Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
3.2. Một số giải pháp triển văn hóa doanh nghiệp tại Cơng ty Điện lực Là o-
3.2.2. Hồn thiện mơi trường làm việc
Do có một số nhân viên cịn chưa hài lịng với cách đánh giá nhân viên của cơng ty, vì vậy Cơng ty Điện lực Lào - Chi nhánh Tỉnh Bolikhamxay cần rõ ràng, minh bạch trong việc sử dụng các chỉ tiêu, tiêu chí đđánh giá năng lực và kết quả làm việc nhân viên, giúp nhân viên cảm thấy mọi người trong công ty đều được đánh giá công bằng với nhau.
Công ty cần đánh giá đúng năng lực của nhân viên, làm cho nhân viên cảm thấy công sức họ bỏ ra là thỏa đáng và tiền lương họ nhận được là công bằng trong cách phân phối thu nhập của cơng ty. Sự cơng bằng cịn thể hiện ở tính chất công việc, mức độ vất vả. Không nên đánh giá chung giữa các nhóm
khác nhau, điều đó làm cho các nhân viên cảm thấy không công bằng trong đánh giá.
- Dù ở yếu tố “Công ty thường xuyên tổ chức các lớp đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công nhân viên về các lĩnh vực như: kinh doanh tiếp thị, chăm sóc khách hàng, kế toán tiền lương...” được nhân viên đánh giá cao nhưng công ty cũng nên chú trọng và phát triển hơn nữa. Đào tạo nhân lực là một sự đầu tư mang tính dài hạn, có thể tốn kém nhiều chi phí nhưng hiệu quả mang lại là lâu dài.
Chính sách của cơng ty hiện nay cho thấy các nhân viên được gửi đi đào tạo tại nước ngồi sẽ về phục vụ cho cơng tác quản lý, kỹ thuật, giám sát… nâng cao kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ của nhân viên. Sau khi đào tạo công ty cần phải đánh giá nhân viên sau đào tạo. Đây là một bước quan trọng, việc đánh giá xem xét đào tạo gặt hái những kết quả như thế nào, những khuyết điểm còn tồn tại sau đào tạo. Đánh giá giúp cải thiện hơn quá trình đào tạo và phát triển nhân viên.
Bên cạnh đó cơng ty cần có sự rõ ràng trong chính sách đào tạo và phát triển, cơng bố chính sách minh bạch khi lựa chọn nhân viên để đào tạo và phát triển. Để làm điều đó cần có sự hỗ trợ từ phịng nhân sự, sự sàng lọc qua các tiêu chí đánh giá là rất cần thiết. Đồng thời việc đánh giá nhân viên qua các tiêu chí sẽ chọn lọc được những người có năng lực phù hợp cho các cơng việc, vị trí cần đào tạo.
- Sức khỏe của CB-CNV là yếu tố rất quan trọng đối với bất kì cơng ty nào. Sức khỏe của nhân viên tốt thì họ mới có thể cống hiến hết mình cho cơng ty. Vì vậy cơng ty cũng cần phải chú trọng đến vấn đề này. Ở Công ty Điện lực Lào - Chi nhánh Tỉnh Bolikhamxay mỗi nhân viên khi chính thức ký hợp đồng đều được công ty đăng ký bảo hiểm, ngồi ra định kì hàng năm cơng ty có tổ chức các đợt kiểm tra sức khỏe cho CB-CNV. Trong q trình làm việc cơng ty cũng trang bị đầy đủ các trang thiết bị bảo hộ lao động cho
nhân viên. Để nâng cao hơn nữa cơng tác chăm sóc sức khỏe người lao động, công ty cần:
+ Đối với chính sách bảo hiểm và chăm sóc sức khỏe của nhân viên, doanh nghiệp cần linh động đối với các tình huống liên quan sức khỏe nhân viên như tổ chức thăm hỏi khi nhân viên gặp các tình huống như tai nạn lao động. Đảm bảo đóng bảo hiểm đầy đủ cho nhân viên, tổ chức khám sức khỏe định kỳ, đảm bảo chế độ các bữa ăn cung cấp năng lượng tốt cho nhân viên.
+ Sẵn sàng giúp đỡ khi nhân viên gặp khó khăn, tức là nhà quản lý cần quan sát và theo dõi những khó khăn của nhân viên để giúp đỡ. Những khó khăn này không chỉ đơn thuần là trong cơng việc mà cịn bao gồm cả sức khỏe, khó khăn trong cuộc sống để có thể đưa ra các hướng dẫn hỗ trợ tối đa nếu có thể.
+ Chính sách phúc lợi bao gồm phụ cấp, tiền trách nhiệm, hỗ trợ cho vay … những chinh sách phúc lợi theo quy định hiện hành của nhà nước cần được áp dụng và tiếp tục phát huy như cơng ty đang có hiện nay.
+ Các cấp quản lý cần quan tâm không chỉ bằng vật chất mà còn phải bằng sự động viên khích lệ đối với nhân viên. Khi nhân viên gặp khó khăn về sức khỏe thì thăm nom, khi nhân viên thành cơng thì chúc mừng, nhân viên gặp khó khăn thì động viên.
Ở khía cạnh “tinh thần hợp tác giữa các nhân viên” của cơng ty là cịn thấp và chưa hiệu quả nên cơng ty cần phải có những giải pháp để khắc phục vấn đề này. Trong luận văn này, tôi đề xuất một số giải pháp như sau:
+ Tổ chức các hoạt động vui chơi, dã ngoại, hội họp để tạo khơng khí gắn kết giữa các cá nhân trong một nhóm, giữa các nhóm trong một tập thể với nhau.
Qua các phát biểu, cũng như đề cao tinh thần đội nhóm tại các buổi nói chuyện gặp gỡ. Khen thuởng các tập thể đạt thành tích xuất sắc trong thi đua.
+ Hoạt động nhóm khơng chỉ tồn tại trong mỗi phòng ban mà còn là mối quan hệ giữa các phong bàn khác nhau. Các phòng ban cần sẵn sàng giúp đỡ lẫn nhau để công việc được trôi chảy.
+ Đối với các thành viên trong một nhóm: Xác định vai trị của từng thành viên trong nhóm/phịng ban để xác định rõ ràng nhiệm vụ của từng người, nâng cao tinh thần trách nhiệm đội nhóm. Các thành viên trong nhóm cần có sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau để thực hiện tốt các công việc được giao. Chú ý thái độ tương trợ tích cực để vừa giúp nhau đạt mục tiêu, vừa tạo ra khơng khí thân thiện.