Giải pháp hoàn thiện bộ máy quản lý hoạt động đấu thầu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đấu thầu tại tổng cục phòng chống thiên tai bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 123 - 125)

CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU

3.2. Đề xuất giải pháp tăng cường quản lý hoạt động đấu thầu tại Tổng cục Phòng chống thiên tai,

3.2.3. Giải pháp hoàn thiện bộ máy quản lý hoạt động đấu thầu

Thứ nhất, đề xuất thành lập, bổ sung và tăng cường phòng nghiệp vụ chuyên môn chuyên trách về đấu thầu đối với toàn bộ hoạt động đấu thầu thuộc nguồn vốn chi thường xuyên trong Tổng cục với nhân sự nòng cốt là các cán bộ đã có kinh nghiệm trong công tác quản lý và thực hiện đấu thầu của tổng cục bổ sung những chuyên gia có chứng chỉ hành nghề về đấu thầu và cả chuyên gia trong lĩnh vực công nghệ thông tin . Đây sẽ là bộ phận tổ chức lựa chọn nhà thầu cho tất cả các gói thầu sử dụng nguồn vốn chi thường xuyên từ ngân sách Nhà nước từ khâu xây dựng kế hoạch, tổ chức lựa chọn nhà thầu cho đến khi ký kết hợp đồng thực hiện. Các đơn vị trực thuộc trong tổng cục sẽ giám sát quá trình thực hiện hợp đồng của nhà thầu. Bộ máy quản lý hoạt động đấu thầu tại Tổng cục khi đó sẽ hoạt động theo sơ đồ sau:

Người có thẩm quyền: Tổng cục Phòng chống thiên tai

(Người đứng đầu là Tổng cục Trưởng)

Chủ đầu tư: Văn phòng thường trực Chủ đầu tư: Văn phòng Tổng cục Bên mời thầu: Các Ban quản lý Dự án Bên mời thầu: Phòng chuyên trách về đấu thầu Đơn vị thẩm định: Vụ Kế hoạch và tài chính Đơn vị giám sát: Vụ Pháp chế thanh tra

Sơ đồ 3.3 Bộ máy tổ chức hoạt động đấu thầu

người lao động: Con người là yếu tố quan trọng nhất quyết định đến sự thành công của mọi hoạt động, để tăng cường và nâng cao hiệu quả quản lý hoạt động đấu thầu đòi hỏi cần phải không ngừng đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ thực hiện công tác quản lý hoạt động đấu thầu. Tổ chức 1 năm ít nhất 04 khóa đào tạo về đấu thầu đặc biệt là các khóa về đấu thầu qua mạng, xử lý tình huống trong đấu thầu và các giải pháp trong quản lý đấu thầu. Đội ngũ giảng viên phải là các chuyên gia có kinh nghiệm trong cục Quản lý đấu thầu, hoặc chuyên gia có nhiều năm kinh nghiệm trực tiếp tại Tổng cục theo dạng cầm tay chỉ việc, thao tác trực tiếp trên hệ thống để đạt được hiệu quả cao nhất.

Thứ ba, tăng cường nguồn nhân lực chất lượng cao thông qua tuyển dụng: Tổng cục Phòng chống thiên tai cần chú trọng đến việc xây dựng tiêu chuẩn trình độ, năng lực, đạo đức của cán bộ, công chức thực hiện công tác quản lý hoạt động đấu thầu; Đồng thời xây dựng và hoàn thiện quy trình tuyển dụng, sử dụng và bổ nhiệm cán bộ, công chức trong lĩnh vực quản lý hoạt động đấu thầu để đảm bảo rằng các cán bộ công chức làm công tác quản lý hoạt động đấu thầu đều được tuyển lựa một cách khoa học và là những người được đào tạo cơ bản, có trình độ am hiểu về lĩnh vực quản lý hoạt động đấu thầu và có phẩm chất, đạo đức tốt để có thể đóng góp tốt nhất cho công tác quản lý hoạt động đấu thầu. Đồng thời cần tiếp tục tăng cường, cập nhật kiến thức về đấu thầu cho cán bộ làm công tác đấu thầu thông qua các khóa đào tạo ngắn hạn và dài hạn.

Thứ tư, tuyên truyền, nâng cao nhận thức của cán bộ lãnh đạo, đặc biệt là người đứng đầu về tầm quan trọng của việc học, nâng cao trình độ, kiến thức về lĩnh vực quản lý hoạt động đấu thầu, đánh giá đúng vai trò của quản lý hoạt động đấu thầu trong việc quản lý ngân sách nhà nước để bản thân tự học tập nâng cao, quan tâm tổ chức lớp học hoặc cử cán bộ đi học cũng như đưa ra các chính sách và bố trí nguồn lực cho công tác quản lý hoạt động đấu thầu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý hoạt động đấu thầu tại tổng cục phòng chống thiên tai bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn (Trang 123 - 125)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(140 trang)
w