trên trong việc tạo ra nét văn hoá riêng, ấn tượng riêng của doanh nghiệp trong một thế giới cạnh tranh. Hay như Lôgô của Mai Linh có thể chưa tạo ra ấn tượng trong khách hàng của họ song rõ ràng màu xanh cây lá (màu áo lính sau chiến tranh gác súng cùng nhau gây dựng công ty, màu của môi trường trong sạch) trên tấm các giao dịch, trên phù hiệu, trên cà vạt nhân viên, trên màu sơn ở ôtô… cùng cung cách ứng xử tận tình chu đáo thể hiện trong lời nói, trong hành động đã gợi nhớ về Mai Linh.

- Đồng phục cho nhân viên

Việc xây dựng đồng phục cho nhân viên là rất quan trọng trong việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp. Nhưng trên thực tế, việc thực hiện đồng phục tại các doanh nghiệp cịn rất nhiều vấn đề đáng bàn. Ví dụ như cùng là đồng phục áo dài nhưng mỗi một nhân viên lại mặc một màu, một kiểu. Đó chưa thể coi là đồng phục được. Do vậy nếu chọn áo dài làm đồng phục cần phải thống nhất màu, thống nhất kiểu cũng như chất liệu. Về mẫu bảo hộ lao động: theo quan điểm của các nhà nghiên cứu và quản lý thì việc nghiên cứu thống nhất mẫu đồng phục và quần áo bảo hộ lao động cho từng chức danh trong đó có giao dịch viên là việc làm cần thiết để đảm bảo an toàn vệ sinh cho người lao động, góp phần nâng cao hiệu quả quản lý lao động và tạo tác phong hiện đại

văn minh của cán bộ công nhân viên khi giao dịch với khách hàng, làm nổi bật văn hoá doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu Văn hóa doanh nghiệp tại công ty điện lực lào chi nhánh tỉnh bolikhamxay (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)