7. Kết cấu của luận văn
3.3. Một số giải pháp chủ yếu phát triển đội ngũ giảng viên Trƣờng Đại học Tà
3.3.3. Hoàn thiện đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên
Đào tạo - bồi dưỡng ĐNGV trong bối cảnh hiện nay nhằm giải quyết căn bản, toàn diện những vấn đề bất cập trong ĐNGV nhằm hướng đến phát triển toàn diện các mặt cốt yếu trong ĐNGV như: Phẩm chất, đạo đức lối sống nhà giáo; đạt chuẩn về trình độ chun mơn, nghiệp vụ sư phạm và các trình độ khá như ngoại ngữ, tin học và kỹ năng nghề theo chuẩn chức danh nghề nghiệp giảng viên; trình độ lý luận chính trị, và kiến thức quản lý Nhà nước theo qui định của cơ quan quản lý Nhà nước; đảm bảo yêu cầu cơ cấu trình độ đào tạo SĐH và chuyên môn nghiệp vụ hợp lý theo qui định, đáp ứng yêu cầu về năng lực thực hiện nhiệm vụ giảng viên trong bối cảnh hiện nay.
Đào tạo - bồi dưỡng nhằm chuẩn hóa ĐNGV và nâng chuẩn ĐNGV giáo dục nghề nghiệp, cập nhật, bổ sung những kiến thức, kỹ năng chuyên môn, những phương pháp dạy học mới, các kinh nghiệm dạy nghề tiên tiến để nâng cao trình độ chun mơn, nghiệp vụ sư phạm cho ĐNGV.
Đào tạo - bồi dưỡng ĐNGV nhằm hướng tới chuẩn hố chức danh ĐNGV. Đó là yêu cầu bắt buộc ĐNGV phải có hai nhiệm vụ song hành: giảng dạy, tham gia đào tạo ở bậc cao hơn và bồi dưỡng các hệ thống chuyên đề phục vụ cho chuyên môn - nghiệp vụ.
Đào tạo - bồi dưỡng để nâng cao phẩm chất và năng lực là yêu cầu mang tính tất yếu trong sự nghiệp phát triển giáo dục nói chung và trong việc thực hiện mục đích phát triển giáo dục của Trường Đại học Tài chính – Ngân hàng Hà Nội nói riêng và của nền giáo dục đại học tại Việt Nam nói chung.
Đào tạo - bồi dưỡng phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, linh hoạt với nhiều các biện pháp đồng bộ như: động viên, khuyến khích, hành chính, kinh tế... phải được quản lý, đào tạo một cách khoa học, đảm bảo chặt chẽ các khâu phân tích nhu cầu bồi dưỡng đến khâu lập kế hoạch đào tạo phát triển đội ngũ đến khâu triển khai thực hiện và kiểm tra - đánh giá công tác đào tạo, bồi dưỡng và phát triển đội ngũ. Quá trình đào tạo - bồi dưỡng là q trình tạo ra chất mới và phát triển tồn diện trong mỗi con người.
3.3.3.1. Về xây dựng kế hoạch và chiến lược đào tạo, bồi dưỡng phát triển đội ngũ giảng viên
Lập kế hoạch về việc bồi dưỡng thường xuyên, định kỳ theo hình thức tập trung, tự bồi dưỡng, trao đổi kinh nghiệm cho ĐNGV: Bồi dưỡng đầu năm học về nhiệm vụ, kế hoạch năm học; Bồi dưỡng giữa kì hay đột xuất do các nhiệm vụ quản lý đề ra; Bồi dưỡng bổ túc các kỹ năng và phương pháp giảng dạy mới; Bồi dưỡng theo các chuyên đề.
Thiết lập những quy định bắt buộc ĐNGV trường phải tham gia các khoá học bồi dưỡng, cập nhật kiến thức, tăng cường kỹ năng đối với một ĐNGV.
Căn cứ vào tình hình cụ thể, hàng năm nhà trường cần xây dựng và dự báo kế hoạch đào tạo với các nội dung nhằm đáp ứng tiêu chuẩn ĐNGV như:
- Đào tạo, nâng cao trình độ chun mơn trên đại học hoặc về chuyên ngành Quản lí giáo dục ở các trường Đại học Quốc gia, Đại học Sư phạm Hà Nội, Học viện Cán bộ quản lí giáo dục…
- Đào tạo nghiệp vụ chuyên môn (ngoại ngữ, tin học, sư phạm nghề, các kiến thức XH khác…)
- Đào tạo lí luận chính trị tại các Phân viện, Học viện chính trị quốc gia…
- Đào tạo kỹ năng nghề quốc gia đối với nhà giáo GDNN tại các Trung tâm bồi dưỡng kỹ năng nghề quốc gia.
Trên cơ sở kế hoạch, chiến lược đào tạo, bồi dưỡng ĐNGV của Nhà trường, các ĐNGV phải tự đưa ra kế hoạch tự học, tự bồi dưỡng để lựa chọn hình thức và nội dung, phương pháp tự học cho phù hợp với điều kiện hoàn cảnh cá nhân nhằm
bổ sung các mặt kiến thức còn thiếu hụt cũng như việc các ĐNGV cần phải thường xuyên trau dồi đạo đức, lối sống, tác phong người thầy.
Xây dựng các chế độ, chính sách khích lệ, động viên khi ĐNGV tham gia đào tạo, bồi dưỡng các khố học nhằm nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu công việc.
3.3.3.2. Xây dựng nội dung, hình thức đào tạo, bồi dưỡng cho ĐNGV
Nội dung đào tạo - bồi dưỡng cho ĐNGV
Tập trung bồi dưỡng lý tưởng cho ĐNGV. Lý tưởng của người cán bộ, giảng viên trong tập thể sư phạm Nhà trường thể hiện ở lịng u nước, lịng u nghề, hết lịng vì thế hệ trẻ. Việc bồi dưỡng lý tưởng gắn với việc bồi dưỡng những phẩm chất nghề nghiệp của giảng viên như ý thức làm chủ tập thể, tinh thần tự lực tự cường, tinh thần đoàn kết tương trợ, ý thức tổ chức kỷ luật.
Đào tạo, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ: là một việc không thể thiếu được của người giảng viên trong suốt q trình giảng dạy. Mỗi giảng viên phải có một trình độ chun mơn vững chắc, sâu rộng, do đó càng cần được đào tạo, bồi dưỡng các kiến thức cập nhật, nâng cao của bộ mơn khoa học mà mình giảng dạy. Đối với những giáo viên chưa đạt chuẩn thì bồi dưỡng để đạt chuẩn theo quy định. Trên cơ sở những kiến thức chuyên môn nhuần nhuyễn, người giảng viên mới thể hiện kỹ năng sư phạm vững vàng.
Đào tạo, bồi dưỡng về văn hoá, ngoại ngữ: giảng viên cần được nâng cao trình độ hiểu biết văn hố, xã hội, khoa học, kỹ thuật mới có thể làm cơng tác giảng dạy - giáo dục hiệu quả. Ngoài ra, người giảng viên cũng cần có một trình độ ngoại ngữ nhất định, có thể đọc các tài liệu nước ngồi làm phong phú thêm vốn kiến thức của mình về các nền văn hố thế giới, đọc các tài liệu chuyên môn bổ trợ cho công tác giảng dạy.
Đào tạo, bồi dưỡng về năng lực công tác: năng lực công tác của người giảng viên biểu hiện trong kỹ năng tổ chức các hoạt động giảng dạy - giáo dục, kỹ năng nhận thức và giải quyết các tình huống giáo dục, kỹ năng tổ chức hoạt động giáo dục như: giáo dục nghề nghiệp, giáo dục truyền thống cho HSSV, tổ chức các hoạt động ngoại khoá, sinh hoạt tập thể.
Đào tạo, bồi dưỡng NCKH: phương pháp luận NCKH, tiến hành nghiên cứu đề tai, tổ chức hội thảo, thảo luận chuyên đề.
Xác định hình thức tổ chức đào tạo, bồi dưỡng
Công tác bồi dưỡng thường xuyên trở thành một nhiệm vụ chiến lược đối với sự nghiệp GD - ĐT. Do đó, vấn đề đặt ra có tính chất ngun tắc là mọi người có nhiệm vụ tự bồi dưỡng thường xun trong qúa trình cơng tác. Việc đó, cho tới nay đã trở thành nề nếp tốt trong công tác giảng dạy. Công tác bồi dưỡng được tiến hành bằng nhiều cách như tự học, hoạt động trong thực tiễn giảng dạy, tham gia các buổi hội thảo, theo học các khố bồi dưỡng, ngắn hạn. Trong đó, tự học, tự nghiên cứu là cách bồi dưỡng cơ bản nhất.
Từ mục đích, ý nghĩa quan trọng của hình thức bồi dưỡng thường xun, ta có thể coi trường học là trung tâm bồi dưỡng, trong đó ĐNGV thường xuyên bồi dưỡng thơng qua các hoạt động của q trình GD-ĐT.
Bồi dưỡng tập trung, nhằm bồi dưỡng một cách có hệ thống để nâng cao trình độ ĐNGV. Bồi dưỡng tập trung cịn nhằm vào việc bồi dưỡng cho ĐNGV có khả năng giảng dạy, áp dụng các bộ chương trình mới trong kế hoạch đào tạo của trường theo yêu cầu đổi mới nội dung và phương pháp hiện đại.
Tự đào tạo, bồi dưỡng, đây là hình thức đào tạo, bồi dưỡng quan trọng của ĐNGV, biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, một trong những phương pháp học tập, đào tạo có hiệu quả nhất hiện nay, đồng thời làm cho nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng trở thành nhu cầu tự thân của ĐNGV.
Thông qua các hoạt động tự học, tự bồi dưỡng, ĐNGV tự rút ra những bài học kinh nghiệm, khắc phục những hạn chế. Ban giám hiệu cần tạo ra môi trường hoạt động thuận lợi để ĐNGV được rèn luyện kỹ năng trau dồi kiến thức và thử sức mình trong các tình huống cụ thể.
Ngồi ra, Ban giám hiệu cũng cần có chế độ khuyến khích và bắt buộc ĐNGV của Trường tự nghiên cứu, tự học, đi tìm hiểu thực tế, tổ chức các buổi hội thảo, hội giảng, nói chuyện chuyên đề và tăng nguồn kinh phí cho cơng tác đào tạo, bồi dưỡng nhằm đảm bảo nguồn tài lực cho công tác này.
Các điều kiện đảm bảo cho công tác đào tạo và bồi dưỡng ĐNGV
Để công tác đào tạo, bồi dưỡng đạt hiệu quả, nhà trường cần phải xác định các điều kiện đảm bảo như mọi công tác khác như thời gian, cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, CSVC, kinh phí. CSVC càng đầy đủ thì việc triển khai bồi dưỡng ĐNGV càng thuận lợi. Do vậy, mục tiêu đặt ra là phải cung cấp đầy đủ CSVC và kinh phí để có thể hồn thành tốt kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng.
Đảm bảo điều kiện thời gian cho ĐNGV học tập và bồi dưỡng
Phân công công việc, khối lượng công việc hợp lý. Cán bộ môn phải chú ý đảm bảo cho mỗi mơn học phải có ít nhất hai giảng viên đảm nhiệm để hỗ trợ nhau.
Duy trì chế độ ĐNGV thỉnh giảng - lợi thế của các Trường ngồi cơng lập - một cách hợp lí, trên cơ sở cân đối giữa số lượng ĐNGV thỉnh giảng và cơ hữu giảm nhẹ khối lượng giảng dạy cho ĐNGV cơ hữu của Trường, tạo điều kiện cho ĐNGV cơ hữu có thêm thời gian học tập, bồi dưỡng, NCKH.
Đảm bảo điều kiện cơ sở vật chất
Để phục vụ tốt cho ĐNGV được đào tạo, bồi dưỡng và NCKH trong điều kiện tốt nhất, nhà trường cần đầu tư CSVC, trang thiết bị dạy học hiện đại (máy tính, máy chiếu, phịng nghe nhìn…), củng cố thư viện (mua thêm nhiều đầu sách cho ĐNGV, tổ chức phân loại, giới thiệu, tìm hiểu nhu cầu…), từng bước mua sắm đủ dụng cụ, thực hành, tạo điều kiện cho ĐNGV có nơi nghiên cứu. Đặc biệt trong bối cảnh CNTT phát triển nhanh, có khả năng phục vụ đắc lực cho học tập và nghiên cứu.
Khai thác và sử dụng triệt để CSVC đã có, bảo quản tốt để xây dựng lâu dài. Khai thác hiệu quả, bảo quản lâu dài cũng chính là tăng cường CSVC phục vụ công tác đào tạo và bồi dưỡng.
Tăng cường liên kết với các cơ sở đào tạo khác
Nhà trường có thể thực hiện việc liên kết đào tạo với những cơ sở đào tạo - bồi dưỡng có uy tín, chất lượng trong cả nước. Chẳng hạn như Đại học Thương mại, ĐH Quốc gia Hà nội, ĐH Kinh tế quốc dân… đối với việc đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ.
Cần tăng cường mở rộng quan hệ hợp tác đào tạo quốc tế, liên kết đào tạo với các Trường đại học nước ngồi, các chương trình cấp học bổng để ĐNGV có năng lực sang đó học tập, đào tạo và bồi dưỡng ĐNGV đó thành ĐNGV đầu đàn của Nhà trường.
Đảm bảo điều kiện tài chính
Dành kinh phí cho NCKH, thực hiện chế độ động viên khuyến khích linh hoạt, thiết thực, đối với ĐNGV đi học, tập huấn ở Bộ, Nhà trường cần cung cấp đầy đủ kinh phí, đối với các lớp bồi dưỡng thường xuyên tại Trường, cần tạo điều kiện tốt nhất về điều kiện tổ chức lớp học, tài liệu học tập, trang thiết bị phục vụ học tập, đặc biệt áp dụng trong lĩnh vực đào tạo ĐNGV giỏi, đầu đàn, kế cận.