Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
2.2. Phân tích thực tra ̣ng văn hóa doanh nghiệp ta ̣iCông ty Điê ̣n lực Là o-
2.2.1. Triết lý kinh doanh
Với triết lý kinh doanh “Khách hàng là trung tâm, người lao động là tài sản quý giá”, Công ty đã làm tốt sứ mệnh của mình là bảo đảm cung ứng điện an toàn, ổn định, liên tục, tin cậy, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh với chất lượng dịch vụ ngày càng được nâng cao, mang đến sự hài lòng cho tất cả các đối tượng khách hàng. Nhiều năm qua, Công ty luôn đứng trong tốp đầu các đơn vị điện lực của toàn miền Bắc trong thực hiện nhiệm vụ. Đặc biệt, các chỉ tiêu về kinh doanh điện thương phẩm, giảm tổn thất điện… luôn hoàn thành vượt so với chỉ tiêu kế hoạch được giao. Góp phần vào thành công đó là do Ban lãnh đạo công ty đã quan tâm xây dựng, đưa văn hóa doanh nghiệp đi vào chiều sâu công tác sản xuất, kinh doanh. Phát huy tinh thần “Một đội ngũ, một mục tiêu, một hành trình”, mọi hoạt động của Công ty đều hướng tới con người, vì con người, luôn nỗ lực để được sự tín nhiệm của khách hàng.
Lấy con người làm trọng tâm của mọi hành động. Đây cũng là mục tiêu hàng đầu mà công ty đang hướng đến. Điều này cũng đã được thể hiện rất rõ khi công ty luôn nỗ lực hết mình đáp ứng đầy đủ nhu cầu về điện năng và các dịch vụ tiện ích khác cho mọi đối tượng khách hàng, với chất lượng và dịch vụ tốt nhất.
Năm 2020, bên cạnh nhiệm vụ then chốt là hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh điện năng Tập đoàn điện lực Lào giao, công ty đã tập trung thực hiện các chương trình quan trọng như: Nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng; Hoàn thiện củng cố mô hình tổ chức; Nâng cao độ tin cậy cung cấp điện; Tiếp tục xóa bán tổng nông thôn theo kế hoạch.
Song song với đó, chương trình tiết kiệm điện cũng đã được triển khai rộng khắp trên địa bàn như: Chương trình hưởng ứng chiến dịch Giờ Trái đất, Thi đua “Gia đình tiết kiệm điện”, “Trường tiểu học chung tay tiết kiệm điện”, “Bình nước nóng năng lượng mặt trời”…
Với khẩu hiệu “vì sự phát triển cộng đồng”, cán bộ công nhân viên lao động của công ty luôn nỗ lực hết mình để đáp ứng đầy đủ nhu cầu về điện năng và các dịch vụ tiện ích khác cho mọi đối tượng khách hàng, với chất lượng và dịch vụ ngày càng tốt hơn, đảm bảo mang lại sự yên tâm, hài lòng cho khách hàng. Chính vì sự nỗ lực không ngừng nghỉ suốt 45 năm hình thành, xây dựng và phát triển,Công ty Điê ̣n lực Lào - Chi nhánh Tỉnh Bolikhamxay đã vinh dự nhận được các danh hiệu cao quý của Nhà nước, Chính phủ trao tặng gồm: Anh hùng lao động thời kỳ đổi mới (2002); Huân chương độc lập hạng Hai (2009); Huân chương độc lập hạng Ba (1999). Riêng Công đoàn Tổng Công ty Điện lực Lào cũng đã được nhận Huân chương lao động hạng Ba (2009).
Có thể thấy suốt thời gian qua, hành động hướng tới con người và vì con người đã được công ty cụ thể hóa rõ nét nhất trong công tác dịch vụ khách hàng. Hưởng ứng năm kinh doanh và dịch vụ khách hàng 2020, công ty đã thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ khách hàng, bao gồm: Cải tạo phòng giao dịch khách hàng; Đào tạo kỹ năng cho giao dịch viên; Xây dựng các quy định nội bộ giải quyết yêu cầu khách hàng; Xây dựng chương trình phần mềm quản lý dịch vụ khách hàng; Triển khai việc nhắn tin SMS cho khách hàng.
- Chuẩn mực kỷ luật của công ty
Những chuẩn mực và tinh thần chấp ành kỉ luật của cán bộ công nhân viên. Công ty có một bảng nội quy công việc gồm 12 điều (xem phần phụ lục) được đặt ngay trước cổng ra vào của công ty. Nội dung quy định rất rõ ràng về những điều bắt buộc cán bộ công nhân viên phải thực hiện một cách nghiêm chỉnh.
Tình hình chấp hành kỷ luật trong công việc của cán bộ công nhân viên phản ánh sự tuân thủ của họ trong việc chấp hành nội quy làm việc, quy chế hoạt động cũng như các quy định có liên quan đến kỷ luật trong công việc. Đồng thời, tỷ lệ này cho biết năng lực quản lý của các bộ phận trong công ty và ngược lại.
Trong năm 2020 tình hình chấp hành kỷ luật của công ty (đi làm trễ, nghỉ nhiều, không tuân thủ nội quy làm việc, không chấp hành tốt quy tắc ứng xử...) là tương đối tốt, trong năm công ty có 2 trường hợp bị kỷ luật; 1 trường hợp xử lý dưới hình thức xa thải và 1 trường hợp chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn.
- Công tác triển khai thực hiện quy chế dân chủ cơ sở
Nhằm phát huy quyền làm chủ tập thể thông qua tổ chức công đoàn và dân chủ trực tiếp, phát huy sự sáng tạo của tập thể CB-CNV với phương châm “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, công ty đã thực hiện công khai tình hình sản xuất kinh doanh; thu chi các nguồn quỹ có sự giám sát của ban thanh tra nhân dân; các văn bản liên quan đến chế độ chính sách đối với người lao động như thỏa ước lao động tập thể, nội quy lao động, thực hiện dân chủ... đã được công ty triển khai đến tất cả các đơn vị trực thu ộc để phổ biến cho người lao động.
Ngoài ra, công ty đã xây dựng chuyên mục TCCB-L TL trên website công ty nhằm mục đích chuyển tải các văn bản liên quan đến chế độ chính sách của người lao động, các quy định, quy chế, nội quy lao động tạo điều kiện để cho CB -CNV có thể tự tra cứu và tìm hiểu về quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong doanh nghiệp.
Để tạo sự gắn kết trong đội ngũ cán bộ, nhân viên, người lao động, Công ty tổ chức thường xuyên, hiệu quả các hoạt động ngoại khóa, liên hoan văn nghệ, thể thao, du lịch… nhân dịp các ngày lễ, kỷ niệm lớn của đất nước và của công ty. Cùng với đó, thực hiện tốt các chính sách chăm lo cho gia đình nhân viên. Cụ thể, như: nhân dịp tết Nguyên đán hàng năm, Công ty đều
có thiệp chức mừng năm mới gửi tới khách hàng, người lao động; tổ chức thăm hỏi, chúc Tết cán bộ hưu trí, người có công, gia đình chính sách trên địa bàn; tổ chức sinh nhật cho nhân viên, người lao động…
Bên cạnh những quy định về ứng xử nội bộ, bộ quy tắc của Công ty còn quy định rõ: “Khi giao dịch, tiếp xúc với khách hàng, nhân viên phải luôn thể hiện sự tôn trọng, lịch sự, bình đẳng, có thái độ phục vụ tận tình, chu đáo, biết lắng nghe và quan tâm giải quyết những ý kiến, đề nghị chính đáng của khách hàng”. Nhờ đó, Công ty đã và đang xây dựng thành công hình ảnh người thợ điện tận tâm, trách nhiệm, thân thiện với khách hàng. Gắn thực hiện nhiệm vụ với phương châm: “Kinh doanh gắn liền với thực hiện trách nhiệm xã hội”, nhiều năm qua, Công ty đã có những đóng góp tích cực trong phòng trào vận động quyên góp, ủng hộ Quỹ Vì người nghèo, đêm chung tay “Tết vì người nghèo và nạn nhân chất độc da cam”; quyên góp ủng hộ xây dựng nhà tình nghĩa cho hộ nghèo, gia đình chính sách; thăm hỏi, tặng quà các gia đình chính sách nhân dịp lễ tết; thăm hỏi, tặng quà các địa phương khó khăn trong cả nước xây dựng, sửa chữa trường học, trạm y tế, nhất là các xã vùng cao, vùng sâu, vùng xa … với tổng số tiền lên tới hàng tỷ đồng mỗi năm.
- Công tác đào tạo bồi dưỡng
Công ty đã tổ chức và phối hợp thực hiện trên 50 khóa đào tạo, bồi dưỡng cho gần 1000 lượt CB-CNV tham dự, tập trung vào các lĩnh vực tin học, kế toán tiền lương, chăm sóc khách hàng và một số lĩnh vực khác.
- Công tác bảo hộ lao động và chăm sóc sức khỏe người lao động
Công ty thực hiện nhiều đợt kiểm tra định kì tại các đơn vị, phòng ban, chuyền của công ty. Kết quả kiểm tra năm 2020, tất cả đơn vị đạt xuất sắc.
Thực hiện trang bị đầy đủ phương tiện bả o vệ cá nhân cho người lao động với 18 hạng mục. Nhìn chung, chất lượng trang thiết bị bảo vệ cho CB- CNV từng bước được nâng cao. CB-CNV có ý thức chấp hành nghiêm túc sử dụng các thiết bị bảo vệ an toàn cá nhân. Ngoài ra nhân viên công ty còn được tập huấn công tác phòng cháy chữa cháy.
Công tác tổ chức huấn luyện được quan tâm và thực hiện đúng quy định của Nhà Nước. Công ty đã tổ chức và phối hợp huấn luyện cho trên 850 lượt người về AT-VSLĐ-PCCN, sơ cấp cứu, kỹ thuật an toàn hàn điện, vận hành thiết bị nâng..
Công tác y tế triển khai theo kế hoạch của công ty, có 910 người được khám sức khỏe định kì. Khám và điều trị tại chỗ cho toàn thể nhân viên.
2.2.2. Đạo đức kinh doanh
- Giao tiếp ứng xử hàng ngày của cán bộ, công nhân viên
Giao tiếp ứng xử hàng ngày của cán bộ công nhân viên công ty là một phần hết sức quan trọng trong những yếu tố hình thành nên văn hóa doanh nghiệp. Chính vì vậy mà nó chính là một nội dung quan trọng trong chính sách văn hóa của công ty.
Mục đích của giao tiếp là truyền tải được những thông điệp. Bằng cách truyền đạt được thông điệp của mình đi một cách thành công, chúng ta đã truyền đi được suy nghĩ cũng như ý tưởng của mình một cách hiệu quả.
Những kĩ năng này đã không ngừng trở nên quan trọng hơn khi lực lượng lao động làm việc tại công ty ngày càng mở rộng và mang tính đa văn hóa.
Chìa khóa duy nhất có thể mở được cánh cửa thành công trong giao tiếp đó là “lắng nghe và sự thấu hiểu”.
Trong giao tiếp và ứng xử, công ty quy định cán bộ, công nhân viên phải có thái độ lịch sự tôn trọng. Ngôn ngữ giao tiếp phải rõ ràng, mạch lạc, không nói tục, nói tiếng lóng, quát nạt. Hầu hết các nhân viên trong công ty đều thực hiện tốt quy định này nên lời ăn tiếng nói hằng ngày và quá trình giao tiếp giữa các CB-CNV luôn diễn ra rất thoải mái, không quá văn chương hình thức nhưng cũng không quá suồng sã. Mọi người trong các phòng ban như một gia đình nhỏ, vui tươi và vui vẻ với nhau.
- Sự đánh giá nhân viên công ty
Đánh giá nhân viên là một yếu tố rất quan trọng trong việc gắn bó của công nhân viên với công việc. Đó là sự thừa nhận năng lực và nổ lực của
người lao động trong công việc. Sự đánh giá công bằng và bình đẳng sẽ khuyến khích nhân viên làm việc với sự nổ lực và cố gắng nhiều hơn và ngược lại. Sự đánh giá nhân viên trong công ty được thực hiện dưới nhiều hình thức như khen thưởng, đề bạt và tăng lương...
Tại công ty việc đánh giá nhân viên là tương đối công bằng. Công ty sử dụng máy chấm công điện tử được kết nối trực tiếp với phòng TCLĐCB, rất thuận lợi cho việc theo dõi cán bộ, công nhân viên.
Bảng 2.2: Cảm nhận của nhân viên trong quá trình làm việc
Cảm nhận của nhân viên trong quá trình làm việc Số lượng
Tỷ lệ (%)
- Rất thoải mái vì luôn nhận được sự tin tưởng, ủng hộ và giúp đỡ của mọi người
34 85
- Không thoải mái lắm vì đôi khi có sự soi xét của cấp trên và đồng nghiệp
5 10,205
- Rất căng thẳng và gò bó vì chịu áp lực và giám sát chặt của cấp trên
_ _
- Ý kiến khác 1 4,795
Tổng 40 100
Nguồn: Điều tra thực tế
Qua bảng số liệu 2.2 ta có thể thấy phần lớn cán bộ nhân viên công ty đều rất thoải mái trong quá trình làm việc tại đây bởi vì hầu hết mọi người luôn nhận được sự tin tưởng, ủng hộ và giúp đỡ của các đồng nghiệp trong công ty. Xã hội ngày càng phát triển thì cái mà con người mong muốn hơn cả không phải là những giá trị vật chất mà đó là môi trường làm việc hay những giá trị tinh thần mà các doanh nghiệp có thể mang lại cho từng thành viên của mình. Giờ đây tiền lương cao cũng chỉ là một phần chứ không phải là lý do quan trọng nhất để níu giữ nhân tài cho doanh nghiệp. Có 85% cán bộ nhân viên có cảm giác thoải mái trong quá trình làm việc song cũng có một số cán bộ nhân viên vẫn cảm thấy không thực sự thoải mái trong công việc vì đôi khi có
sự soi xét của cấp trên và đồng nghiệp. Và cũng có thể sẽ có những cảm nhận khác nhau tuỳ từng thời điểm. Vì trong công ty có rất nhiều người với nhiều tính cách và phong thái làm việc khác nhau nên không thể tránh khỏi những cảm giác khác nhau của mọi người.
Có được một môi trường làm việc lành mạnh, ổn định, có văn hoá khiến cho mỗi người lao động có được sự ổn định về tâm lý, tạo niềm tin, cơ sở cho quá trình xây dựng và phát triển của công ty. Để tạo được niềm tin, thái độ tích cực của các thành viên trong công ty là nhờ những giá trị văn hoá tốt đẹp mà Ban lãnh đạo cũng như toàn bộ đội ngũ nhân viên không ngừng học hỏi, tự trau dồi, làm mới mình. Điều này có ý nghĩa vô cùng to lớn góp phần tạo nên hình ảnh một công ty luôn giành được sự tin tưởng và nhớ đến của đông đảo khách hàng.
- Sự phân công công việc và trách nhiệm
Sự phân công công việc trong công ty rất rõ ràng, công việc thoải mái và đúng chức năng với từng nhân viên. Do đó hiệu quả công việc được nâng cao, công việc được hoàn thành một cách nhanh chóng kịp thời. Nhân viên hứng khởi, nỗ lực hết sức để hoàn thành tốt công việc.
Ngay khi Tập đoàn điện lực Lào ban hành Quy chế quản trị, để triển khai thực hiện quy chế này, công ty đã ban hành Quyết định chỉ đạo các đơn vị áp dụng trực tiếp “Quy chế Quản trị” từ cấp Tổng công ty đến các đơn vị thành viên và các đơn vị trưc thuộc đồng thời hướng dẫn, đôn đốc các đơn vị rà soát, bãi bỏ hoặc sửa đổi, bổ sung kịp thời các QCQLNB của công ty không để có tình trạng QCQLNB bị trùng lặp về nội dung hoặc nội dung không còn phù hợp với Quy chế Quản trị của công ty, đảm bảo việc áp dụng thống nhất, xuyên suốt hệ thống QCQLNB từ cấp trên đến cấp công ty và các đơn vị. Ngoài ra Văn phòng và các Ban nghiệp vụ rà soát, xây dựng một số quy định nhằm cụ thể hóa nội dung của Quy chế bằng các hướng dẫn cụ thể để CBCNV thực hiện.
Ngoài ra, các đơn vị chủ động tổ chức phổ biến Quy chế Quản trị cho hầu hết Lãnh đạo, CBCNV thực hiện các nhiệm vụ, công tác liên quan trong toàn Tổng công ty với nhiều hình thức như cử cán bộ tham gia chường trình tập huấn qua hội nghị trực tuyến của công ty tổ chức. Tại các đơn vị còn kết hợp phổ biến rộng rãi bằng tài liệu trên Văn phòng điện tử (Eoffice 3.0) hoặc các trang mạng nội bộ, cổng thông tin pháp chế của Tổng công ty để CBCVN có thể tiếp cận và tra cứu thực hiện.
Tại các đơn vị thành viên, phòng ban của công ty, Lãnh đạo các phòng nghiệp vụ là bộ phận tham mưu, hướng dẫn các Đơn vị trực thuộc thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở CBCNV thực hiện nghiêm Quy chế. Song song với việc nghiên cứu, nắm chắc, hiểu rõ từng quy trình, hướng dẫn của Quy chế Quản trị các đơn vị còn kết hợp tổ chức kiểm tra, giám sát CBCNV trong quá trình thực hiện quy chế ở từng lĩnh vực, nhiệm vụ được giao.
Các quy chế nội bộ luôn có một vị trí vô cùng quan trọng đối với NLĐ.