Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
1.3. Nội dung của văn hóa doanh nghiệp
1.3.4. Văn hóa doanh nghiệp học hỏi được
- Sản phẩm: giống như nền văn minh lúa nước, chúng ta chưa nói đến tốt xấu nhưng nghe đến phở là người ta nhắc đến người Việt. Vậy thì khi sản phẩm, dịch vụ phát triển đến mức cao, trở thành thương hịêu, nó sẽ là biểu tượng lớn nhất của doanh nghiệp, xét về mặt giá trị, nó cũng là một yếu tố của văn hố doanh nghiệp…
- Các nghi lễ: Đây là các hoạt động từ trước và được chuẩn bị kỹ lưỡng gồm các hoạt động, sự kiện văn hố chính trị được thực hiện chính thức hay bất thường nhằm thắt chặt mối quan hệ tổ chức.
Các nghi lễ gồm các loại sau đây:
+ Nghi lễ chuyển giao: Mục đích chính nhằm để giới thiệu các thành viên mới, bổ nhiệm, ra mắt. Tác dụng của chúng là tạo thuận lợi cho cương vị mới, vai trò mới.
+ Nghi lễ củng cố: là các lễ phát phần thưởng, nhằm mục đích củng cố hình thành bản sắc văn hố doanh nghiệp và tơn thêm vị thế của các thành viên.
+ Nghi lễ nhắc nhở: gồm các hoạt động sinh hoạt văn hố, chun mơn, khoa học. Mục đích của nghi lễ này là duy trì cơ cấu xã hội và làm tăng thêm năng lực tác nghiệp của tổ chức. Các cuộc hội họp thường kỳ của công ty cũng mang tính chất này. Ngày thành lập doanh nghiệp, ngày giỗ tổ ngành… cũng thuộc dạng này.
+ Nghi lễ liên kết: gồm lễ, tết, liên hoan, dã ngoại, các cuộc thi đấu thể thao…mục đích là khơi phục và khích lệ, chia sẽ tình cảm và sự cảm thơng gắn bó giữa các thành viên trong tổ chức.
- Giai thoại: giai thoại thường được thêu dệt từ các sự kiện có thực của tổ chức, được mọi thành viên chia sẻ và nhắc lại với các thành viên mới. Những câu chuyện, truyền thuyết, giai thoại về các năm tháng gian khổ và
vinh quang của doanh nghiệp, về nhân vật anh hùng của doanh nghiệp (nhất là hình tượng người thủ lĩnh khởi nghiệp).
- Biểu tượng: gồm logo, kiểu chữ, đồng phục, thẻ nhân viên. Bản thân các yếu tố khác như lễ nghi, kiến trúc cũng truyền đạt các giá trị, ý nghĩa tiềm ẩn bên trong về tổ chức.
- Khẩu hiệu thương mại: Nhiều tổ chức sử dụng các câu chữ đặc biệt, khẩu hiệu hay một ngôn từ để truyền tải một ý nghĩa cụ thể của nhân viên mình và những người hữu quan. Khẩu hiệu thương mại luôn được coi là một vũ khí quảng cáo, tiếp thị, xây dựng thương hiệu, và cạnh tranh vơ cùng hiệu quả. Nó khơng chỉ nhắc nhở khách hàng về sự tồn tại của doanh nghiệp, thúc đẩy họ mua sản phẩn mà còn trở thành tôn chỉ hoạt động của công ty. Đấy là lý do mà gắn cùng với các nhãn hiệu với mỗi đợt sản phẩm mới phải là những slogan ấn tượng.
- Các hành vi giao tiếp đối với khách hàng và đối tác kinh doanh: gồm giao tiếp thơng qua lời nói và giao tiếp thơng qua lời nói của nhân viên trong doanh nghiệp đối với xã hội. Giao tiếp thơng qua lời nói là sự giao tiếp trực tiếp (mặt đối mặt) hoặc gián tiếp (qua điện thoại) của những con người thuộc doanh nghiệp với xã hội như người bán hàng, người trực điện thoại, người gác cổng…Giao tiếp của nhân viên trong doanh nghiệp với xã hội là tập hợp tất cả các yếu tố để doanh nghiệp thể hiện mình là một tổ chức văn hóa với thế giới bên ngồi.
Nhờ đó, xã hội cảm nhận được các giá trị văn hoá của doanh nghiệp, hình ảnh của doanh nghiệp được ăn sâu vào tâm trí của mọi người và họ chấp nhận mua sản phẩm của doanh nghiệp. Phương thức giao tiếp của nhân viên trong doanh nghiệp với xã hội chính là cầu nối giữa doanh nghiệp với khách hàng, đối thủ cạnh tranh, đối tác, nhà nước. Chính vì vậy để hồn thiện được văn hoá doanh nghiệp của mình, các doanh nghiệp phải hoàn thiện văn hoá giao tiếp cho các nhân viên của mình thơng qua các lớp học về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng thuyết phục.
- Các phép ứng xử giữa các thành viên trong doanh nghiệp với nhau: Ngày nay doanh nghiệp không chỉ là nơi làm việc mà còn là nơi để con người cống hiến và phục vụ. Đó cịn là nơi con người sống, khơi phục và tái tạo sức lao động, sáng tạo, phát triển và hoàn thiện nhân cách của người lao động. Do vậy doanh nghiệp không chỉ là môi trường làm việc tốt mà cịn là mơi trường sống tối ưu cho người lao động - đó chính là mơi trường văn hố doanh nghiệp. Trong mơi trường đó mối quan hệ giữa các thành viên hết sức cởi mở, thân thiện, đoàn kết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ. Mối quan hệ này lâu dần thành hệ thống tập quán, nề nếp, thói quen, thái độ, chuẩn mực hành vi ứng xử hàng ngày trong công việc và sinh hoạt của mỗi thành viên trong doanh nghiệp.
Xây dựng văn hố doanh nghiệp khơng phải là ngày một ngày hai mà đòi hỏi rất nhiều cố gắng và cơng sức. Văn hố doanh nghiệp phục vụ nhiều đối tượng khác nhau, xong khách hàng của công ty là một trong những điểm quan trọng nhất khi xác định các yếu tố văn hoá doanh nghiệp. Thực tế có nhiều vấn đề cần xác định khi xây dựng văn hoá doanh nghiệp xong hai yếu tố chi phí và thời gian là hai yếu tố quan trọng nhất quyết định hiệu quả của chương trình thực hiện.
Vấn đề gây đau đầu nhất với các chủ doanh nghiệp là khơng có tiền thực hiện hoạt động kinh doanh, lấy đâu ra tiền để thực hiện chương trình? Việc thực hiện văn hố doanh nghiệp không phải ngày một ngày hai, mà là một quá trình lâu dài gồm các bước thực hiện khác nhau, thực hiện cái nào trước, cái nào sau. Hơn nữa, thời gian của doanh nghiệp còn để thực hiện kinh doanh, lấy đâu thời gian để thực hiện văn hố? Chính vì vậy áp lực về chi phí và thời gian rất lớn, là rào cản chính cho việc thực hiện văn hố hay khơng. Giải pháp cho vấn đề này là phải phân chi phí thực hiện thành nhiều “gói” khác nhau, xác định các loại chi phí hợp lý nhất. Ngồi ra, phải tiến hành tổ chức, kiểm tra quá trình thực hiện đầy đủ và chuyên nghiệp [9, tr.15].