Thực trạng tuyển dụng và sử dụng đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên trường đại học tài chính – ngân hàng hà nội (Trang 81 - 88)

7. Kết cấu của luận văn

2.3. Thực trạng các biện pháp phát triển đội ngũ giảng viên Trƣờng Đại học

2.3.2. Thực trạng tuyển dụng và sử dụng đội ngũ giảng viên

Tuyển dụng giảng viên

Xây dựng tiêu chuẩn tuyển dụng với vị trí giảng viên

- Tiêu chuẩn chung: Là nam, nữ cơng dân Việt Nam; khơng có tiền án, khơng mắc các tệ nạn xã hội, chấp hành tốt quy định pháp luật; có lý lịch bản thân và gia đình rõ ràng.

- Khơng giới hạn độ tuổi

- Sức khỏe: Có đủ sức khoẻ theo tiêu chuẩn quy định, có ngoại hình phù hợp.

- Trình độ Tốt nghiệp đại học hệ chính quy dài hạn tại các Trường đại học

- Trình độ ngoại ngữ: Tiếng Anh: Trình độ B, Hoặc các ngoại ngữ khác tuyển dụng cho đúng chuyên ngành ngôn ngữ khác.

Quy trình thi tuyển được thể hiện ở sơ đồ dưới đây:

Sơ đồ 2.1: Quy trình tuyển dụng giảng viên của Trƣờng ĐH Tài chính – Ngân hàng Hà Nội

Tiếp nhận, phân loại hồ sơ Thi viết (Luật, ngoại ngữ, Tin học...)

Thi giảng bài Quá trình thử việc Ký kết hợp đồng tập sự Ký kết hợp đồng lao động dài hạn

(Nguồn: Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội) Trong q trình thực hiện

quy trình tuyển dụng giảng viên cịn nhiều bất cập, một số giảng viên được tuyển dụng thơng qua hình thức thi tuyển, nhưng thi tuyển chưa đảm bảo theo đúng quy trình tuyển dụng, đánh giá qua chất lượng kết quả giảng thử. Do vậy, chưa đánh giá được đúng chất lượng của giảng viên được tuyển dụng và cịn mang nặng tính chủ quan.

Những hạn chế trong công tác tuyển dụng chất lượng ĐNGV của Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội mới chỉ đáp ứng được yêu cầu trước mắt là thực hiện chức năng giảng dạy đạt yêu cầu.

Kết quả cho thấy, mặc dù còn hạn chế về chất lượng, nhưng Nhà trường đã chú trọng đến cơng tác tuyển dụng. Tuy nhiên, để có đội ngũ đủ về số lượng, đạt về chất lượng, Nhà trường cần xây dựng các tiêu chí, tiêu chuẩn trong cơng tác tuyển dụng nhằm đạt hiệu quả cao trong công tác tuyển dụng giảng viên, nâng cao được

chất lượng đội ngũ ngay từ khâu tuyển dụng. Việc xây dựng các tiêu chuẩn tuyển dụng cần phải được điều chỉnh, tính tốn, cân đối để đảm bảo đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu trên căn cứ quy hoạch về đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhằm đáp ứng quy mô đào tạo của Nhà trường.

Bảng 2.12. Số lƣợng giảng viên đƣợc tuyển dụng theo đơn vị của Trƣờng giai đoạn 2017 – 2020

Đơn vị tính: Người

TT Đơn vị

1 Khoa học cơ bản

2 Khoa Quản trị - kinh

doanh

3 Khoa Tài Chính -

Ngân hàng

4 Khoa Kế tốn -

Kiểm tốn

5 Khoa Ngơn ngữ anh

6 Khoa Luật kinh tế

7 Khoa Cơng nghệ

thơng tin

Tổng số

(Nguồn: Phịng Tổ chức – Nhân sự)

Như trên đã phân tích trong 3 năm gần đây, số giảng viên được tuyển dụng vào Trường năm 2018, 2019 trên 50% nhưng đến năm 2020 thì tỉ lệ tuyển dụng được giảng viên giảm còn 11%. Thực trạng này cho thấy Nhà trường đang nâng cao chất lượng tuyển dụng ĐNGV, đòi hỏi ĐNGV phải đạt được tất cả các yêu cầu của tuyển dụng.

Sử dụng đội ngũ giảng viên

Việc sử dụng giảng viên của Trường trong những năm gần đây có nhiều đổi mới và biểu hiện tính hợp lý ngày càng cao. Về cơ bản Trường đã bố trí giảng viên đúng chuyên ngành đã được đào tạo, bố trí hợp lý vào các bộ mơn, các khoa giúp cho ĐNGV có điều kiện và mơi Trường để phát huy năng lực chuyên môn và trau dồi kiến thức. Giảng viên lâu năm có kinh nghiệm được giao các vị trí lãnh đạo đã cơ bản phù hợp với năng lực của họ, giảng viên trẻ được giao nhiệm vụ tham gia ngay các công việc của bộ môn và nhiều người trong số họ đã trưởng thành nhanh, có thể đảm nhiệm giảng dạy tốt các học phần chuyên môn của các khoa, bộ mơn, Trường đã kết hợp hài hịa để phát huy vai trị của giảng viên đầu đàn và mạnh dạn bố trí, sử dụng giảng viên trẻ có năng lực, nhiệt tình tham gia giảng dạy và các công tác hướng dẫn sinh viên, công tác NCKH nên đã giúp họ phát huy được vai trò trong sự nghiệp đào tạo của Trường, được lãnh đạo Trường ghi nhận. Và đây chính là điểm cơ bản để đa số giảng viên trẻ yên tâm công tác trong Nhà trường.

Qua phỏng vấn một số cán bộ, giảng viên cho thấy tuy có nhiều bước chuyển của Trường nhưng cũng cịn một số hạn chế, đó là các bộ mơn chưa thực sự n tâm đối với các giảng viên trẻ trong việc giao nhiệm vụ giảng dạy mặc dù có nhiều giảng viên giỏi, có năng lực thực sự. Việc mạnh dạn giao việc cho các giảng viên trẻ cịn hạn chế ở một số bộ mơn chun ngành đã giảm sự nhiệt tình của họ trong cơng tác...

Điều này cũng cho thấy trong khi giảng viên cịn thiếu, việc bố trí, sắp xếp cơng việc cịn mang nặng tính cứng nhắc nên việc động viên và tạo động lực cho giảng viên trẻ còn hạn chế. Bên cạnh những hạn chế trên, việc ràng buộc những giảng viên tham gia thi tuyển cao học, nghiên cứu sinh đúng chuyên ngành mình đảm nhiệm cũng chưa được lãnh đạo các Trường chú ý, nhiêu giảng viên việc học cao học chỉ là vì bằng cấp, khơng cần học đúng chuyên ngành mình đảm nhiệm. Nhà trường thiếu xử lý kiên quyết nên gây tình trạng các giảng viên thích thi cao học vào các Trường dễ trúng tuyển, dễ tốt nghiệp mặc dù không đúng chuyên ngành đào tạo hoặc không phù hợp với chuyên môn đang đảm nhiệm, vấn đề này đã gây ảnh hưởng đến chất lượng đội ngũ và làm hạn chế đến hiệu quả làm việc của giảng viên.

Bảng 2.13: Nhiệm vụ của ĐNGV Trƣờng Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội T Nhiệm vụ T 1 Giảng dạy Nghiên cứu khoa 2 học Tham gia

của các cơ sở giáo dục

đại học

(Nguồn: Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội) Tuy nhiên việc bố trí

giảng viên tại Trường vẫn chưa có mức độ phù hợp cao do tình trạng thiếu giảng viên Nhà trường nên việc bố trí giảng viên lên lớp quá nhiều tiết trong tuần, trong tháng, trong năm học đã gây ra nhiều khó khăn cho giảng viên trong việc thực hiện các nhiệm vụ khác như là nhiệm vụ giảng dạy và

NCKH. Việc phải bố trí quá nhiều giờ cho một giảng viên trong một ngày hoặc một tuần, không chỉ gây mệt mỏi, căng thẳng ảnh hưởng đến sức khoẻ của giảng viên và sinh viên mà còn ảnh hưởng đến việc học tập, bồi dưỡng nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ, nghiên cứu khoa học của giảng viên, đồng thời ảnh hưởng nhiều đến chất lượng giờ giảng nói riêng và chất lượng đào tạo nói chung.

Bảng 2.14. Đánh giá cơng tác sử dụng CBGV Trƣờng Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội năm 2020

TT Tiêu chí

1 Khối lượng giờ giảng phù hợp với năng

lực cá nhân

2 Các học phần giảng dạy phù hợp với

trình độ chun mơn

3 Thời gian thực hiện công việc là phù hợp 4 Sắp xếp lịch trình giảng dạy hợp lý

Mức độ hài lịng chung

(Nguồn: Kết quả xử lý dữ liệu điều tra)

Theo kết quả điều tra cho thấy trong công tác sử dụng giảng viên của Trường được thực hiện khá tốt. Cụ thể, trong 4 tiêu chí sử dụng để đánh giá thì các các cán bộ giảng viên của Trường đều đánh giá ở mức độ khá hài lịng. Với mức điểm bình quân là 3,62.

Tuy nhiên với tiêu chí sắp xếp lịch trình giảng dạy thì vẫn cịn gần 50% số người được hỏi chưa nhất trí cao. Do đó cán bộ quản lý Nhà trường cần phải xem xét và xây dựng lịch trình, thời gian biểu cũng như quy định thời gian làm việc phù hợp và khoa học hơn nhằm giúp cho giảng viên không bị quá tải công việc.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên trường đại học tài chính – ngân hàng hà nội (Trang 81 - 88)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(142 trang)
w