Đánh giá chung về quản lý hoạt động đấu thầu tại Tổng cục Phòng chống thiên tai, Bộ Nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đấu thầu tại tổng cục phòng chống thiên tai bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 102)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU

2.4. Đánh giá chung về quản lý hoạt động đấu thầu tại Tổng cục Phòng chống thiên tai, Bộ Nông

Phòng chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

2.4.1 Những thành tựu đạt được

Trong những năm gần đây, công tác Phòng chống thiên tai ngày càng hiệu quả một phần có sự đóng góp từ những thành tựu của công tác quản lý hoạt động đấu thầu tại Tổng cục phòng chống thiên tai như sau:

Thứ nhất, ban hành quy định, quy trình về quản lý đấu thầu: Tổng cục Phòng chống thiên tai đã ban hành các quy định về phân cấp trong quản lý hoạt động đấu thầu thể hiện qua việc phân cấp trong thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu, quy định nhiệm vụ, chức năng của chủ đầu tư và bên mời thầu đối với các gói thầu thuộc nguồn vốn chi thường xuyên cũng như các gói thầu thuộc nguồn vốn ODA. Ngoài ra Tổng cục Phòng chống thiên tai cũng đã ban hành được quy trình lựa chọn nhà thầu đối với các gói

thầu chào hàng cạnh tranh, đấu thầu rộng rãi đối với các gói thầu thuộc nguồn vốn chi thường xuyên.

Thứ hai, tổ chức thực hiện các hoạt động đấu thầu:

Tổng cục Phòng chống thiên tai cũng xây dựng được bộ máy quản lý hoạt động đấu thầu theo các quy định trong phân cấp quản lý hoạt động đấu thầu trong đó thành lập Bên mời thầu, Tổ chức thẩm định, Tổ chức kiểm tra, giám sát. Công tác đào tạo cũng được chú trọng hơn thể hiện qua việc cử các cán bộ đi đào tạo về chứng chỉ về đấu thầu cũng như tổ chức các lớp đào tạo nâng cao nghiệp vụ trong quá trình lựa chọn nhà thầu. Quy trình lựa chọn nhà thầu cũng dần được hoàn thiện Tổng cục đã ban hành được quy trình lựa chọn nhà thầu đối với các gói thầu chào hàng cạnh tranh, đấu thầu rộng rãi thuộc nguồn vốn chi thường xuyên giúp quá trình lựa chọn nhà thầu thực hiện một cách bài bản hơn, tuân thủ theo các quy định từ đó nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý hoạt động đấu thầu tại Tổng cục. Việc quản lý hệ thống thông tin cũng từng bước được hình thành thông qua việc phân giao cho các đơn vị quản lý chứng thư số và quy định trong việc đăng tải các thông tin trong quá trình lựa chọn nhà thầu 100% Kế hoạch nhà thầu; thông báo mời thầu đối với trường hợp chào hàng cạnh tranh, đấu thầu rộng rãi được đăng tải công khai trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia giúp các nhà thầu dễ dàng tiếp cận nguồn thông tin. Công tác quản lý thông tin cũng đã được chú trọng, thông tin được đăng tải kịp thời tới các nhà thầu từ đó thu hút thêm nhiều nhà thầu tiềm năng từ đó nâng cao hiệu quả trong công tác đấu thầu. Đối với một số gói thầu kỹ thuật cao hoặc mang tính chất đặc thù Tổng cục Phòng chống thiên tai cũng đã thuê đơn vị tư vấn đấu thầu để lập hồ sơ mời thầu và đánh giá hồ sơ dự thầu giúp tuân thủ theo các quy định của đấu thầu và đảm bảo tính độc lập, khách quan trong quá trình lựa chọn nhà thầu. Hoạt động đấu thầu tại Tổng cục phòng chống thiên tai đã đạt được mục tiêu về đảm bảo tính

hiệu quả về mặt kinh tế. Tổng số tiền đã tiết kiệm được tính từ năm 2018 đến hết năm 2020 là trên 2,6 tỷ đồng so với kế hoạch được duyệt. Tỷ lệ tiết kiệm trong đấu thầu các năm tăng so với ban đầu mới thực hiện. Tổng tỷ lệ tiết kiệm được trong 3 năm tính trung bình là 2,4%.

2.4.2. Những hạn chế và nguyên nhân

2.4.2.1. Hạn chế

Bên cạnh những thành tựu đạt được công tác quản lý hoạt động đấu thầu tại Tổng cục Phòng chống thiên tai vẫn còn bộc lộ nhiều điểm hạn chế như sau:

Thứ nhất, ban hành quy định, quy trình về quản lý đấu thầu : Hệ thống các văn bản trong quản lý hoạt động đấu thầu tại Tổng cục phòng chống thiên tai vẫn còn thiếu các văn bản quy định về công tác kiểm tra giám sát về hoạt động đấu thầu, các văn bản về cơ chế khuyến khích các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt, các chế tài xử lý vi phạm trong đấu thầu. Các quy định phân cấp trong quản lý hoạt động đấu thầu lồng ghép với các văn bản quản lý chuyên môn của Tổng cục chưa mang tính chuyên biệt, chưa gắn được với quyền hạn và trách nhiệm của từng đơn vị do đó chưa phát huy được tối đa hiệu quả trong quản lý.

Thứ hai, tổ chức thực hiện: Công tác tổ chức thực hiện còn nhiều điểm chưa hoàn thiện như chưa công bố được kết quả đánh giá năng lực các nhà thầu tham gia nhằm tạo động lực cho các nhà thầu cạnh tranh nâng cao uy tín trong hoạt động đấu thầu. Một số gói thầu đặc thù như các gói thầu xây dựng cơ sở dữ liệu phòng chống thiên tai; Mua sắm trang thiết bị trong công tác phòng chống thiên tai còn đưa ra một số tiêu chí kỹ thuật khá phức tạp, ngoài ra cũng có một số gói thầu thời gian để nhà thầu chuẩn bị hồ sơ còn tương đối ngắn do đó chưa thu hút được nhiều nhà thầu tham gia tạo nên sự cạnh tranh bình đẳng trong quá trình lựa chọn nhà thầu. Tình trạng đăng tải chậm thông tin như kế hoạch lựa chọn nhà thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu vẫn còn tồn tại

điều này cũng ảnh hưởng đến tính khách quan trong việc tổ chức lựa chọn nhà thầu. Quy trình lựa chọn nhà thầu chưa hoàn thiện; tổ chức bộ máy quản lý đầu thầu tại Tổng cục Phòng chống thiên tai chưa chuyên nghiệp, phân công cũng chưa thực sự rõ ràng, chưa gắn được trách nhiệm và quyền hạn cho từng đơn vị. Công tác đào tạo cũng chưa đi sâu vào thực chất; thiếu thực tiễn. Quản lý thời gian trong lựa chọn nhà thầu còn nhiều hạn chế, chưa lập được kế hoạch chi tiết tổ chức lựa chọn nhà thầu cho từng kế hoạch lựa chọn nhà thầu, chưa có tiêu chí đánh giá thời gian tổ chức lựa chọn nhà thầu. Việc quản lý việc hệ thống thông tin cũng còn nhiều bất cập, chưa có phần mềm chuyên biệt để theo dõi và quản lý quy trình thực hiện cũng như quản lý việc xử lý thông tin trong quá trình thực hiện lựa chọn nhà thầu. Ngoài ra, Tổng cục chưa xây dựng được tiêu chí đánh giá về kỹ thuật và chất lượng để đánh giá hiệu quả của công tác quản lý đấu thầu. Tỷ lệ tiết kiệm đấu thầu trong năm 2020 chỉ đạt 1,14% còn khá thấp so với mặt bằng chung của cả nước xấp xỉ khoảng 5,6%.

Thứ ba, thanh tra và kiểm tra: Tổng cục Phòng chống thiên tai chưa ban hành được quy trình thanh tra, kiểm tra, lập báo cáo trong công tác quản lý đấu thầu; chưa có chế tài xử lý các vi phạm trong quá trình thực hiện lựa chọn nhà thầu, chưa có các cơ chế khuyến khích đối với các đơn vị thực hiện tốt. Do đó sau khi thanh tra, kiểm tra chưa đưa được các giải pháp thiết thực để nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý hoạt động đấu thầu.

2.4.2.2 Nguyên nhân

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới những tồn tại trong công tác quản lý hoạt động đấu thầu tại Tổng cục Phòng chống thiên tai nhưng tựu chung lại có các nguyên nhân chính như sau:

Thứ nhất, Môi trường pháp lý chưa hoàn thiện: hệ thống pháp luật và cơ chế chính sách trong lĩnh vực phòng chống thiên tai còn chưa đồng bộ

chưa phù hợp với thực tế, hoạt động chi ngân sách trong công tác phòng chống thiên tai ngoài việc phải tuân thủ theo các quy định của Luật đấu thầu, Nghị định 63 hướng dẫn thi hành luật đấu thầu, các Thông tư hướng dẫn của Bộ Kế hoạch và Đầu tư , các quy định của nhà tài trợ và các văn bản pháp lý liên quan còn phải chịu sự chi phối bởi nhiều văn bản khác nhau trong lĩnh vực chuyên ngành về Phòng chống thiên tai nên nhiều quy trình thực hiện không thông suốt, chồng chéo do đó công tác quản lý hoạt động đấu thầu cũng không thực sự đạt hiệu quả như mong muốn.

Thứ hai, năng lực trình độ, nhận thức của đội ngũ nhân lực làm công tác đấu thầu tại Tổng cục Phòng chống thiên tai còn hạn chế. Đội ngũ lãnh đạo chủ yếu đều xuất phát từ các ngành kỹ thuật và chưa có nhiều kinh nghiệm trong quản lý hoạt động đấu thầu do đó việc ban hành các quy định, quy trình trong phân cấp quản lý hoạt động thầu; quy trình lựa chọn nhà thầu, quy trình thanh tra, kiểm tra, giám sát các hoạt động đấu thầu còn chưa đầy đủ, đồng bộ. Đội ngũ nhân sự trực tiếp làm công tác lựa chọn nhà thầu thì vừa thiếu lại vừa yếu đa phần là các cán bộ trẻ chưa có nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý hoạt động đấu thầu và chủ yếu là kiêm nhiệm. Nhiệm vụ chuyên môn phục vụ hoạt động phòng chống thiên tai vẫn là nhiệm vụ chính do đó trong quá trình thực hiện đấu thầu đôi khi còn bị động, tình trạng tự học nhau dẫn đến sai theo hệ thống. Nhiều lãnh đạo các đơn vị cũng không am hiểu về quản lý hoạt động đấu thầu do đó cũng không kiểm soát được lỗi của cấp dưới, không tham mưu được cho Lãnh đạo Tổng cục về việc cải cách thủ tục hành chính trong đấu thầu rút ngắn tiến độ thực hiện các gói thầu. Hiện tại Tổng cục Phòng chống thiên tai số lượng cán bộ, công nhân viên, người lao động có trình độ chuyên sâu về tổ chức thực hiện và quản lý đầu thầu còn quá ít chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn. Ngoài ra, toàn bộ cán bộ làm công tác đấu thầu cũng chưa ý thức được vai trò quan trọng của công tác quản lý hoạt

động đấu thầu mà đa phần vẫn coi đây chỉ là các thủ tục về mặt hành chính không quan trọng bằng nhiệm vụ chuyên môn do đó chưa thể phát huy được hết hiệu quả của công tác quản lý hoạt động đấu thầu.

Thứ ba, giới hạn nguồn lực và cơ sở vật chất. Tổng cục Phòng chống thiên tai cũng là một trong những đơn vị mới thành lập nên còn nhiều hạn chế các nguồn kinh phí. Nguồn kinh phí vẫn phần lớn phụ thuộc vào ngân sách nhà nước cấp nên chưa chú trọng vào việc phân bổ nguồn lực cho công tác quản lý hoạt động đấu thầu. Đối với các nguồn kinh phí thuộc dự án tài trợ nước ngoài thì có nhiều quy định khá phức tạp và mỗi dự án có những tiêu chí riêng và chỉ hỗ trợ cho các hoạt động chuyên môn do đó cũng không thể bố trí kinh phí cho hoạt động quản lý đấu thầu. Cơ sở hạ tầng về thông tin hiện tại chưa đáp ứng được yêu cầu, hệ thống mạng thường xuyên xảy ra tình trạng bị treo; Chưa ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đấu thầu chưa trang bị được các phần mềm chuyên biệt phục vụ trong công tác lựa chọn nhà thầu, lập báo cáo đấu thầu; thanh tra, kiểm tra kết quả thực hiện đấu thầu.

Thứ tư, năng lực của các nhà thầu: Các nhà thầu tham gia đấu thầu tại Tổng cục Phòng chống thiên tai còn nhiều hạn chế về mặt năng lực kinh nghiệm do đó khâu chuẩn bị hồ sơ chưa chuyên nghiệp đặc biệt là việc chuẩn bị hồ sơ đấu thầu qua mạng gặp khá nhiều khó khăn cho bên mời thầu có thể đẩy nhanh được tiến độ tổ chức lựa chọn nhà thầu nên hiệu quả của của công tác đấu thầu chưa cao.

Thứ năm, năng lực của đơn vị tư vấn: Tính chuyên nghiệp và năng lực của đơn vị tư vấn cũng là một trong những yếu tố quyết định hiệu quả trong công tác tổ chức lựa chọn nhà thầu cũng như tính khách quan trong quá trình tư vấn cho chủ đầu tư lựa chọn được nhà thầu có năng lực tốt nhất với chi phí thấp nhất. Tuy nhiên đội ngũ tư vấn lập hồ sơ mời thầu, đánh giá hồ sơ dự thầu tại Tổng cục còn hạn chế về mặt năng lực đặc biệt là các nhân sự chất

lượng cao đối với các gói thầu đặc thù, phức tạp đây cũng là một trong những nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động đấu thầu tại Tổng cục Phòng chống thiên tai.

CHƢƠNG 3. GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU TẠI TỔNG CỤC PHÕNG CHỐNG THIÊN TAI – BỘ

NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

3.1. Mục tiêu, phƣơng hƣớng, quan điểm quản lý hoạt động đấu thầu tại Tổng cục Phòng chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

3.1.1 Mục tiêu quản lý hoạt động đấu thầu tại Tổng cục Phòng chốngthiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

Đảm bảo cạnh tranh công bằng; công khai minh bạch: Tổng cục Phòng chống thiên tai luôn đặt mục tiêu lập HSMT bảo đảm công bằng, không tạo lợi thế cho một hoặc một số cá nhân, hạn chế sự tham gia của các nhà thầu khác. Mọi thông tin liên quan đến quá trình tổ chức đấu thầu luôn được công khai theo quy định đến tất các nhà thầu để có cơ hội tiếp cận như nhau trong quá trình tham gia đấu thầu. Trong cuộc họp chấn chỉnh công tác quản lý hoạt động đấu thầu năm 2020 tổng cục Phòng chống thiên tai nêu rõ kể từ năm 2021, phải đảm bảo 100% thông tin về kế hoạch lựa chọn nhà thầu, thông báo mời thầu, kết quả lựa chọn nhà thầu được đăng tải trên hệ thống mạng đấu thầu quốc gia và đảm bảo theo đúng thời gian quy định.

Bảo đảm hiệu quả của công tác đấu thầu: Kể từ năm 2021 thực hiện các giải pháp đồng bộ trong quản lý hoạt động đấu thầu đặc biệt thúc đẩy tổ chức hoạt động đấu thầu qua mạng nhằm mục đích duy trì tỷ lệ tiết kiệm đấu thầu chung của Tổng cục ở mức trên 5%.

Phòng chống tham nhũng trong đấu thầu: Tổng cục Phòng chống thiên tai luôn đặt mục tiêu hàng đầu trong công tác đấu thầu đó là nói không với những tiêu cực, nhũng nhiễu, tham ô trong công tác tổ chức lựa chọn nhà thầu. Tất cả các hành vi tiêu cực trong đấu thầu đều sẽ được xử lý theo quy định.

3.1.2. Phương hướng quản lý hoạt động đấu thầu tại Tổng cục Phòng chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

3.1.2.1. Quản lý hoạt động đấu thầu một cách có hiệu quả, công bằng, minh bạch

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học và công nghệ, trình độ năng lực và khả năng nhận thức của người dân và toàn xã hội ngày càng được nâng lên rõ rệt, yêu cầu của các mỗi đơn vị trực thuộc Tổng cục phải tiến hành cải cách, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của quản lý hoạt động đấu thầu hướng đến bền vững, hiệu quả, công bằng, minh bạch hóa. Để hạn chế tối đa nguy cơ tham nhũng, lãng phí và kiểm soát chặt chẽ công tác quản lý chi tiêu ngân sách của nhà nước. Đặc biệt, công tác quản lý hoạt động đấu thầu tại Tổng cục phải chú trọng đến việc ứng dụng thành tựu của khoa học công nghệ đối với việc đổi mới, nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả quản lý, tiến tới áp dụng quản lý hoạt động đấu thầu thông qua các phần mềm quản lý; tích hợp với hệ thống mạng đấu thầu quốc gia để đơn giản hóa quy trình, thủ tục quản lý, minh bạch hóa các hoạt động đấu thầu.

3.1.2.2. Xây dựng Bộ máy quản lý hoạt động Đấu thầu đơn giản, tinh gọn và hiệu quả.

Trước yêu cầu thực tiễn nhu cầu xã hội, xu thế tất yếu cần phải tạo sự đổi mới quan trọng trong công tác tổ chức bộ máy quản lý hoạt động nói chung và quản lý hoạt động đấu thầu nói riêng theo hướng phải ngày càng đơn giản, tinh gọn, hiệu lực và hiệu quả. Bởi muốn công tác quản lý hoạt động đấu thầu có hiệu quả thì trước hết cần thiết phải có một bộ máy quản lý hiệu quả, tinh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đấu thầu tại tổng cục phòng chống thiên tai bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 102)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(140 trang)
w