Hoạt động đấu thầu tại Tổng cục Phòng chống thiên tai

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đấu thầu tại tổng cục phòng chống thiên tai bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 54 - 60)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU

2.1 Tổng quan về Tổng cục Phòng chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn

2.1.4. Hoạt động đấu thầu tại Tổng cục Phòng chống thiên tai

Hoạt động đấu thầu tại Tổng cục Phòng chống thiên tai – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được chia thành hai phần riêng biệt phụ thuộc vào nguồn vốn sử dụng, cụ thể như sau:

Một là, hoạt động đấu thầu thuộc nguồn ngân sách nhà nước: Đây là hoạt động đấu thầu cho các nhiệm vụ chi thường xuyên bao gồm các hoạt động trong được sử dụng từ nguồn ngân sách của nhà nước với chu trình tài chính trong vòng 01 năm với thời điểm bắt đầu là 1/1 và thời điểm kết thúc hoàn tất các nhiệm vụ thanh, quyết toán vào 31/12 hàng năm. Đối với hoạt động này, sau khi được Bộ NN & PTNT giao ngân sách Tổng cục Phòng chống thiên tai sẽ phê duyệt nhiệm vụ tổng thể cho các hoạt động và sau đó sẽ phê duyệt đề cương dự toán, kế hoạch lựa chọn nhà thầu để làm cơ sở tổ chức hoạt động đấu thầu.

Hai là, hoạt động đấu thầu thuộc dự án tài trợ nước ngoài: Các dự án tài trợ nước ngoài của Tổng cục Phòng chống thiên tai bao gồm các dự án sử

dụng nguồn vốn ODA được tài trợ bởi các tổ chức quốc tế như: UN; WB, JICA, GEF…Hoạt động đấu thầu thuộc các dự án này sẽ tuân thủ theo quy định của nhà tài trợ cũng như pháp luật Việt Nam và phụ thuộc vào chu trình tài chính khác nhau do từng nhà tài trợ quy định thông thường là 6 tháng tới 1 năm với thời điểm bắt đầu và kết thúc không cố định mà phụ thuộc vào thời điểm phê duyệt tài chính theo từng hoạt động cụ thể. Đối với hoạt động này Bộ NN & PTNT sẽ là cơ quan có thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch lựa chọn nhà thầu trên cơ sở các hoạt động đề xuất được chấp thuận bởi của Nhà tài trợ. Căn cứ vào kế hoạch lựa chọn nhà thầu được phê duyệt Tổng cục Phòng chống thiên tai với vai trò là chủ đầu tư sẽ giao cho các Ban quản lý Dự án tổ chức lựa chọn nhà thầu với vai trò là Bên mời thầu và trình Tổng cục Phòng chống thiên tai phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu sau đó ký kết hợp đồng và tổ chức thực hiện các hoạt động.

Tính từ khi thành lập tới nay, hoạt động đấu thầu tại Tổng cục Phòng chống thiên tai đã đạt được những kết quả nhất định. Kết quả lựa chọn nhà thầu trong các năm 2018, 2019, 2020 của Tổng cục Phòng chống thiên tai được thống kê như bảng 2.1 dưới đây:

Bảng 2.1 Bảng tổng hợp kết quả lựa chọn nhà thầu

Stt NỘI DUNG

I SỐ LƢỢNG GÓI THẦU

1 Phƣơng thức đấu thầu

Qua mạng Trực tiếp

2 Hình thức đấu thầu

Đấu thầu rộng rãi Chào hàng cạnh tranh

Chỉ định thầu ; LCNT trường hợp đặc biệt và tự thực hiện

3 Số gói thầu phải hủy và thực hiện lại

II. GIÁ TRỊ THỰC HIỆN

1 Tổng giá gói thầu

2 Tổng giá trúng thầu

3 Chênh lệch

4 Tỷ lệ tiết kiệm

(Nguồn: Báo cáo đấu thầu – Tổng cục Phòng chống thiên tai) Thông qua Bảng 2.1 chúng ta thấy số lượng các gói thầu của Tổng cục Phòng chống thiên tai tăng liên tục theo từng năm: năm 2018 là 60 gói thầu, năm 2019 là 65 gói thầu và cho đến năm 2020 là 157 gói thầu tăng 2,4 lần so với năm 2019 và tăng 2,6 lần so với năm 2018 . Số lượng các gói thầu được lựa chọn theo hình thức qua mạng cũng tăng rất nhanh theo từng năm. Năm 2018 Tổng cục Phòng chống thiên tai mới

Điều này cho thấy Tổng cục Phòng chống thiên tai đã chú trọng nhiều hơn đến công tác quản lý hoạt động đấu thầu. Số lượng các gói thầu được

Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ các gói thầu đấu thầu qua mạng theo từng năm

Nếu phân chia theo hình thức lựa chọn nhà thầu nhìn vào biểu đồ 2.2 tỷ lệ các gói thầu đã thực hiện chia theo từng năm chúng ta thấy tỷ lệ gói thầu được áp dụng hình đấu thầu rộng rãi năm 2020 (14%) tăng so với năm 2018 (12%) tuy nhiên lại giảm so với năm 2019 (23%) là do số lượng các gói thầu chỉ định thầu; lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt và tự thực hiện trong năm 2020 tương đối lớn với 111 gói thầu trong tổng cộng 157 gói thầu.

Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ các gói thầu chia theo loại hình lựa chọn nhà thầu

Sự gia tăng số lượng các gói thầu và việc thúc đẩy đấu thầu qua mạng giúp nâng cao hiệu quả của công tác quản lý hoạt động đấu thầu tại Tổng cục Phòng chống thiên tai. Theo số liệu tại Bảng 2.1 tổng giá trị các gói thầu được thực hiện tại Tổng cục Phòng chống thiên tai tăng liên tục từ năm 2018 cho đến năm 2020. Trong năm 2018 là 26,29 tỷ đồng, năm 2019 là 31,526 tỷ đồng và cho đến năm 2020 là 65,25 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tiết kiệm lần lượt là 0,91% năm 2018; 5,15% năm 2019 và 1,14%. Tỷ lệ tiết kiệm năm 2020 tăng so với năm 2018 tuy nhiên lại thấp hơn năm 2019. Nguyên nhân chính là do năm 2020 là một năm kỷ lục về thiên tai để đáp ứng những tình huống khẩn cấp nên đã có nhiều gói thầu tại Tổng cục Phòng chống thiên tai được áp dụng theo hình thức chỉ định thầu; lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt và tự thực hiện: đã có tổng cộng 111 gói thầu trên 157 gói thầu của Tổng cục được lựa chọn theo hình thức chỉ định thầu ; trong trường hợp đặc biệt và tự thực hiện chiếm 71% các gói thầu của Tổng cục trong khi đó năm 2019 chỉ là 62% và năm 2018 là 68%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đấu thầu tại tổng cục phòng chống thiên tai bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 54 - 60)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(140 trang)
w