Tổ chức kiểm tra, giám sát; đánh giá việc thực hiện văn hóa doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Văn hóa doanh nghiệp tại công ty điện lực lào chi nhánh tỉnh bolikhamxay (Trang 90 - 108)

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

3.2. Một số giải pháp triển văn hóa doanh nghiệp tại Cơng ty Điện lực Là o-

3.2.5. Tổ chức kiểm tra, giám sát; đánh giá việc thực hiện văn hóa doanh nghiệp

doanh nghiệp

Một hệ thống đánh giá có hiệu quả sẽ mang lại nhiều lợi ích. Có thể tận dụng việc đánh giá để: Giúp nhân viên cải thiện năng lực cá nhân để làm việc tốt hơn; Duy trì động lực làm việc và sự gắn bó tổ chức; Định hướng một cách thống nhất về khả năng đóng góp của nhân viên; Gắn kết chặt chẽ giữa mục tiêu chung với mục tiêu của từng bộ phận; Xác định nhu cầu đào tạo; Thông qua việc biểu dương thành tích để điều chỉnh có trọng tâm hành vi văn hóa cơng ty. Đây cũng chính là việc xác định những giá trị, chuẩn mực công ty mong muốn mọi thành viên cùng góp phần củng cố và hồn thiện.

Xây dựng ban hành các tiêu chuẩn đánh giá định lượng năng lực và kết quả thực hiện của các nhân viên, bộ phận trong toàn cơng ty. Trong đó cần đưa các chuẩn mực văn hóa cơng ty vào chỉ tiêu đánh giá phân loại như: Kỹ năng hoạt động phối hợp theo nhóm (đặc trưng Hợp tác); có nhiều sáng kiến cải tiến đạt hiệu quả cao (đặc trưng Sáng tạo); năng lực học tập, đào tạo (đặc trưng Học tập)…Tất cả các nội dung này cần được chuẩn hóa thành một qui trình nhằm 2 mục tiêu đánh giá: Hiệu quả cơng việc và khả năng phát triển.

Căn cứ vào thực tiễn của công ty, đề xuất cải tiến vấn đề đánh giá năng lực nhân viên bao gồm 3 (ba) nội dung cơ bản sau:

- Thứ nhất, nội dung đánh giá hiệu quả hoạt động chuyên môn nghiệp vụ. Đầu tiên cần phải phân tích các nghiệp vụ, nội dung công việc chủ yếu đặc thù của từng nhóm bộ phận. Các nghiệp vụ, nội dung này cần phải được chi tiết hóa thành các chỉ tiêu để bản thân nhân viên có thể tự đánh giá kết quả hoạt động của mình bằng thang điểm định lượng.

- Thứ hai, nội dung đánh giá khả năng phát triển của nhân viên. Được thực hiện thông qua các nội dung: Đánh giá kỹ năng nhân viên; Công tác sáng kiến cải tiến; Công tác học tập, đào tạo, tự đào tạo… Ngồi ra, có thể bổ sung những nội dung đánh giá định tính như: tinh thần trách nhiệm trong công việc, hỗ trợ đồng nghiệp, khả năng đề xuất, phân tích và sẵn sàng thực hiện ý tưởng mới.

- Thứ ba, các nội dung đánh giá chung cho các bộ phận, như việc chấp hành nội qui, qui định, tinh thần tự giác kỷ luật… trong quan hệ làm việc tại đơn vị. Với việc phân tích chi tiết các chỉ tiêu càng định lượng càng tốt, trong thang điểm đánh giá sẽ có 2 phần: Nhân viên tự đánh giá và lãnh đạo đơn vị đánh giá. Như vậy sẽ giảm thiểu được các khác biệt giữa sự đánh giá của nhân viên và lãnh đạo. Đồng thời qua đó nhân viên sẽ tự đánh giá được các mặt cịn yếu của mình và lãnh đạo cũng có căn cứ để qui hoạch, đào tạo và hỗ trợ nhân viên trong công việc. Việc đánh giá năng lực nhân viên sẽ được ban hành theo qui trình của hệ thống quản lý chất lượng ISO, được đánh giá định kỳ 2 lần trong năm. Các kết quả sẽ được lưu hồ sơ để lãnh đạo đơn vị có cơ sở so sánh, đánh giá mức độ tiến bộ của nhân viên mình qua từng năm.

Với tinh thần “cầu thị”, người lãnh đạo ở mọi cấp cần tỏ rõ thái độ sẵn sàng tiếp thu ý kiến mới, góp ý những điều cần đạt được và tích cực hỗ trợ thực hiện bằng nhiều phương cách. Cụ thể, các nội dung hoạt động của các: Chương trình mục tiêu cần được phân tích, bàn bạc để xác định những mục tiêu cụ thể và công việc phải làm ở từng phạm vi (phịng ban, tổ, nhóm). Đồng thời, lãnh đạo cần thực hiện việc tổng kết đánh giá, khen thưởng biểu dương trên các phương tiện thông tin nội bộ để nhân rộng ra cho đơn vị khác. Có như vậy mới duy trì tinh thần nhiệt tình nhân viên, tạo dựng được một mơi trường thật sự cởi mở, định hướng đúng đắn, có trọng tâm chương trình sáng kiến cải tiến vào những mục tiêu thiết thực của đơn vị, vào ích lợi chung với các bộ phận có liên quan trong tồn cơng ty.

3.2.6. Phát huy vai trị của cơng đồn đối với phát triển văn hóa doanh nghiệp

Để xây dựng được văn hoá doanh nghiệp, trước tiên bản thân Giám đốc công ty phải nhận thức đầy đủ tầm quan trọng của văn hoá doanh nghiệp và phải coi trọng việc xây dựng văn hoá doanh nghiệp.

Cơng đồn đóng một vai trị quan trọng trong việc tham gia xây dựng các tiêu chí văn hố của doanh nghiệp; tuyên truyền sâu rộng và tổ chức thực

hiện văn hoá doanh nghiệp tại nhà máy, xí nghiệp của mình. Trong thời gian tới cơng đồn cần thực hiện các giải pháp sau để góp phần xây dựng văn hố ở doanh nghiệp tại cơng ty cụ thể như:

Trước hết phải thực hiện văn hóa trong chuyển biến nhận thức. Đây là nội dung cốt lõi đầu tiên mà các cấp cơng đồn trong doanh nghiệp cần triển khai sâu rộng, giúp người lao động nâng cao nhận thức chính trị, trung thành với sự nghiệp và lợi ích của dân tộc; yêu ngành nghề, tận tâm tận lực, gắn bó với đơn vị; có ý thức xây dựng đơn vị vững mạnh, biết đặt lợi ích của đơn vị lên trên lợi ích cá nhân. Đồng thời, các đoàn viên, người lao động cịn tích cực học tập để nâng cao trình độ văn hóa, chun mơn nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp; nắm vững những chính sách, pháp luật có liên quan trực tiếp đến cơng việc và quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng của người lao động để sẵn sàng nhận và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao.

Tham gia với lãnh đạo đặt ra một định hướng và tầm nhìn mang tính chiến lược của Cơng ty (đây cũng chính là để thực hiện chức năng tham gia quản lý). Dựa vào hiểu biết về hoạt động của Công ty, cũng như những mặt mạnh, mặt yếu, những cơ hội, khó khăn mà Cơng ty đang và sẽ phải đối mặt để góp ý với lãnh đạo nên tập trung nguồn lực vào đâu, đầu tư vào đâu, áp dụng các biện pháp quản lý nào để doanh nghiệp có thể phát triển bền vững.

Tham gia xây dựng cách đánh giá về hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Khi đã có một định hướng chiến lược, một kế hoạch thực hiện rõ ràng, cơng đồn cần tham gia với lãnh đạo xây dựng mục tiêu để thực hiện kế hoạch đó. Mục tiêu cần phải vạch ra cụ thể cho từng bộ phẩn của doanh nghiệp với hiệu quả chính là phục vụ cho chiến lược tổng thể. Lúc này cơng đồn cần phải đẩy mạnh tuyên truyền đến từng người lao động về mục tiêu, tác dụng của việc thực hiện để tranh thủ được sự đồng tình, ủng hộ của người lao động, đồng thời cùng với lãnh đạo thường xuyên trao đổi, đánh giá những kết quả, tiến độ, những mặt được và những hạn chế để có biện pháp điều chỉnh và thực hiện mục tiêu đó. Có như vậy những định hướng và kế hoạch đặt ra mới có thể thực hiện được.

Tham gia thực hiện khen thưởng trên cơ sở công bằng và tạo ra môi trường làm việc trong sạch, cởi mở, dân chủ. Để làm được việc này, cơng đồn cần tham mưu và tham gia cùng lãnh đạo xây dựng quy chế khen thưởng rõ ràng trên cơ sở đánh giá hiệu quả công việc. Khen thưởng ở đây không chỉ là khen thưởng vật chất mà còn bao hàm cả về mặt tinh thần. Đó là lợi khen ngợi chân thành, lời động viên khích lệ đúng lúc, đúng chỗ của lãnh đạo đối với người lao động. Khen thưởng không công bằng sẽ phản tác dụng và chắc chắn sẽ huỷ hoại danh tính, hình ảnh của người lãnh đạo, của doanh nghiệp trong con mắt người lao động.

Môi trường làm việc trong sạch, cởi mở, dân chủ là yếu tố cơ bản của văn hố doanh nghiệp. Đây chính là những nội dung của quy chế dân chủ mà cơng đồn tham gia cùng lãnh đạo doanh nghiệp xây dựng và chỉ đạo thực hiện.

Vai trị của cơng đồn ở đây là phải tuyên truyền để tạo ra được một tác phong làm việc khoa học, một thói quen giao tiếp cởi mở mà mọi người lao động có thể mạnh dạn nói lên suy nghĩ của mình, có thể tham gia góp ý kiến về mọi mặt hoạt động của doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp cho doanh nghiệp có được những thơng tin q giá để phát huy sáng kiến, cải tiến quy trình làm việc và đạt hiệu quả cao nhất trong sản xuất kinh doanh.

Để giúp công ty cạnh tranh tốt trên sân nhà và vươn ra thị trường quốc tế, công đồn cần chủ động phối hợp với lãnh đạo cơng ty cần xây dựng cho được văn hoá của doanh nghiệp. Tạo ra một hình ảnh cơng ty đẹp trong con mắt của người tiêu dùng và đối tác nước ngồi. Đó là cơ sở để doanh nghiệp Lào phát triển bền vững.

Trong nhiều năm qua, Công đồn với vai trị chức năng của mình là cầu nối giữa doanh nghiệp và người lao động. Cơng đồn cơng ty khơng ngừng giữ vững vai trị nịng cốt cùng các tổ chức trong tồn hệ thống chính trị, chủ động trong việc tuyên truyền, vận động và định hướng cán bộ, đoàn viên, người lao động hưởng ứng tham gia tích cực phong trào thi đua xây dựng VHDN trên tồn cơng ty. Mặt khác, các cấp cơng đồn phối hợp chặt chẽ với

cấp ủy, chính quyền tại các doanh nghiệp đẩy mạnh hoạt động truyền thông, thay đổi nhận thức của lãnh đạo cơng tyvà đội ngũ cán bộ, đồn viên, người lao động về VHDN.

Mặt khác giúp cán bộ, đoàn viên, người lao động cơng đồn thường xuyên cập nhật các giá trị về truyền thống, bề dày thành tích của đơn vị nhằm tăng thêm lòng tự hào và ý thức trách nhiệm của mỗi người đối với đơn vị; chú trọng phát hiện, bồi dưỡng, xây dựng, nhân điển hình và động viên khen thưởng kịp thời các tập thể và cá nhân tiên tiến, nhằm khích lệ phong trào thi đua của đơn vị.

Bên cạnh đó phải thực hiện văn hóa trong thực hiện nhiệm vụ được giao. Các cấp cơng đồn xác định cần gắn kết, phối hợp chặt chẽ với chuyên môn để tổ chức hoạt động sản xuất kinh doanh luôn năng động, đúng quy định của pháp luật; thực hiện chương trình đầu tư phát triển để hiện đại hóa và phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại trong quản lý kinh doanh và quản trị doanh nghiệp. Đồng thời phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, hợp lý hóa quy trình sản xuất để đạt năng suất cao và chất lượng sản phẩm tốt.

Xây dựng đồng bộ các quy chế quản lý và điều hành hoạt động của đơn vị đảm bảo công khai, minh bạch và công bằng. Coi trọng phát triển nguồn nhân lực, hình thành đội ngũ chuyên gia đầu ngành, đội ngũ cán bộ quản trị kinh doanh năng động, sáng tạo, xây dựng đội ngũ công nhân lao động được đào tạo phù hợp với yêu cầu hiện đại.

Xây dựng được mối quan hệ tốt và uy tín với các đối tác, bạn hàng, sẵn sàng chia sẻ rủi ro với bạn hàng; không ngừng khẳng định giá trị thương hiệu của đơn vị trên thương trường. Văn hóa trong thực hiện nhiệm vụ là cùng xác định mục tiêu: Hàng năm, kinh doanh đạt sự tăng trưởng và có lợi nhuận, đảm bảo việc làm và đời sống người lao động ngày càng được nâng cao, gắn liền với việc thực hiện tốt công tác bảo hộ lao động, không để xảy ra tai nạn lao động...

Song song với hoạt động trên, cần thực hiện văn hóa hội nhập kinh tế WTO. Cơng đồn cần định hướng cho cán bộ, đoàn viên và người lao động hiểu rõ cùng với sự thay đổi nhanh chóng của kinh tế thế giới, nhất là khi Lào đã tham gia vào hợp tác quốc tế, quản lý kinh doanh doanh nghiệp cần phải được tổ chức lại trên các phương diện và giải quyết hài hòa các mối quan hệ, quan hệ thiên nhiên với con người, quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân với cộng đồng, giữa dân tộc và nhân loại, văn hóa doanh nghiệp tiên tiến nhưng phải phù hợp với tình hình và bản sắc văn hóa Lào.

Cơng ty cần chủ động trong các hoạt động giao lưu kinh tế, giao lưu văn hố với chính các đối tác, khách hàng của mình. Đặc biệt các đối tác nước ngồi, việc tổ chức giao lưu văn hố cũng là sự mạnh dạn xoá đi những khoảng cách về màu da, sắc tộc, khoảng cách địa lý; tìm hiểu, tiếp thu những nét đẹp trong văn hoá doanh nghiệp của từng đối tác, từng địa phương, vùng miền, quốc gia, là cơ hội để phát triển những giá trị văn hố mới của mình. Đơn giản nhất là những hoạt động giao lưu văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao.

Có thể tổ chức một giải bóng đá, mời tất cả các nhà cung cấp (cả trong nước lẫn các đối tác nước ngoài) tham gia, tạo ra những sân chơi sôi nổi, hoạt động ý nghĩa, gắn bó, sự thấu hiểu giữa Cơng ty và các đối tác, khách hàng, nhà cung cấp. Hoặc có thể tổ chức liên hoan văn hố văn nghệ, có sự tham gia của các thành phần nêu trên, tạo ra một hoạt động đa màu sắc, trộn lẫn Á, Âu…đoàn kết, vui vẻ, thiết thực cải thiện đời sống văn hoá tinh thần.

Tiểu kết chương 3

Qua bao năm xây dựng trưởng thành, việc xây dựng và phát triển thương hiệu đã đi cùng với sự phát triển của tồn hệ thống tạo nên vị thế của cơng ty ngày nay. Và đặc biệt hơn là khoảng 5 năm thực hiện VHDN đã được Ban lãnh đạo hết sức quan tâm chỉ đạo. Nhận thức được tầm quan trọng này cơng ty đã có một số kế hoạch cho việc xây dựng, phát triển thương hiệu và thực hiện VHDN. Trong chương 3 tác giả đã đưa ra các giải pháp phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Cơng Ty Điê ̣n Lực Lào - Chi Nhánh Tỉnh Bolikhamxay trên cơ sở các hạn chế đã nên ở chương 2. Những giải pháp này sẽ góp phần quan trọng trong quá trình hoạt động của cơng ty về sau.

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHI ̣ 1. Kết luận

Trong quá trình hội nhập quốc tế và khủng hoảng kinh tế tồn cầu, văn hóa doanh nghiệp được xem như một loại tài sản rất có giá tri của công ty cũng giống như bao loại tài sản khác mà cơng ty sở hữu. Do đó việc xây dựng, phát triển vào bảo vệ văn hóa doanh nghiệp là một trong những nhiệm vụ cấp thiết, mang tính sống cịn đối với các doanh nghiệp Lào trong bối cảnh hiện nay. Qua các nội dung nghiên cứu được trình bày trong luận văn này, tơi có thể rút ra một số kết luận sau:

- Xây dựng văn hóa doanh nghiệp là một bước đi đúng đắn trong bối cảnh cạnh tranh. Các doanh nghiệp Lào nói chung và cơng ty nói riêng, muốn tồn tại và phát triển cần thiết phải quan tâm đầu tư hơn nữa cho công tác xây dựng, phát triển văn hóa và mơi trường làm việc đồng thời đòi hỏi các lãnh đạo doanh nghiệp phải có cái nhìn tồn diện hơn, thấu hiểu thị trường và ngành một cách cặn kẽ hơn, có như vậy mới có thể đưa ra phương án đầu tư cho xây dựng văn hóa một cách khả thi, hiệu quả và bền vững. Vì vậy xây dựng văn hóa địi hỏi một q trình dài và ln ln cải tiến cho phù hợp.

Để quá trình xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp được thực hiện một cách thành công, trước hết cần đặc biệt quan tâm đến công tác hoạch định, đinh hướng cho sự phát triển sứ mệnh cũng như phong cách của doanh nghiệp mình. Bao gồm từ việc xác định khách hàng mục tiêu, xác định cấu trúc nền tảng của văn hóa, thiết kế định hướng, xây dựng và phát triển văn hóa. Vì đây là một trong những yếu tố quan trọng để một doanh nghiệp có thể tồn tại và phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Văn hóa doanh nghiệp tại công ty điện lực lào chi nhánh tỉnh bolikhamxay (Trang 90 - 108)