Hoàn thiện quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên trường đại học tài chính – ngân hàng hà nội (Trang 111 - 115)

7. Kết cấu của luận văn

3.3. Một số giải pháp chủ yếu phát triển đội ngũ giảng viên Trƣờng Đại học Tà

3.3.1. Hoàn thiện quy hoạch phát triển đội ngũ giảng viên

Mục tiêu của qui hoạch phát triển ĐNGV Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội là nhằm xây dựng phát triển ĐNGV theo chuẩn, đảm bảo về chất lượng, đủ về số lượng và đồng bộ về cơ cấu ngành nghề đào tạo đáp ứng nhu cầu của xã hội.

Quy hoạch quy hoạch phát triển ĐNGV là một trong những nhiệm vụ quan trọng của Nhà trường. Phải tiến hành xây dựng quy hoạch vừa đảm bảo nhiệm vụ trước mắt vừa đảm bảo tính kế thừa và nhiệm vụ lâu dài để đảm bảo số lượng, chất

lượng, cơ cấu loại hình. Có những quy hoạch ngắn (một vài năm) có quy hoạch từ 5 đến 10 năm hoặc 20 năm.

Quy hoạch phát triển ĐNGV theo Bộ mơn, theo trình độ đào tạo, theo thâm niên nghề nghiệp, độ tuổi, nam nữ, đảng viên, đồn viên, người có điều kiện cơng tác lâu năm, có đủ đội ngũ giảng viên cốt cán cho các khoa và từng bộ môn.

Quy hoạch về cấu trúc bộ máy, cơ chế tổ chức, phương pháp quản lý, trình độ quản lý, chuyên môn - nghiệp vụ, phẩm chất đạo đức, bản lĩnh chính trị.

Quy hoạch về số lượng ĐNGV nhằm đảm bảo duy trì đủ, ổn định ĐNGV, đảm bảo tỷ lệ SV/GV theo qui định. Đảm bảo cho ĐNGV có thời gian tự học, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn, năng lực, kỹ năng nghề đạt chuẩn, đảm bảo việc sử dụng hợp lý và hiệu quả, đồng thời phát huy tối đa khả năng của ĐNGV.

Quy hoạch về cơ cấu của ĐNGV nhằm tạo ra sự đồng bộ và cân đối ĐNĐNGV trong Nhà trường thể hiện ở các mặt độ tuổi, giới tính, trình độ, ngành nghề.

Quy hoạch ĐNGV phải dựa trên cơ sở quy mô đào tạo, cơ sở vật chất, thực trạng ĐNGV của nhà trường và trên cơ sở mục tiêu của Nhà trường đặt ra.

Trong quá trình quy hoạch ĐNGV, cần chú trọng tới việc bổ sung và tuyển chọn đội ngũ. Nếu bổ sung hay tuyển chọn không đúng tiêu chuẩn, yêu cầu và không đúng đối tượng mà Nhà trường đang cần thì chỉ làm cho đội ngũ tăng về số lượng nhưng có thể chất lượng bị giảm sút. Việc bổ sung, tuyển chọn đội ngũ cần phải đạt được những yêu cầu sau: Phải tạo được sự cần đối về cơ cấu bộ môn, độ tuổi, giới tính trong ĐNGV, đảm bảo đáp ứng được những yêu cầu trước mắt cũng như lâu dài cho sự phát triển của Nhà trường.

Những ĐNGV được bổ sung, tuyển chọn phải đáp ứng các yêu cầu về chuyên môn, phẩm chất đạo đức, nghề nghiệp, ưu tiên những ĐNGV giỏi, có trình độ chun mơn cao, những sinh viên tốt nghiệp loại xuất sắc, giỏi.

3.3.1.1. Quy hoạch về số lượng và cơ cấu đội ngũ giảng viên

Kế hoạch phát triển ĐNGV phải dựa vào mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo được giao, cơ cấu ngành nghề đào tạo, quy mô sinh viên, CSVC và nhu cầu thị trường lao động.

Trong kế hoạch phải đảm bảo về cơ cấu, chuyên môn giữa các bộ môn, các ngành nghề đào tạo trước mắt cũng như lâu dài (các ngành nghề đang đào tạo và các ngành nghề mở mới) đảm bảo cơ cấu về giới, độ tuổi để đảm bảo tính kế thừa.

Xây dựng kế hoạch trong việc bổ nhiệm, đề bạt, tuyển dụng, xây dựng các tiêu chí về tuyển dụng của Nhà trường trên cơ sở các quy định của Nhà nước và điều kiện cụ thể của trường, để tuyển dụng bổ sung ĐNGV cho đảm bảo số lượng, chất lượng. Căn cứ vào quy mô đào tạo, lập kế hoạch tuyển dụng theo đúng quy trình tuyển dụng. Trước yêu cầu mới hiện nay, việc tuyển dụng phải đi đôi với việc sàng lọc, chọn lựa ĐNGV. Trong hời gian công tác, nếu thấy không phát huy được hiệu quả, không phù hợp với công việc dạy học thì chuyển cơng tác khác hoặc thậm chí sa thải.

3.3.1.2. Quy hoạch về chất lượng

Chỉ đạo triển khai thực hiện việc tạo nguồn cán bộ trẻ, phát huy và học tập tiềm năng khoa học của lớp cán bộ có kinh nghiệm cơng tác, cán bộ có học hàm, học vị.

Xây dựng các tiêu chí, những yêu cầu cụ thể đối với ĐNGV Nhà trường bao gồm những yêu cầu về phẩm chất, năng lực và cách thức đánh giá các tiêu chí đối với ĐNGV là việc làm không thể thiếu trong công tác phát triển chất lượng đào tạo ĐNGV.

Những yêu cầu về phẩm chất, lòng yêu nghề. Thực tế đã khẳng định làm bất cứ một nghề nào muốn đạt được kết quả to lớn, trước hết phải có sự say mê, lịng u nghề và thậm chí phải chịu hi sinh vì sự nghiệp. Làm nghề dạy học trước hết địi hỏi ở người ĐNGV phải có lịng u nghề, yêu người và chấp nhận sự khó khăn trong đó có khó khăn về kinh tế vì nghề dạy học khơng thể là nghề kinh doanh thương mại. Chỉ có ai tha thiết với nghề mới thấy cái hay, cái đẹp, cao quý trong nghề dạy học. Những thầy cơ giáo chân chính chỉ hạnh phúc và tự hào về nghề nghiệp dạy học của mình, khi lớp lớp các thế hệ học sinh do mình giảng dạy ngày càng lớn khơn, thành đạt và có ích cho đời.

Đạo đức chuẩn mực, đạo đức là không thể thiếu đối với tất cả mọi người trong xã hội, với người thầy đòi hỏi này còn cao hơn rất nhiều bởi “thầy cơ tốt, trị mới tốt” hay “thầy nào, trị ấy” Trong cuộc sống, cơng việc người thầy phải trung thực, chuẩn mực và có thái độ ân cần, có lịng nhân ái và sự công bằng… sự chuẩn mực, cơng bằng cùng các đức tính tốt của thầy là niềm tin của sinh viên với ĐNGV.

Tính kỉ luật trong nghề nghiệp, kỷ cương pháp luật trong cuộc sống, trong cơng việc là một địi hỏi quan trọng thể hiện tác phong công nghiệp của từng người, nhất là với người thầy. Vì muốn rèn luyện cho người học kỷ luật nghề nghiệp trước hết người thầy phải nghiêm túc, thực hiện tất cả các nội quy, quy định mà các tổ chức đề ra, người thầy phải có tính kỷ luật cao. Việc rèn luyện tính kỷ luật cho sinh viên là rất quan trọng và cần thiết sau khi ra trường họ sẽ làm việc tại các cơ sở sản xuất cơng nghiệp có quy trình cơng nghệ chặt ch và những địi hỏi gắt gao về an tồn lao động về giờ giấc làm việc… Đức tính này cần được hình thành và phát triển rất nhiều trong thời gian ở Trường học, ở các thầy.

Việc dễ dãi, xề xoà của người thầy trong giao tiếp trong công việc sẽ làm hạn chế việc rèn luyện tác phong công việc cho sinh viên, do vậy người thầy phải thật nghiêm túc trong công việc cũng như trong cuộc sống và giao tiếp.

Những yêu cầu về năng lực, năng lực là một trong những yếu tố quyết định việc hoàn thành tốt nhiệm vụ của người ĐNGV. Trong tất cả các trường, người ĐNGV phải có năng lực chun mơn và năng lực sư phạm.

Năng lực chun mơn có vai trị quyết định trực tiếp đến chất lượng đào tạo, vì vậy địi hỏi người ĐNGV trước hết phải có năng lực này, đó là sự hiểu biết về lý thuyết chuyên môn nghiệp vụ trong phạm vi mơn học của mình.

Năng lực sư phạm là đặc trưng của bất kì người ĐNGV, thể hiện ở năng lực dạy học và năng lực giáo dục. Muốn nâng cao chất lượng ĐNĐNGV trước hết nhà trường phải xây dựng các tiêu chí xét tuyển dựa trên những quy định của nhà nước, yêu cầu của nhà trường, thực hiện tốt quy trình tuyển dụng. Bố trí hợp lí và tạo mọi điều kiện để ĐNGV được giảng dạy đúng với chuyên mơn đã được đào tạo, có kế

hoạch và tạo điều kiện để ĐNGV được đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ sư phạm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) phát triển đội ngũ giảng viên trường đại học tài chính – ngân hàng hà nội (Trang 111 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(142 trang)
w